Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’
Theo VECOM, khoản 4 điều 42 dự thảo Luật Quản lý thuế, các sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, nội dung bổ sung khoản 4a điều 98 Luật Quản lý thuế quy định các sàn thương mại điện tử và các tổ chức cung cấp dịch vụ logistics hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của thương nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển của các tổ chức logistics.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán: ‘Trái thông lệ quốc tế, làm khó doanh nghiệp’ |
Quy định trái thông lệ quốc tế
VECOM không đồng tình và đề xuất loại bỏ 2 điều khoản ấy vì các quy định trên trái với quy định pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế.
Cụ thể, quyền và nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của từng chủ thể là vấn đề cơ bản, cốt lõi, đối với từng sắc thuế cần phải được quy định ở các luật thuế chuyên ngành tương ứng, không thể quy định về việc kê khai, nộp thay mọi loại thuế của đối tượng nộp thuế cho một chủ thể khác như quy định tại điều khoản dự thảo sửa đổi khoản 4 điều 42.
Ngoài ra, khoản 4 điều 42 trái với Luật Thuế thu nhập cá nhân, do sàn thương mại điện tử không phải đối tượng thuộc 5 trường hợp tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cho cá nhân quy định tại các điều 11, 12, 15, 16, 17 của Luật Thuế Thu nhập cá nhân.
VECOM cho rằng việc buộc trách nhiệm cho các sàn thương mại điện tử phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (người bán) là không phù hợp với quy định tại điều 24 Luật Thuế Thu nhập cá nhân. Việc nộp thuế của tổ chức chi trả thu nhập phải dựa trên cơ sở khấu trừ thu nhập mà họ chi trả cho đối tượng nộp thuế, khác hoàn toàn về bản chất với việc kê khai thay, nộp thuế thay.
Báo cáo nêu rõ Luật Thuế giá trị gia tăng quy định rõ người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (điều 4 Luật Thuế Giá trị gia tăng). Luật Thuế Giá trị gia tăng chưa cho phép áp dụng cơ chế khấu trừ, quyết toán, hoàn thuế Giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Như vậy, theo VECOM, quy định tại khoản 4 điều 42 mâu thuẫn với Luật Thuế Giá trị gia tăng và không khả thi, đặc biệt sẽ dẫn đến thiệt thòi cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong trường hợp nộp thừa thuế. “Chúng tôi ủng hộ nguyên tắc người kinh doanh phải nộp thuế, tuy nhiên, nếu không có nghiên cứu cụ thể và thấu đáo, quy định này có thể tạo ra những bất bình đẳng và gánh nặng cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, vốn là những đối tượng yếu thế và dễ tổn thương trong nền kinh tế”, VECOM nêu.
VECOM cũng cho rằng việc bổ sung quy định như tại khoản 4a điều 98 theo dự thảo là rất gượng ép, không đảm bảo kỹ thuật lập pháp, phá vỡ cấu trúc của luật.
Chưa kể, theo VECOM, hiện tại Nghị định Số 91/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế đã quy định các sàn TMĐT phải cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế. Do vậy, khoản 4a điều 98 của dự thảo đang lặp lại quy định tại Nghị định 91 và vì vậy không tuân thủ quy định tại khoản 2, điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, việc yêu cầu các sàn thương mại điện tử kê khai thay, nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người bán là chưa có tiền lệ ở trong các nước trong khu vực, cũng như trên toàn thế giới.
Các quốc gia trong khu vực (Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines), hay các nước như Trung Quốc, Mỹ… đều không có quy định yêu cầu các sàn thương mại điện tử phải kê khai thay, nộp thuế thay (đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân) cho người bán. Người bán tự chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ về thuế của mình. Do đó, khoản 4 điều 42 như dự thảo đang đi ngược với thông lệ quốc tế.
Không phù hợp với thực tế
VECOM nhấn mạnh rằng các quy định trên không phù hợp với thực tế và tạo ra nhiều gánh nặng và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Không phù hợp với thực tế |
Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng được áp dụng với nhiều mức thuế khác nhau cho các đối tượng, hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Việc phân loại người bán, cũng như phân loại mặt hàng, dịch vụ để tính toán mức thuế, kê khai và nộp thuế hầu như chưa thể thực hiện được một cách tự động đối với các sàn thương mại điện tử.
Về bản chất, việc kê khai thay, nộp thuế thay chính là thu thuế thay cho cơ quan thuế. Đây là vấn đề nằm ngoài chuyên môn, lĩnh vực hoạt động chính của các sàn thương mại điện tử nên sẽ tạo cho các sàn thương mại điện tử gánh nặng rất lớn trong việc đầu tư và vận hành.
Theo một khảo sát của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào năm 2022, dự kiến quy định kê khai, nộp thuế thay này đòi hỏi các sàn thương mại điện tử phải đầu tư chi phí lên đến hàng chục tỉ đồng mỗi năm cho việc thực thi.
"Điều này đi ngược lại chính sách khuyến khích đầu tư được quy định trong Luật Đầu tư, rằng “có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế", VECOM nêu.
Hơn nữa, mặc dù quy định này có thể giúp giảm đầu mối kê khai, giảm gánh nặng cho cơ quan thuế, nhưng thực chất, mọi gánh nặng sẽ được đặt lên các sàn thương mại điện tử vốn không có chuyên môn và không phải là đại lý thuế. Điều này gây hoang mang cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
“Việc ban hành những quy định gây khó khăn, nặng nề về vận hành đối với các sàn thương mại điện tử, buộc cho họ những trách nhiệm không phải của mình (kê khai, nộp thuế thay) như trong dự thảo luật sẽ làm doanh nghiệp và các nhà đầu tư bất an, đẩy lùi sự phát triển, đi ngược lại với chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước”, VECOM nêu.
Nguồn:Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Tiêu điểm 01/11/2024 16:00
Công ty Entex, CNCTech trở thành hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam
Tiêu điểm 01/11/2024 09:56
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tiêu điểm 01/11/2024 09:28
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam
Tiêu điểm 31/10/2024 09:53
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
Tiêu điểm 30/10/2024 09:08
Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh
Tiêu điểm 27/10/2024 17:36
Các tin khác
Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn
Tiêu điểm 27/10/2024 12:50
Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?
Tiêu điểm 26/10/2024 13:52
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
Tiêu điểm 25/10/2024 20:41
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm
Tiêu điểm 25/10/2024 16:34
Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp
Tiêu điểm 25/10/2024 15:18
Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Tiêu điểm 24/10/2024 21:35
Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?
Tiêu điểm 24/10/2024 19:00
Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi
Tiêu điểm 23/10/2024 06:05
Doanh nghiệp cảng biển vướng nhiều khó khăn bế tắc
Tiêu điểm 21/10/2024 06:10
Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài: Mở room cho dầu khí
Tiêu điểm 19/10/2024 14:10
Nâng cao năng lực tham mưu cho cán bộ tuyên giáo cấp huyện trong giai đoạn hiện nay
Tiêu điểm 18/10/2024 10:03
Giá vàng thế giới và trong nước tăng mạnh
Tiêu điểm 17/10/2024 09:22
Tăng thuế VAT: DN lo khó bán hàng, chuyên gia nói "vẫn còn thấp"
Tiêu điểm 16/10/2024 17:08
Hai kịch bản tăng trưởng GDP 2024: Tự tin "tất cả đều vượt mục tiêu"
Tiêu điểm 16/10/2024 06:15
Nâng tầm công tác lý luận gắn với nghiên cứu khoa học, xây dựng tòa soạn hội tụ đồng hành cùng thanh niên tiến bước vào kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 15/10/2024 09:39
Mở lối cho du lịch
Tiêu điểm 13/10/2024 16:05
VNF cuối tuần: Để rộng đường phát triển cho kinh tế tư nhân
Tiêu điểm 13/10/2024 13:38
Kinh tế tư nhân và nỗ lực hoàn thiện thể chế
Tiêu điểm 11/10/2024 11:08
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00