Thủ tướng đồng ý dùng ngân sách chi thường xuyên cho truyền thông chính sách
Phát biểu kết luận hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Truyền thông chính sách: Nhận thức - Hành động - Nguồn lực” vào chiều 24/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công tác truyền thông chính sách có vai trò rất quan trọng, là chức năng của các cơ quan Chính phủ và địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
"Phải làm được, nói được" mới tốt
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ TT&TT tiếp thu ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện một Chỉ thị của Thủ tướng về công tác truyền thông chính sách tốt hơn thời gian tới, làm sao mọi chính sách phải đến được với người dân với tinh thần “lấy dân làm gốc”, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
Truyền thông chính sách phải góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương, góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực hiện các chính sách. Truyền thông chính sách tốt là giải pháp quan trọng để đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và mang hơi thở cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách.
Điều này sẽ gia tăng hiệu quả, hiệu lực của chính sách. Trên thực tế, một số chủ trương chính sách đúng đắn, nếu làm truyền thông không tốt thì không tạo đồng thuận cao trong xã hội.
"Có khi ý tưởng tốt, mang lại hiệu quả cao nhưng truyền thông không tốt thì cuối cùng cũng không làm được", Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là "phải làm được, nói được" thì mới tốt.
Theo người đứng đầu Chính phủ, muốn vậy phải thông qua truyền thông và để làm tốt công tác truyền thông chính sách không chỉ có quyết tâm mà phải có phương pháp, cách làm khoa học, phù hợp với tình hình, điều kiện, bối cảnh, vừa có tính nghệ thuật.
"Một trong những mục tiêu của truyền thông là phải xây dựng được niềm tin người dân đối với Chính phủ về việc xây dựng, ban hành, thực thi chính sách. Nói đi đôi với làm thì niềm tin mới tăng lên", Thủ tướng lưu ý, truyền thông phải có chất liệu, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực.
Thủ tướng lưu ý, công tác truyền thông chính sách cần được đặt ở vị trí quan trọng trong chỉ đạo, điều hành trong toàn hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Làm truyền thông giỏi phải dựa trên khoa học, có tính nghệ thuật, linh hoạt, sáng tạo, chủ động.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu công tác truyền thông phải làm cho người dân hiểu và chia sẻ với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chính quyền các cấp trước những khó khăn, thách thức phải vượt qua.
Lưu ý không để xảy ra khủng hoảng truyền thông, Thủ tướng nêu thực tế vừa qua, xử lý một số hành vi, việc làm không đúng pháp luật liên quan đến vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, một số tổ chức tín dụng yếu kém là không thể không làm, bởi càng để lâu càng ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.
"Chúng ta truyền thông tốt để tạo niềm tin thì mọi người thấy rằng làm thế là đúng và phải làm, không làm không được. Xử lý người sai để bảo vệ người đúng, Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào", Thủ tướng nhấn mạnh.
Phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm về truyền thông chính sách
Nhấn mạnh thời gian tới nhiệm vụ được giao rất nặng nề, Thủ tướng nêu rõ, công tác truyền thông quán triệt đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành liên quan để tổ chức thực hiện tốt.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải làm truyền thông cả trước, trong và sau ban hành chính sách; tạo cơ chế, điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp góp ý phản biện chính sách. Cùng với đó là gắn công tác truyền thông chính sách với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.
Đồng thời, khuyến khích sáng tạo, đổi mới nội dung và hình thức truyền thông chính sách, làm sao truyền tải thông tin đơn giản, dễ hiểu, dễ nghe, dễ nghe, dễ thực hiện, dễ giám sát, kiểm tra, đánh giá, dễ đi vào lòng dân, từ đó, người dân tự giác thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu, phải nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, vị trí của công tác truyền thông chính sách, để từ nhận thức thì phải hành động, hành động thì phải nỗ lực, quyết liệt. Đặc biệt là phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm về truyền thông chính sách.
"Không nên chỉ coi truyền thông chính sách là công việc của các cơ quan báo chí, truyền thông. Muốn truyền thông mà các bộ, ngành, địa phương ngại cung cấp thông tin thì lấy chất liệu đâu mà truyền thông", Thủ tướng lưu ý.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới, để giúp Chính phủ xây dựng thành công chính sách, tiếp tục hoàn thiện chính sách, đánh giá chính sách và giám sát việc thực hiện chính sách theo nhiều chiều.
Về các kiến nghị của Bộ TT&TT cũng như của các đại biểu nêu ra tại hội nghị, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì xử lý vấn đề sắp xếp, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông chính sách tại các bộ, ngành, địa phương.
Nhất trí giải quyết vấn đề kinh phí cho công tác này theo hướng đặt hàng, Thủ tướng lưu ý các bộ ngành, địa phương xem xét bố trí kinh phí trong chi thường xuyên cho hoạt động truyền thông chính sách.
Thủ tướng giao Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan, rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông chính sách.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

THPT Chuyên Sư phạm, ngôi trường của những giấc mơ lớn
Tiêu điểm 18/06/2025 15:21

AI mở ra tương lai báo chí hiện đại
Tiêu điểm 18/06/2025 08:00

Đấu Trường Toàn Tài: 84 thí sinh tranh tài qua gameshow trực tuyến
Tiêu điểm 16/06/2025 11:43

Đảng bộ PV GAS - Hạt nhân lãnh đạo đưa Doanh nghiệp giữ vững ngôi đầu ngành năng lượng khí
Tiêu điểm 16/06/2025 11:33

Việt Nam trở thành Nước Đối tác của BRICS
Tiêu điểm 15/06/2025 17:00

Thị trường dầu mỏ chao đảo với "cú sốc" Trung Đông
Tiêu điểm 15/06/2025 09:00
Các tin khác

Trung tâm tài chính quốc tế: TP.HCM và Đà Nẵng, nên chọn 1 hay cả 2?
Tiêu điểm 13/06/2025 07:00

Thuốc lá gây thiệt hại hơn 2% GDP: Vì sao cần tăng thuế ngay lúc này?
Tiêu điểm 12/06/2025 14:00

Đại học Điện lực ... bật chế độ số
Tiêu điểm 11/06/2025 17:18

Từ ngày mai 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Tiêu điểm 11/06/2025 10:34

Doanh nghiệp cần gì để chuyển mình nhanh hơn trong kỷ nguyên xanh?
Tiêu điểm 10/06/2025 08:25

5 tháng năm 2025, gần 111.600 doanh nghiệp rời bỏ thị trường
Tiêu điểm 08/06/2025 07:00

Sắp xếp tài sản công sau tinh gọn bộ máy, Hà Nội hành động quyết liệt
Tiêu điểm 07/06/2025 16:00

Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ bảo kê, tiếp tay buôn lậu, hàng giả
Tiêu điểm 05/06/2025 16:56

BSR xuất bán lô sản phẩm mới Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)
Tiêu điểm 04/06/2025 17:47

Việt Nam tiếp tục thăng hạng trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu
Tiêu điểm 04/06/2025 14:00

Giá điện bán lẻ mới: Cao nhất gần 4.000 đồng/kWh
Tiêu điểm 31/05/2025 11:34

Quảng cáo sữa Milo: Nestlé sai luật và dấu hiệu lừa dối khách hàng
Tiêu điểm 30/05/2025 16:30

Bỏ độc quyền nhà nước về vàng miếng: Chờ bước chuyển mới của thị trường
Tiêu điểm 30/05/2025 07:10

Trăn trở nghề “làm dâu trăm họ”
Tiêu điểm 29/05/2025 16:00

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy: BSR vận hành an toàn, đột phá công nghệ, tiên phong chuyển đổi số
Tiêu điểm 29/05/2025 15:23

Thống nhất khởi tố, điều tra vụ mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo
Tiêu điểm 28/05/2025 15:58

Chung kết STEAMCUP 2024 - 2025: Học sinh Hà Nội tranh tài mô phỏng cứu trợ thiên tai
Tiêu điểm 27/05/2025 20:42

Giáo viên Thủ đô "lên dây cót" thời AI: Giảm áp lực dạy - học, tăng chiều sâu tri thức
Tiêu điểm 26/05/2025 06:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58