Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam trở thành lựa chọn mang tính chiến lược trước nhu cầu vận tải ngày càng tăng và áp lực cấp thiết phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại.

Kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dọc chiều dài đất nước, được thai nghén từ hơn chục năm trước nhưng bị đình lại, đang được tái khởi động như một dự án trọng điểm đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

"Thời cơ đến rồi, điều kiện đến rồi” là lời khẳng định của ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khi cho biết Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam với phương án đầu tư tư toàn tuyến theo hình thức đầu tư công và Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 10 tới đây. Một sự quyết tâm rất cao.

Thời cơ đã chín muồi

Khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, hệ thống đường sắt quốc gia trở thành mạch máu lưu thông hàng hoá và vận tải hành khách.

Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007, hạ tầng giao thông dần quá tải. Đường bộ tắc nghẽn, các sân bay quá tải, còn vận tải đường biển, tuy đóng vai trò thiết yếu, nhưng lại chậm chạp.

Ý tưởng về một tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam kéo dài từ Hà Nội tới TP.HCM đã nhen nhóm và đặt lên bàn nghị sự từ 14 năm trước. Tuy nhiên, vào năm 2010, thời điểm chưa đến. Với mức GDP còn thấp và lo ngại gánh nặng nợ công, việc tài trợ cho một dự án nhiều tỷ USD chưa khả thi.

Ngày nay, GDP của Việt Nam đã tăng gấp ba lần kể so với thời điểm dự án lần đầu được trình lên Quốc hội xem xét, nợ công được kiểm soát. Vốn đầu tư hơn 67 tỷ USD để hoàn thành tuyến đường sắt này vào năm 2035 được tài trợ qua vốn ngân sách hàng năm, tiền thuế đất, khai thác tối ưu giá thị thương mại của TOD và các khu đất dọc hành lang đường sắt, ông Phương cho biết.

Bộ GTVT đã đề ra kế hoạch phân bổ chi phí đầu tư qua từng giai đoạn, với mức đầu tư hàng năm từ năm 2026 đến 2030 khoảng 5,6 tỷ USD, chiếm khoảng 16,2% tổng vốn đầu tư công trung hạn trong giai đoạn này. Những tính toán này đều được đảm bảo sao cho các chỉ số nợ công, nợ nước ngoài không vượt ngưỡng an toàn.

Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì đề án nhận định rằng, lợi ích kinh tế từ dự án sẽ đủ để bù đắp cho khoản đầu tư lớn này. Nghiên cứu cho thấy quá trình xây dựng có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP gần 1% mỗi năm. Thu nhập từ việc phát triển đất đai dọc theo tuyến đường sắt, ước tính mang về 22 tỷ USD, sẽ tạo thêm nguồn tài chính đáng kể.

Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại cho rằng một khoản đầu tư lớn như vậy, bài toán thu hồi vốn bằng bán vé tàu sẽ khó có lời giải cụ thể. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhu cầu vận tải bằng đường sắt dự kiến sẽ tăng mạnh trong những năm tới, đặc biệt khi các phương thức vận tải khác như hàng không, đường biển và đường bộ dần đạt ngưỡng.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm
Thời cơ và điều kiện để triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang chín muồi. Ảnh: Hoàng Anh

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng đang thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với dự án này. Ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch Tập đoàn CEO, chia sẻ sự tin tưởng rằng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, với vận tốc 350km/h sẽ là bước ngoặt lớn, khi có thể "ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở TP.HCM và tối lại quay về Thủ đô".

Sự lạc quan này xuất phát từ niềm tin rằng tuyến đường sắt cao tốc dự án hạ tầng động lực đột phá, mở ra không gian phát triển mới của Việt Nam, từ du lịch, bất động sản đến công nghiệp. Đường sắt cao tốc không chỉ là câu chuyện về tốc độ, mà còn là việc gắn kết cả nước lại gần nhau hơn, tạo ra sức cạnh tranh và sự hội nhập mạnh mẽ.

Vì sao 350km/h?

Mặc dù vậy, việc lựa chọn vận tốc cho tuyến đường sắt cao tốc đã dấy lên tranh luận. Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, từ việc ủng hộ phương án tốc độ 200km/h đến việc kiên quyết theo đuổi tốc độ 350km/h.

Bộ GTVT đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên kinh nghiệm từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đã triển khai đường sắt cao tốc và kết quả khảo sát trực tiếp của các đoàn công tác liên ngành tại sáu quốc gia có mạng lưới đường sắt cao tốc phát triển.

Ban đầu, các tuyến đường sắt trên thế giới đều giới hạn ở tốc độ dưới 300km/h, nhưng từ 2010 đến nay, nhiều quốc gia đã đẩy ngưỡng này lên cao. Chẳng hạn, Indonesia đang xây dựng tuyến đường từ Jakarta đến Bandung với vận tốc 380km/h, trong khi Nga đang phát triển tuyến từ Moscow đến Saint Petersburg với vận tốc 400km/h.

Bộ GTVT ước tính, mặc dù phương án 350km/h có chi phí cao hơn - khoảng 8-9% so với phương án 250km/h - nhưng hiệu quả kinh tế lại được dự báo là cao hơn. Tỷ suất nội hoàn kinh tế cho tuyến 350km/h ước tính đạt 12,15%.

Hơn nữa, nếu đầu tư với tốc độ 250km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả.

Ông Phương nhận định, phương án vận tốc cao sẽ thu hút lượng khách lớn hơn, đặc biệt là trên các tuyến như Hà Nội - TP.HCM, nơi dự báo sẽ có lượng khách cao 12,5% nếu vận tốc đạt 350km/h. Các tuyến khác như Hà Nội - Đà Nẵng hay Hà Nội - Nha Trang cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng tốc độ này.

Với chiều dài hơn 1.540km và mật độ dân số cao dọc theo hành lang Bắc - Nam, hệ thống đường sắt tốc độ cao không chỉ là giải pháp vận tải hiệu quả mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển các đô thị dọc theo tuyến.

Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng. Nền kinh tế đang trưởng thành, và nhu cầu về hạ tầng hiện đại đang trở nên cấp bách. Đường sắt cao tốc, với khả năng thu hẹp khoảng cách và mở rộng cơ hội, đang đứng trước thời cơ và điều kiện “chín muồi” để xuất phát.

Nếu việc xây dựng bắt đầu đúng kế hoạch vào năm 2027 và hoàn thành vào năm 2035, giấc mơ "sáng ăn phở Hà Nội, trưa ăn hủ tiếu Sài Gòn, tối quay về ăn cơm Thủ đô" sẽ thành hiện thực.

Nguồn:Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm

Nguyễn Cảnh
theleader.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam trở thành lựa chọn mang tính chiến lược trước nhu cầu vận tải ngày càng tăng và áp lực cấp thiết phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại.

Các tin khác

"Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho doanh nhân"

"Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho doanh nhân"

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Giá xăng trong nước giảm về dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước giảm về dưới 20.000 đồng/lít

Liên bộ Tài chính - Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (3/10). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 3/10 /2024.
Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’

Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, việc buộc trách nhiệm cho các sàn thương mại điện tử phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử trái với thông lệ trên thế giới mà còn tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định mới về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%

Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%

Tiền thuê đất phải nộp của năm nay có thể được giảm trong khoảng 15 - 30% nhằm phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão số 3.
Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít

Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít

Từ 15h hôm nay 26/9, giá xăng E5 RON92 tăng 679 đồng/lít, xăng RON95 tăng 756 đồng/lít, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng, cao nhất đến 531 đồng/lít, kg.
Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Hội Tự động hóa Việt Nam đã công bố Giấy phép hoạt động mới của Tạp chí Tự động hóa Ngày nay và quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Tạp chí Tự động hóa Ngày nay (TĐHNN) nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC trong nước bất ngờ tăng mạnh tới 1,5 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng nhẫn tiếp tục thiết lập đỉnh mới tiến sát 82 triệu đồng/lượng.
Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau - nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023-2029. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hàng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định giai đoạn từ 2021-đến nay là giai đoạn nhiều thách thức nhất với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Đổi mới, chưa bao giờ nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn, thậm chí khủng hoảng lớn đến thế.
Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?

Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?

Các chuyên gia cho rằng, việc Fed cắt giảm lãi suất dù ít hay nhiều cũng đều tác động đến nền kinh tế Việt Nam nhưng có thực sự phát huy tác dụng hay không, phải chờ đến năm sau. Nguyên nhân là vì độ trễ chính sách tiền tệ khá lâu chưa kể sự truyền dẫn từ chính sách Mỹ sang Việt Nam sẽ càng lâu hơn.
Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách
Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Từ 15 giờ chiều nay (19/9), giá xăng, dầu tăng giảm trái chiều. Trong đó, xăng E5RON92 tăng 51 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 127 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 122 đồng/lít; dầu hỏa giảm 239 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S tăng 359 đồng/kg.
Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.
Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thiệt hại do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.
Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Sau sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ đề xuất Chính phủ hỗ trợ xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập có quy mô hiện đại với tổng vốn đầu tư hơn 865 tỷ đồng.
Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Người dân huyện Cát Hải, Hải Phòng sẽ được sử dụng nguồn nước sạch bảo đảm chất lượng theo đúng giá Nhà nước quy định trong năm 2024.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động