Thị trường nhà đất cuối năm 2022: Nguồn cung khan hiếm, giá bán không tăng
Nhà đầu tư tham khảo dự án bất động sản tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Rào cản pháp lý
Thị trường nhà đất trải qua hơn 2 năm điêu đứng vì đại dịch Covid-19, cùng với đó là những rào cản pháp lý trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, nguồn tín dụng bị siết chặt, lãi suất tăng và hàng loạt sai phạm trong huy động vốn của các DN... những tưởng sẽ vào một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Nhưng với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, nỗ lực từ DN đã giúp cho thị trường duy trì ổn định, không rơi vào trạng thái “đóng băng” mà chỉ suy giảm ở một số phân khúc.
Lĩnh vực kinh doanh BĐS vẫn tiếp tục trụ hạng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI trong 9 tháng đầu năm 2022 với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm 19% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chủ yếu tập trung vào thị trường BĐS công nghiệp. Nguồn cung mới trên thị trường có xu hướng giảm mạnh, chỉ tính riêng trong quý III/2022 chỉ có thêm khoảng 11.700 sản phẩm gia nhập thị trường, nhưng tới 66% là hàng tồn kho, nguồn cung mới giảm đến 51% so với quý trước; lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ cũng giảm tới 54%, thấp nhất kể từ năm 2019.
Đáng chú ý, riêng đối với sản phẩm nhà ở trung, cao cấp do mức giá quá cao so với khả năng tài chính của những người có nhu cầu ở thực, nên trong quý III lượng giao dịch, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 33,5%. Nhưng xảy ra nghịch lý là giao dịch, tỷ lệ hấp thụ giảm trong khi giá bán lại tăng mạnh trên toàn thị trường, đơn cử ở Hà Nội giá nhà chung cư trong quý III tăng 13% so với quý trước và ghi nhận tăng giá trong 15 quý liên tiếp, giá căn hộ sơ cấp đã cao hơn khoảng 53% so với thời điểm đầu năm 2019.
“Nguồn vốn đầu tư của thị trường bị siết chặt, DN thiếu vốn đầu tư nên nguồn cung mới giảm sút; đồng thời lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự, DN cũng khó khăn trong việc bán hàng. Nhiều chủ đầu tư đã và đang phải thực hiện các chính sách bán hàng linh hoạt, như: Chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại... Hiện tượng sốt đất gần như không còn xuất hiện, hoạt động đầu cơ giai đoạn này gần như bị triệt tiêu” - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhìn nhận.
Theo đánh giá, thị trường nhà đất hiện nay đang chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố, gồm: Thắt chặt tín dụng khiến chủ đầu tư khó tiếp cận được nguồn vốn mới, chi phí tiếp cận tài chính tăng, gây áp lực lên giá bán sản phẩm, trong khi sức cầu giảm sút do cá nhân đầu tư khó tiếp cận dòng tiền; lạm phát trực tiếp tác động tăng giá hàng hóa, trong đó có hàng hóa là đầu vào của dự án BĐS, chi phí xây dựng tăng tạo áp lực khó giảm giá; lãi suất ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng khiến DN BĐS và người tiêu dùng đi mua nhà bằng một phần tín dụng gặp khó khăn... Cùng với đó là vướng mắc liên quan đến pháp luật được xem là yếu tốt ảnh hưởng nhiều nhất đối với thị trường BĐS.
“Một số quy định pháp luật chưa nhiều đổi mới vẫn đang gây ra khó khăn lớn cho thị trường. Mặc dù đã có một số động thái tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn, như: Nghị quyết 18-NQ/TW 2022, Chỉ thị 13 của Thủ tướng về những giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS Việt Nam an toàn, lành mạnh bền vững nhưng các quy định pháp lý mâu thuẫn, chồng chéo tạo rào cản nên việc phê duyệt dự án, tạo nguồn cung cho thị trường không được cải thiện. Chính quyền các địa phương rất thận trọng trong việc phê duyệt dự án đầu tư do lo ngại vướng mắc quy định pháp luật” - Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS) Nguyễn Chí Thanh phân tích.
Khách hàng tham khảo một dự án bất động sản ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Thị trường không có nhiều biến động
Theo Chủ tịch DKRA Group Phạm Lâm, thị trường nhà đất giai đoạn cuối năm đang đứng trước những cơ hội: Mùa vụ mua sắm, đầu tư BĐS thường niên; Chính phủ vẫn tăng cường đầu tư công; tính hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô, giúp kinh tế tăng trưởng; chính sách bán hàng linh hoạt của chủ đầu tư với giá tốt hơn nhằm khuyến khích khách hàng... Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức, như: Yếu tố pháp luật chưa kịp thay đổi; lãi suất ngân hàng tăng cao; tín dụng tiếp tục bị siết chặt... khiến cho nguồn cung mới chưa có nhiều cải thiện, hoạt động đầu cơ giảm sút làm cho thị trường trầm lắng...
“Những tháng cuối năm 2022, dự báo thị trường không có nhiều biến động lớn, do nguồn cung nhà ở tiếp tục khan hiếm, khả năng hấp thụ có thể tăng nhẹ nhưng không mạnh, đáng chú ý là giá bán sẽ ổn định và không tăng. Những dự án đầu tư lớn được hưởng lợi từ yếu tố hạ tầng, giao thông đang triển khai sẽ tiếp tục thu hút nhà đầu tư đưa vốn vào thị trường” - ông Lâm nhận định.
Mặc dù thị trường đang gặp nhiều khó khăn, nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia, BĐS vẫn là kênh đầu tư chiếm lĩnh thị trường với những khoản đầu tư trung, dài hạn vì đây là sản phẩm có tính an toàn cao, phù hợp với tâm lý sở hữu nhà đất của người Việt. Nhưng khác với những năm trước khi đất nền luôn được quan tâm nhiều nhất trong những dịp cuối năm, thì năm nay sản phẩm này sẽ bị mất ưu thế, do thị trường trải qua nhiều cơn sốt ảo, giá tăng cao hơn nhiều so với thực tế, nhưng không phải sản phẩm đáp ứng nhu cầu để ở, vì vậy sẽ giảm sự quan tâm từ nhà đầu tư; về phía doanh nghiệp cũng sẽ thận trọng trong việc mở bán để thăm dò thị trường.
“Những khu vực xảy ra sốt đất nền thời gian qua được cộng hưởng bởi yếu tố hạ tầng sẽ chậm lại trong dịp cuối năm nay, giá có xu hướng đi ngang, thậm chí giảm; Còn ở những khu vực xa hơn chưa có hạ tầng thì lại đang rất khó khăn, nhiều sản phẩm đã giảm giá 10 - 20% nhưng không bán được hàng. Còn về phía doanh nghiệp, thông thường cuối năm là giai đoạn đẩy mạnh bán hàng, tuy nhiên hiện các doanh nghiệp khá thận trọng” - chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang nói.
Các chuyên gia cùng chung nhận định, vào những tháng cuối năm, 3 phân khúc BĐS vẫn được nhà đầu tư quan tâm nhiều, gồm: Chung cư, BĐS nghỉ dưỡng và BĐS công nghiệp. Đối với chung cư, bắt đầu từ quý III này là phân khúc được quan tâm nhiều nhất trên thị trường tăng khoảng 30% so với quý trước đó, vì đây là dòng sản phẩm hướng tới nhu cầu thực của người dân. Trong khi đó, BĐS nghỉ dưỡng cũng đang cho thấy sự phục hồi tốt, do lượng khách du lịch tăng cao, cùng với đó là chính sách giảm giá, đi kèm chương trình ưu đãi từ các hãng vận tải, chủ đầu tư khách sạn, khu du dịch... sẽ giúp gia tăng lượng khách du lịch.
Còn đối với phân khúc BĐS khu công nghiệp, vốn dĩ đã trở thành điểm sáng của thị trường xuyên suốt thời gian dịch bệnh. Hiện nay do kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã tăng trưởng trở lại, nên sẽ tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia; bên cạnh đó nhiều tập đoàn đầu tư BĐS lớn trong nước cũng đang đẩy mạnh kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực BĐS khu công nghiệp sẽ mở ra những triển vọng mới cho phân khúc này.
Tin liên quan
Hóa giải nỗi lo lạm phát và lãi suất tăng của doanh nghiệp 17/07/2024 13:00
Hà Nội: Chủ động tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19 18/04/2023 21:48
Cùng chuyên mục

FiinRatings công bố xếp hạng tín nhiệm ‘A’ cho MSB với triển vọng ‘Ổn định’
Tài chính 20/06/2025 14:00

Lãi suất thấp tiếp tục hỗ trợ, kích thích sản xuất, tiêu dùng tăng trưởng
Tài chính 20/06/2025 06:00

Thiếu kênh đầu tư hấp dẫn, dòng tiền "đổ dồn" vào ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 19/06/2025 16:00

TP HCM dự kiến chi 7 tỷ USD xây dựng trung tâm tài chính quốc tế
Tài chính 19/06/2025 10:00

VPBank tăng tốc tiếp sức hộ kinh doanh cá thể
Tài chính 18/06/2025 12:00

Nợ xấu ngân hàng tăng: Những rủi ro mới khiến áp lực ngày càng lớn
Kinh tế - Tài chính 16/06/2025 08:00
Các tin khác

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng
Tài chính 15/06/2025 18:00

Vốn và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Tài chính 15/06/2025 16:00

Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?
Tài chính 14/06/2025 16:00

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng
Tài chính 14/06/2025 10:00

Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?
Tài chính 13/06/2025 14:00

Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%
Kinh tế - Tài chính 13/06/2025 09:15

Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng
Tài chính 12/06/2025 12:00

NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại
Tài chính 12/06/2025 10:00

Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?
Kinh tế - Tài chính 12/06/2025 06:05

Vốn tín dụng tăng mạnh, cẩn trọng kiểm soát rủi ro
Tài chính 11/06/2025 17:00

Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn xuống 4%
Tài chính 10/06/2025 18:00

Nửa cuối 2025 và năm 2026 sẽ chứng kiến hỗ trợ tài khóa, tiền tệ và cải cách thể chế
Tài chính 09/06/2025 16:00

Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua bán vàng
Kinh tế - Tài chính 09/06/2025 09:00

Thanh tra phát hiện vi phạm kinh doanh vàng tại TPBank, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra Bộ Công an
Tài chính 07/06/2025 18:00

Bỏ thuế khoán - Giải pháp nào để tăng hiệu quả quản lý thuế và hỗ trợ hộ kinh doanh?
Tài chính 07/06/2025 06:00

Chuyển khoản hay tiền mặt: Dòng tiền về đâu đều có dữ liệu giám sát
Kinh tế - Tài chính 06/06/2025 10:19

Người nộp thuế cố "né thuế" có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Kinh tế - Tài chính 05/06/2025 17:21

Vốn xanh cho doanh nghiệp khu vực tư nhân
Tài chính 05/06/2025 08:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58