TS. Nguyễn Trí Hiếu: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu và nhà đầu tư cần “ngồi lại với nhau” để đàm phán gia hạn dù có thể kết quả là không mấy lạc qu
TS. Đinh Thế Hiển: “Nếu doanh nghiệp phá sản thì các trái chủ sẽ thiệt hại rất lớn“ |
Các ngân hàng nắm giữ gần 8 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp |
Cần chương trình hoãn, giãn nợ quốc gia
Nhận định về bối cảnh thị trường vốn và tín dụng tại Việt Nam đang phải đối mặt trong năm 2023 khi một lượng lớn trái phiếu đến hạn trong khi nhiều doanh nghiệp đang bế tắc trong việc tìm phương án thanh toán cho nhà đầu tư, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính- ngân hàng, đây là vấn đề rất lớn và nguy hiểm, bởi trong đó, 1/3 là trái phiếu bất động sản.
Trước thực trạng đó, theo ông Hiếu, Chính phủ nên có một chương trình hoãn, giãn nợ, đặc biệt là cho trái phiếu bất động sản trong năm nay. Quy định có thể gia hạn 1 - 2 năm, nhưng chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp phát hành trong quá khứ đúng quy định; không áp dụng đối với doanh nghiệp phát hành trái quy định, lừa đảo, sử dụng tiền sai mục đích.
Bên cạnh đó, ông Hiếu cho rằng, các doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư cũng cần “ngồi lại với nhau” để đàm phán gia hạn trái phiếu, dù có thể kết quả là không mấy lạc quan do thường nhà đầu tư không chấp nhận gia hạn và họ đòi phải trả nợ cho họ ngay khi đến hạn.
Bên cạnh vấn đề đàm phán, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, quy định về nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp “phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư nắm giữ có giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” có thể hoãn lại đến năm 2024, để nhiều nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu, tháo gỡ thanh khoản cho thị trường.
Nhận định về một số giải pháp đã được đề xuất thời gian qua để xử lý vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản như để doanh nghiệp bán tài sản để trả nợ, vay ngân hàng, hoặc đề xuất là chuyển nợ thành cổ phiếu cho nhà đầu tư, ông Hiếu cho rằng tất cả những giải pháp đó về mặt lý thuyết là hợp lý, nhưng khả năng thực hiện rất giới hạn.
“Các nhà đầu tư không còn nhiều tài sản để đi vay bên ngoài, các nhà phát hành cũng không có nhiều tài sản để cầm cố vay ngân hàng, nhiều tài sản là dự án dang dở nên cũng không bán đi được. Chưa kể, bản thân nhà đầu tư cũng không mặn mà chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu khi công ty gặp khó khăn. Họ đang ở vị thế người cho vay thì lại phải trở thành cổ đông, làm tăng rủi ro cho họ”, ông Hiếu phân tích.
Lộ trình tái cơ cấu tổng thể, dài hạn
Bên cạnh những giải pháp cấp bách để “chữa cháy” cho những khó khăn của vấn đề vốn và tín dụng bất động sản hiện nay, theo ông Hiếu, về dài hạn cần tính đến những giải pháp tổng thể để phát triển ổn định, lành mạnh thị trường vốn nói chung, đặc biệt là vốn và tín dụng cho bất động sản nói riêng.
Các nhóm vấn đề lớn mang tính định hướng được TS. Nguyễn Trí Hiếu gợi mở gồm, thứ nhất, những chuẩn mực về tín dụng cho vay bất động sản cần đảm bảo không được hạ thấp, các doanh nghiệp vẫn phải tính toán, đảm bảo về dòng tiền, chỉ số lợi nhuận, chỉ số đòn bẩy tài chính…
Thứ hai, các doanh nghiệp đi vay phải tự tái cơ cấu hệ thống tài chính, dòng tiền của mình để có thể trả nợ. Hãy dừng việc lấy tiền “tay trái” cho vay “tay phải”, lấy tiền của người dân qua phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án rủi ro. Nếu không dừng lại việc đó, Ngân hàng Nhà nước có đổ bao nhiêu tiền vào tín dụng bất động sản thì tiền đó cũng mất.
Thứ ba, Chính phủ cần có chương trình hoãn, giãn nợ quốc gia cho tất cả doanh nghiệp sắp đến hạn, nhưng chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Thứ tư, theo ông Hiếu, vấn đề lãi suất hiện tại rất nhạy cảm, vì ai cũng muốn lãi suất được kéo xuống, nhưng kéo xuống sẽ làm bùng lạm phát, giá trị tiền đồng giảm xuống khiến tỷ giá tăng lên. Bởi vậy, vẫn nên duy trì lãi suất cao, nhưng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có chương trình hỗ trợ lãi suất cho một số phân khúc thị trường, nhóm đối tượng, như chương trình cấp bù lãi suất năm 2022.
Thứ năm, cần xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu để loại trừ những doanh nghiệp huy động vốn sử dụng sai mục đích.
Cuối cùng, thứ sáu, theo ông Hiếu, Chính phủ nên có một chương trình cho vay đặc biệt để hỗ trợ nhà ở xã hội như gói 30.000 tỷ đồng đã từng thực hiện, hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu đại bộ phận xã hội.
Tin liên quan
Các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ nguồn lực cho AI 21/11/2024 08:00
Doanh nghiệp dệt may Nam Định bứt tốc cuối năm 20/11/2024 09:00
Cùng chuyên mục
Tháo gỡ điểm nghẽn tín dụng nhà ở xã hội, tạo tuần hoàn và chu chuyển vốn
Tài chính 23/11/2024 16:00
Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á
Tài chính 23/11/2024 12:00
VietinBank (CTG): Nợ xấu có thể tăng nhẹ, tín dụng dự báo đạt 14%
Tài chính 23/11/2024 08:00
Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 20:35
"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?
Tài chính 22/11/2024 09:00
World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới
Tài chính 22/11/2024 06:00
Các tin khác
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 15:33
Ngân hàng số: Bước chuyển thay đổi hành vi tiêu dùng
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 10:37
Rủi ro tài sản được kiểm soát, rủi ro thanh khoản ngân hàng gia tăng
Tài chính 21/11/2024 09:00
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 15:06
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh
Tài chính 20/11/2024 14:29
Nhận diện lực tăng trưởng tín dụng năm 2025
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 11:15
Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?
Tài chính 20/11/2024 09:16
Thấy gì từ vụ 7.500 người “sập bẫy” Công ty GFDI?
Tài chính 20/11/2024 06:00
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 19:59
Thực hành ESG - Trách nhiệm thực thi trở thành cơ hội lớn
Tài chính 19/11/2024 17:00
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 14:10
Nguồn vốn nào cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội?
Tài chính 18/11/2024 14:00
Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng sắp thêm bước tiến mới
Tài chính 18/11/2024 08:43
Chặn tăng vốn ảo khi IPO
Tài chính 17/11/2024 13:00
IMF: Việt Nam còn dư địa tài khóa lớn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tài chính 16/11/2024 16:25
Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuế trong năm 2025
Kinh tế - Tài chính 16/11/2024 15:30
Ngân hàng: Chịu tác động gián tiếp thời "Trump 2.0"
Tài chính 15/11/2024 07:00
Chốt xong phương án xử lý ngân hàng SCB trong tháng 12/2024
Kinh tế - Tài chính 14/11/2024 13:13
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00