Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Các điểm nghẽn cần giải
Các giao dịch trái phiếu gần đây vẫn cho thấy thị trường còn thiếu nhận thức đầy đủ về rủi ro và cơ cấu nhà đầu tư chưa đủ đa dạng để duy trì hoạt động TPDN qua giai đoạn biến động, theo VIS Rating.
Cụ thể, theo phân tích của các chuyên gia, hầu hết các trái phiếu được phát hành và giao dịch trên thị trường thứ cấp đều là các trái phiếu phát hành riêng lẻ, hoặc do các doanh nghiệp mới thành lập và không có hoạt động kinh doanh cốt lõi phát hành, và do đó có rất ít thông tin công khai để nhà đầu tư có thể theo dõi và phân tích rủi ro.
Nhiều ý kiến trái chiều về quy định tại dự thảo sửa đổi Luật chứng khoán có thể siết lại sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, tuy nhiên sẽ tăng thu hút nhà đầu tư tổ chức. Ảnh minh họa: IT |
Gần 50% các trường hợp chậm trả trái phiếu trong giai đoạn 2022 – 2023 đến từ các doanh nghiệp mới thành lập, tình hình tài chính yếu, nhưng vẫn phát hành được với mức lãi suất hấp dẫn trong giai đoạn trước. Hiện nay, nhiều trái phiếu từ nhóm các doanh nghiệp này vẫn đang được giao dịch trên thị trường thứ cấp với mức lợi suất không chênh lệch nhiều so với các trái phiếu của các công ty có tình hình tài chính lành mạnh hơn.
Phân tích về thị trường TPDN, ông Nguyễn Lý Thanh Lương, CFA, Trưởng nhóm Phân tích Khối xếp hạng và Nghiên cứu VIS Rating cho rằng, so với các thị trường TPDN phát triển hơn trong khu vực, Việt Nam thiếu sự hiện diện các nhà đầu tư tổ chức có thời gian đầu tư nắm giữ dài hạn và khả năng chịu đựng rủi ro cao để vượt qua các biến động ngắn hạn.
Cụ thể, theo chuyên gia, trong dự thảo thay đổi của Luật chứng khoán, dự kiến có thể được ban hành vào quý IV năm 2024, cơ quan quản lý có dự định đưa ra các biện pháp bảo vệ bổ sung nhằm giảm bớt trường hợp các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro quá mức, chẳng hạn như giới hạn trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp là tổ chức. Do đó, sự tham gia tích cực hơn của nhà đầu tư tổ chức vào thị trường TPDN là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thị trường TPDN.
Theo dữ kiện từ Bộ Tài chính và thống kê từ BCTC bán niên, các nhà đầu tư tổ chức như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và quỹ đầu tư chỉ nắm giữ 8% tổng số trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành tính đến cuối tháng 6 năm 2024. Nhà đầu tư tổ chức lớn nhất của Việt Nam là quỹ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH), tuy nhiên tổ chức này vẫn chưa bắt đầu đầu tư vào TPDN.
Không giống như các nhà đầu tư cá nhân, những người thường tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn, các nhà đầu tư tổ chức thường phải cân nhắc rủi ro đầu tư kỹ hơn, có thể đầu tư dài hạn và có khả năng chịu đựng rủi ro tốt hơn đối với các biến động ngắn hạn. Nhà đầu tư tổ chức lớn nhất hiện tại là quỹ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam với quy mô tài sản quản lý đạt 1.200 nghìn tỷ đồng tính đến cuối tháng 12 năm 2023, tuy nhiên quỹ chưa thực hiện đầu tư vào thị trường TPDN.
Việc thiếu vắng nhà đầu tư trên thị trường TPDN cũng đã được nhiều định chế chỉ ra, xem đây như điểm khuyết thiếu quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách của thị trường vốn cần xem xét, có các chính sách sửa đổi sao cho thu hút được các NĐT tổ chức tham gia đầu tư mạnh mẽ hơn.
Trước đó, các chuyên gia của World Bank (WB) nhận định, mặc dù thị trường vốn ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua, nhưng nếu đánh giá qua sự thành công trong phát triển thị trường trên phương diện chức năng trung gian tài chính, các chỉ số thị trường vốn của Việt Nam vẫn cho thấy cơ hội tiếp tục tăng trưởng.
Theo WB, điều quan trọng là phải nhìn vào ba chức năng về trung gian tài chính của các thị trường vốn, đó là các chức năng huy động, tiết kiệm và định giá. Trên cơ sở thực tiễn của 3 chức năng này, để Việt Nam khai mở ra tiềm năng của thị trường vốn, cần phải vượt qua một số rào cản cụ thể nhằm đảm bảo tăng trưởng lành mạnh và bền vững.
“Vấn đề căn bản của Việt Nam là cơ sở nhà đầu tư tổ chức kém phát triển, bao gồm việc chưa tận dụng được quỹ của Bảo hiểm Xã hội , một nguồn lực chủ đạo tiềm năng trong việc thúc đẩy phát triển thị trường vốn. Do sự thiếu vắng tỉ trọng lớn của các nhà đầu tư tổ chức trên các thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân trở nên chi phối, qua đó tạo ra nhiều biến động do hành vi mua bán mang tính bầy đàn. Điều này cũng góp phần làm tích tụ rủi ro trên thị trường TPDN và hạn chế sự phát triển của thị trường cổ phiếu trở thành kênh huy động vốn cho khu vực doanh nghiệp. Danh mục đầu tư của Bảo hiểm Xã hội phần lớn vào trái phiếu Chính phủ làm hạn chế lợi nhuận đầu tư, thiếu hiệu quả về giá, và tác động thiếu tích cực đến sự phát triển của khu vực tài chính”.
Với việc quản lý một danh mục tương đương 10% GDP, Bảo hiểm Xã hội là một nhà đầu tư tổ chức lớn nhất ở Việt Nam, lớn hơn toàn bộ các nhà đầu tư tổ chức trong nước khác cộng lại. Nhưng theo WB, đo hạn chế về pháp lý, tài sản của BHXH đang tập trung chủ yếu vào trái phiếu Chính phủ. Việc đầu tư “lệch” này mang đến nhiều vấn đề và chuyên gia của định chế này cho rằng sự đa dạng hóa của BHXH sang các thị trường chứng khoán doanh nghiệp - cổ phiếu và trái phiếu - mới thực sự hỗ trợ sự phát triển của các thị trường đó qua đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư và tạo ra tình trạng ổn định tương đối với tư cách là nhà đầu tư dài hạn.
“Việt Nam cần có biện pháp để phát triển tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư, thông qua các nhà đầu tư tổ chức, cụ thể là các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí tư nhân và các quỹ đầu tư”, WB khuyến nghị.
Ở góc nhìn của nhà xếp hạng tín nhiệm, ông Nguyễn Lý Thanh Lương bổ sung rằng một yếu tố để giúp định giá trái phiếu phản ánh đúng mức độ rủi ro tương quan là xếp hạng tín nhiệm, và qua đó nhà đầu tư và tổ chức phát hành hưởng lợi. Theo ông, trong 8 tháng đầu năm 2024, đã có 29 công ty thực hiện XHTN ở cấp độ tổ chức phát hành, gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nhà đầu tư có thể tham khảo các công bố và báo cáo XHTN chi tiết của bốn tổ chức để hiểu rõ lý do đằng sau kết quả xếp hạng đó và các thông tin về mức độ tín nhiệm của TPCH, chẳng hạn như sức mạnh và dòng tiền hoạt động kinh doanh cốt lõi, lịch sử hoạt động và chất lượng quản trị doanh nghiệp, năng lực trả nợ. Những thông tin này cung cấp ý kiến độc lập và khách quan về mức độ tín nhiệm tương đối của một TCPH và khả năng trả các nghĩa vụ nợ của mình, đồng thời bổ sung cho các nguồn thông tin khác mà nhà đầu tư sẽ sử dụng trong quá trình phân tích đầu tư của họ.
Xếp hạng tín nhiệm cũng là một nguồn tham khảo độc lập cho nhà đầu tư và TCPH khi xác định phần bù rủi ro cho các giao dịch trái phiếu. “Khi có nhiều TCPH và trái phiếu tại Việt Nam được xếp hạng, các nhà đầu tư và TCPH có thể hưởng lợi nhờ khi định giá trái phiếu phản ánh đúng mức độ rủi ro tương quan”, vị CFA của VIS Rating nhận định.
Nguồn: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Các điểm nghẽn cần giải
Tin liên quan
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột Đông Âu 24/11/2024 08:56
Thị trường bất động sản Quý 3/2024: Tăng nhiệt hay tạo nhiệt? 24/11/2024 08:00
Xu hướng tỷ giá thời “Trump 2.0” 24/11/2024 06:00
Cùng chuyên mục
VHM chi gần 10.5 ngàn tỷ đồng để mua 247 triệu cp quỹ
Chứng khoán 22/11/2024 12:00
Kỳ vọng lực đẩy cho cổ phiếu đầu tư công cuối năm
Chứng khoán 21/11/2024 15:03
Chọn điểm “bắt đáy” trên thị trường chứng khoán cuối năm
Chứng khoán 19/11/2024 10:00
VN-Index giảm nhẹ 1,45 điểm phiên đầu tuần
Kinh tế - Tài chính 18/11/2024 21:16
VN-Index hành trình dò đáy
Chứng khoán 18/11/2024 16:00
Chứng khoán ra sao dưới thời ông Trump khi định giá còn rẻ?
Chứng khoán 17/11/2024 15:00
Các tin khác
“Tầm ngắm” cổ phiếu công nghệ
Chứng khoán 15/11/2024 09:00
Chờ nhịp tăng mạnh của thị trường chứng khoán
Kinh tế - Tài chính 14/11/2024 15:10
Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng
Kinh tế - Tài chính 12/11/2024 13:05
Nhận định chứng khoán ngày 12/11: Sẽ sớm tìm được điểm cân bằng quanh mốc 1.250 điểm
Chứng khoán 12/11/2024 09:02
Cổ phiếu bất động sản KCN "thăng hoa”
Kinh tế - Tài chính 12/11/2024 06:00
Áp lực tỷ giá với chứng khoán - Khi rủi ro đi qua
Chứng khoán 11/11/2024 10:04
VN-Index lịm dần hậu bầu cử Mỹ, tiền bỗng dồn vào cổ phiếu của loạt DNNN
Kinh tế - Tài chính 09/11/2024 07:00
Có cần tài sản đảm bảo trái phiếu?
Chứng khoán 08/11/2024 12:00
Tỷ giá và dòng vốn đầu tư thời “Trump 2.0"
Chứng khoán 07/11/2024 16:00
Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi ông Donald Trump đắc cử
Kinh tế - Tài chính 07/11/2024 13:56
Cổ phiếu thép trong chu kỳ phục hồi
Chứng khoán 06/11/2024 12:00
Nội tại tích cực nhưng còn đó “thiên nga đen”, chứng khoán kỳ vọng gì cuối năm?
Kinh tế - Tài chính 05/11/2024 17:00
Chứng khoán: Áp lực điều chỉnh sâu không còn nhiều
Kinh tế - Tài chính 04/11/2024 14:00
Dòng tiền hướng đến cổ phiếu nhóm ngành nào trong quý IV/2024?
Kinh tế - Tài chính 01/11/2024 13:00
Thị trường trái phiếu châu Á còn cơ hội bứt phá?
Chứng khoán 31/10/2024 15:00
Cơ hội của thị trường chứng khoán, ngân hàng và bất động sản năm 2025
Chứng khoán 31/10/2024 15:00
“Lực đẩy” CTG
Chứng khoán 30/10/2024 10:00
Công ty chứng khoán đua tăng vốn, ông lớn nào đang dẫn đầu?
Chứng khoán 28/10/2024 14:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00