Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024

Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) .

Tăng lương cơ sở

Từ 1/7/2024 sẽ tăng lương 30% cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và tăng lương 15% cho người nghỉ hưu.

Thông tin tại cuộc họp báo chiều 20/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết ngày 19/6, Bộ Chính trị đã kết luận về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

“Mức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (30%) là mức tăng cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, góp phần cải thiện đời sống người hưởng lương và các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Đề cập đến điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1/7/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Căn cứ vào kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ đề xuất giải pháp thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội. Theo đó, việc thực hiện Nghị quyết số 27 Ban Chấp hành Trung ương Khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương theo “lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi”.

Cụ thể, Chính phủ đề xuất thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công của Nghị quyết số 27 đã rõ, đủ điều kiện thực hiện. Còn 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công chưa thực hiện gồm: Các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương) và cơ cấu lại, sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, đây là những nội dung có phát sinh nhiều bất cập, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện từng bước, thận trọng. Những vấn đề này phải rà soát trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định liên quan đến mức lương cơ sở.

Chính phủ đề xuất trong thời gian chưa đủ điều kiện bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương cho thực hiện giải pháp tăng lương khu vực công từ ngày 1/7/2024 với ba nội dung.

Một là, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 (chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay).

Theo tính toán của Bộ Tài chính, khi thực hiện đủ các nội dung cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết số 27, mức tăng tổng quỹ lương (không bao gồm tiền thưởng) của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là 30%. Căn cứ cơ sở đó, Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) .

Hai là, trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới, tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành. Đồng thời, giao Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang và của cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành (đặc biệt là phụ cấp theo nghề) mà trong quá trình thực hiện có phát sinh bất hợp lý.

Đối với một số bộ, ngành đang đề xuất có chế độ phụ cấp theo nghề, cần tiếp tục làm rõ các yếu tố về chính sách ưu đãi và điều kiện lao động để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ba là, thực hiện tiền lương và thu nhập đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước hiện đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát lại toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp.

Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ, từ ngày 1/7/2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6/2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).

Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 1/7/2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.

Tăng lương cơ sở

Căn cứ cơ sở đó, Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) .

Phương án tốt nhất, không ai bị bỏ lại phía sau

Phân tích về điều chỉnh tăng lương lần này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đánh giá các phương án trên là giải pháp khả thi nhất, tốt nhất trong bối cảnh chưa có đủ điều kiện bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay (chưa thực hiện các bảng lương và phụ cấp mới).

Mặt tích cực của phương án này, theo Bộ trưởng, là tác động tích cực đến nhiều nhóm đối tượng trong xã hội, tạo hiệu ứng tốt và rất lớn trong xã hội.

Cụ thể, các đối tượng nghỉ hưu, hưởng trợ cấp, chế độ, chính sách gắn với mức lương cơ sở đều được điều chỉnh tăng tương ứng với mức tăng lương của công chức, phù hợp với yêu cầu của Đảng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Việc này sẽ bảo đảm được tương quan cân đối hài hòa, công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng hưởng lương, trợ cấp và chính sách liên quan đến mức lương cơ sở , tạo được sự thống nhất đồng thuận lớn trong xã hội.

“Mức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (30%) là mức tăng cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, góp phần cải thiện đời sống người hưởng lương và các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định việc này tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần ổn định xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chế độ, chính sách trợ cấp, phụ cấp trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.

Việc tăng lương cơ sở cũng giúp cải thiện đời sống người hưởng lương và trợ cấp; đồng thời góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị xã hội.

Việc thực hiện các nội dung của cải cách chính sách tiền lương và tăng mức lương cơ sở 30% nêu trên góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.

Phương án này cũng bảo đảm khả năng chi trả của ngân sách nhà nước giai đoạn 2024 – 2026. Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp lũy kế 3 năm 2024 - 2026 tăng thêm là hơn 900 nghìn tỉ đồng.

Đặc biệt, sẽ bố trí 10% quỹ tiền thưởng bằng tổng quỹ lương cơ bản để thủ trưởng cơ quan đơn vị thưởng đột xuất và thưởng thành tích hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức...

Với số tiền này, Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để thực hiện.

Tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng

Chính phủ cũng đề xuất từ ngày 1/7/2024 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng.

Đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, Chính phủ đề xuất điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%, cao hơn 5,7% so với mức tăng lương 30% của công chức, viên chức ); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.

Cạnh đó, điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).

Chính phủ đề nghị cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.

Thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá một số nội dung của Nghị quyết số 27 (nhất là việc xây dựng các bảng lương và chế độ phụ cấp mới) bảo đảm tính khả thi, công bằng, hợp lý, tổng thể, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước và sẽ tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương khi đủ điều kiện, được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về các chế độ, chính sách gắn với mức lương cơ sở; báo cáo cấp có thẩm quyền danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị và tập trung cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm và sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.

Để việc tăng lương thực sự có ý nghĩa tích cực trong đời sống và ngăn chặn được tình trạng lạm phát, tăng giá hàng hóa, dịch vụ Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng cho biết, Bộ Tài chính cũng đã có các "kịch bản" kiềm chế lạm phát, các cơ quan báo chí cần vào cuộc để chống lại tình trạng tăng giá bất hợp lý.

Trả lời các câu hỏi của các phóng viên về bản mô tả vị trí việc làm đã được thực hiện đến đâu, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cho đến thời điểm hiện nay tất cả các bộ, ngành và địa phương đã hoàn thành, còn khối đoàn thể vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, chất lượng chưa đáp ứng được như mong muốn, thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung để đảm bảo chất lượng hơn.

Nguồn:Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024

Lê Sơn
baoquocte.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%

Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%

Tiền thuê đất phải nộp của năm nay có thể được giảm trong khoảng 15 - 30% nhằm phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão số 3.
Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít

Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít

Từ 15h hôm nay 26/9, giá xăng E5 RON92 tăng 679 đồng/lít, xăng RON95 tăng 756 đồng/lít, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng, cao nhất đến 531 đồng/lít, kg.
Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Hội Tự động hóa Việt Nam đã công bố Giấy phép hoạt động mới của Tạp chí Tự động hóa Ngày nay và quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Tạp chí Tự động hóa Ngày nay (TĐHNN) nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC trong nước bất ngờ tăng mạnh tới 1,5 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng nhẫn tiếp tục thiết lập đỉnh mới tiến sát 82 triệu đồng/lượng.
Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau - nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023-2029. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hàng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định giai đoạn từ 2021-đến nay là giai đoạn nhiều thách thức nhất với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Đổi mới, chưa bao giờ nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn, thậm chí khủng hoảng lớn đến thế.

Các tin khác

Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?

Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?

Các chuyên gia cho rằng, việc Fed cắt giảm lãi suất dù ít hay nhiều cũng đều tác động đến nền kinh tế Việt Nam nhưng có thực sự phát huy tác dụng hay không, phải chờ đến năm sau. Nguyên nhân là vì độ trễ chính sách tiền tệ khá lâu chưa kể sự truyền dẫn từ chính sách Mỹ sang Việt Nam sẽ càng lâu hơn.
Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách
Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Từ 15 giờ chiều nay (19/9), giá xăng, dầu tăng giảm trái chiều. Trong đó, xăng E5RON92 tăng 51 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 127 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 122 đồng/lít; dầu hỏa giảm 239 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S tăng 359 đồng/kg.
Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.
Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thiệt hại do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.
Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Sau sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ đề xuất Chính phủ hỗ trợ xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập có quy mô hiện đại với tổng vốn đầu tư hơn 865 tỷ đồng.
Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Người dân huyện Cát Hải, Hải Phòng sẽ được sử dụng nguồn nước sạch bảo đảm chất lượng theo đúng giá Nhà nước quy định trong năm 2024.
Lào Cai chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 để lại

Lào Cai chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 để lại

Lũ rút dần, trời đã hửng nắng, công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 để lại tại tỉnh Lào Cai đang khẩn trương được triển khai nhằm sớm ổn định cuộc sống cho bà con.
Dồn lực hỗ trợ, tái thiết hạ tầng sau bão Yagi

Dồn lực hỗ trợ, tái thiết hạ tầng sau bão Yagi

Trước sức tàn phá của bão Yagi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão. Bên cạnh các giải pháp trực tiếp được đề cập tại Công điện số 92, để ổn định đời sống người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, giải pháp cần tính đến là thu xếp nguồn lực công cho công tác tái thiết, khôi phục nhanh nhất các công trình hạ tầng bị hư hỏng sau bão lũ.
Giá xăng, dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng, dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít

Từ 15 giờ chiều nay, giá xăng, dầu đồng loạt giảm mạnh, trong đó xăng E5RON92 giảm 1.089 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 1.192 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 927 đồng/lít; dầu hỏa giảm 934 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S giảm 688 đồng/kg.
Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Lũ sông Hồng dâng sát mặt cầu Chương Dương, Hà Nội nguy cơ lụt sâu

Lũ sông Hồng dâng sát mặt cầu Chương Dương, Hà Nội nguy cơ lụt sâu

Mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên nhanh, đạt mức báo động 1 trong 12 giờ tới; sau đó có thể đạt mức báo động 2 trong 24 giờ tới, nhiều khu vực của Hà Nội có nguy cơ ngập úng do nước sông dâng cao.
Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó lũ lụt

Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó lũ lụt

Về phạm vi ảnh hưởng của việc công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai: Trên địa bàn các huyện Văn Bản, Bát Xát và thị xã Sa Pa.
Tổng bí thư thăm hỏi và kêu gọi hỗ trợ người dân vùng bão Yagi

Tổng bí thư thăm hỏi và kêu gọi hỗ trợ người dân vùng bão Yagi

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi lời thăm hỏi và kêu gọi toàn dân, doanh nghiệp hỗ trợ người dân, chiến sĩ chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão Yagi. Dưới đây là toàn văn lời thăm hỏi của Tổng bí thư.
Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.
Lý do khiến các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu?

Lý do khiến các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu?

Theo lý giải, việc tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng tăng tốc từ tháng 6, báo hiệu sự phục hồi của nhu cầu vay vốn cũng như phát hành trái phiếu trong thời gian tới.
Bão số 3 đổ bộ gây mưa rất to khắp miền Bắc, cảnh báo lũ quét ở nhiều tỉnh, thành

Bão số 3 đổ bộ gây mưa rất to khắp miền Bắc, cảnh báo lũ quét ở nhiều tỉnh, thành

Bão số 3 đổ bộ với cấp gió rất mạnh, với hoàn lưu bão rất rộng sẽ gây mưa rất to khắp Bắc Bộ. Cơ quan khí tượng cảnh báo lũ quét ở hoàng loạt tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động