Tháo điểm nghẽn để TP.HCM đón “đại bàng”

Về TP.HCM vào dịp giữa tháng 3 đến đầu tháng 4, vừa tranh thủ thăm gia đình, vừa là đi công tác, tôi nhận thấy có những thay đổi đáng kể so với 6 tháng trước đó, song vẫn còn nhiều điểm nghẽn.
Tháo điểm nghẽn để TP.HCM đón “đại bàng”
TP.HCM cần phải nhận diện rõ những điểm nghẽn để tập trung tháo gỡ, đưa thành phố vươn lên

Chuyển biến đáng khích lệ

Đầu tiên, là sự hình thành của các yếu tố xanh hóa nền kinh tế, thể hiện qua một số quán cà phê, tiệm ăn theo phương châm thân thiện với môi trường, trong đó có sự xuất hiện của xe điện Xanh SM với cả mảng ô tô và xe máy. Tất cả đều đem lại những trải nghiệm đáng hài lòng. Điều đó nghĩa là các doanh nghiệp này làm thực, chứ không phải “làm màu”, cho có.

Tiếp đến, một người bạn của tôi chở đi xem những công trình ở các vị trí làm đường Vành đai 3. Anh nói về cơ hội, tiềm năng sau khi các công trình hoàn thành, khả năng kết nối với các địa phương lân cận.

Cuối cùng, tôi có dịp tiếp xúc với một số nhóm làm các dự án về công nghệ AI, ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ nhận diện hình ảnh, trợ lý chăm sóc khách hàng, cho đến hỗ trợ hoạt động trong các cơ quan phi chính phủ nước ngoài. Nói chuyện với một số đại diện các cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư của nước ngoài ở Việt Nam, họ đang kết nối để hỗ trợ chính quyền địa phương xây dựng những đề án như trung tâm tài chính quốc tế, tài trợ hoạt động giảm phát thải.

Đây là những chuyển biến rất đáng khích lệ, đặt nền tảng cho TP.HCM hiện thực hóa tầm nhìn về một đô thị thông minh, xanh, đi đầu về công nghệ, là một trung tâm tài chính có khả năng thu hút đầu tư của các “đại bàng”.

Những điểm nghẽn lớn: Tầm nhìn tổng thể, cơ chế và con người

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, tôi nhận ra một vài điểm nghẽn lớn.

Điểm nghẽn thứ nhất, là đa số các hoạt động này hoặc tự phát từ doanh nghiệp, hoặc chính quyền địa phương có một đầu bài chung chung, rồi tìm kiếm các cơ quan trung gian xúc tiến kết nối. Những bên kết nối này thực tế cũng không hiểu rõ điểm đến là gì, xuất phát điểm ở đâu, chỉ có thể kết nối đến đầu mối nào họ cho là có thể làm mà thôi.

Một sự mơ hồ chung chung như vậy cũng vẫn dẫn đến những đề án tư vấn, nhưng cả người tham gia tư vấn lẫn người được tư vấn không hình dung được cả bức tranh lớn và tổng thể là gì. Vì vậy, kết quả là sẽ có đủ thứ tư vấn, sáng kiến đưa ra về một thành phố xanh, hiện đại, trung tâm tài chính, thậm chí là dẫn đầu về công nghệ AI, bán dẫn. Thế nhưng, tổng thể quy hoạch là gì, đâu là trái tim và cái thần của bức tranh lớn thì không ai hình dung ra được. Mỗi một dự án, sáng kiến cứ như là những miếng đồ chơi Lego nhiều màu sắc rất đẹp, nhưng đang tồn tại riêng lẻ và không biết lắp vào đâu được, do đó, cũng không biết tăng trưởng ở đâu, nhân rộng mô hình thế nào, tương lai là gì.

Điểm nghẽn thứ hai, là cơ chế và thủ tục hành chính. Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (Nghị quyết 98) có tác động rất quan trọng trong việc mở ra một số hướng về cơ chế, chính sách đặc thù. Nhưng bản chất “thí điểm” cộng với việc nhiều yếu tố phát triển mới vẫn sẽ vướng vào các quy định, chính sách chung, khung pháp lý chung, mà Nghị quyết 98 không thể “phá rào” hết, nên vẫn sẽ có những bối rối trong triển khai. Câu chuyện TP.HCM gửi gần 600 văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một ví dụ về sự rối rắm trong cơ chế hiện nay, không phải cứ có Nghị quyết 98 là giải quyết được.

Đó là nói về cái cơ chế lớn, chuyện khung khổ chính sách và pháp luật. Còn nói chuyện “cơ chế nhỏ”, là những thủ tục rườm rà, đôi khi tưởng nhỏ nhưng không hề và phải phụ thuộc vào sự mẫn cán của các cán bộ công vụ. Trong một số trường hợp, nó làm khó người dân, làm nản lòng nhà đầu tư.

Một lãnh đạo quỹ đầu tư nước ngoài quy mô lớn kể với tôi là cuối tuần mà vẫn phải lên cơ quan công quyền để xác nhận một tài liệu không quá quan trọng, chỉ vì cơ quan cần đại diện pháp luật phải lên gặp, chứ không làm việc với nhân viên. Một câu chuyện khác lên đến cả truyền thông là một Việt kiều mất ở TP.HCM, hơn 3 tháng chưa xong thủ tục khai tử, do các cơ quan chức năng ở TP.HCM “chỉ qua chỉ lại”.

Gia đình người Việt kiều đó và lãnh đạo quỹ đầu tư đó chính là cầu nối quan trọng đi ra nước ngoài của Việt Nam. Người ta có thể đến gặp lãnh đạo TP.HCM, tươi cười bắt tay, nhưng để hỏi thêm về đất nước Việt Nam, họ sẽ tìm đến những người trong cuộc. Nếu họ gặp những người đã bị làm phiền nhiễu như vậy, thì câu chuyện họ nghe được sẽ là gì? Họ có còn tin những hứa hẹn trong cuộc gặp chính thức kia hay không? Chúng ta muốn đón “đại bàng”, nhưng lại đối xử chưa tốt với các “đại sứ thân thiện” có thể dẫn “đại bàng” đến, thì liệu “đại bàng” có đến hay không?

Điểm nghẽn thứ ba, là nguồn nhân lực. Không chỉ TP.HCM, mà trên toàn cầu, đều đang thiếu nhân lực cho lĩnh vực kinh tế xanh, AI và bán dẫn. Chỉ riêng với lĩnh vực gần gũi nhất, đang có nhiều tập đoàn sang tìm hiểu là lĩnh vực bán dẫn, nhưng chúng ta cũng đang loay hoay.

Ông Nguyễn Hoàng Cương, Trưởng ban Công nghệ bán dẫn (Tập đoàn Viettel) cho rằng, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay. Muốn đạt kế hoạch 50.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn, các trường đại học phải tăng gấp 10 lần quy mô đào tạo. Thế nhưng, mọi thứ vẫn đang chỉ nằm trên các dự thảo đề án như bài viết “Thiếu hàng vạn nhân lực thiết kế chip bán dẫn” mà Báo Đầu tư phản ánh. Quan trọng hơn, vai trò chủ động của TP.HCM như thế nào trong các đề án này lại không thể hiện rõ, trong khi đây là một trong những địa phương có lợi thế về chất lượng nhân lực, các trung tâm nghiên cứu và trường đại học.

Đây chỉ là một ví dụ đơn giản trong rất nhiều ví dụ về việc thiếu nguồn nhân lực để TP.HCM hiện thực hóa tầm nhìn về trung tâm tài chính quốc tế, về tham vọng với công nghiệp bán dẫn, cũng như mục tiêu tạo ra tăng trưởng mới từ hoạt động kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của mình. Vẽ đề án thì dễ, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu mới khó.

Tháo gỡ điểm nghẽn từ đâu?

Cải thiện thể chế, chính sách, khung khổ pháp lý cho đầu tư kinh doanh là đề xuất, giải pháp được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong nhiều năm nay, nhưng dường như nó vẫn đang là điểm nghẽn lớn cho chính TP.HCM, bất chấp Nghị quyết 98 đã ra đời. Để cải thiện nó, theo tôi, cần phân ra 2 tầng giải pháp.

Tầng một, là các giải pháp về thể chế lớn, để TP.HCM được tự chủ hơn, có khuôn khổ thí điểm dài hơn và đặc thù thật sự với những vấn đề lớn và mới như kinh tế xanh, AI, bán dẫn.

Tầng hai, là câu chuyện về cải cách nền công vụ. Gần đây, tôi đọc được đề xuất của TS. Nguyễn Sĩ Dũng về “Xây dựng nền công vụ tận tâm và xuất sắc” ở TP.HCM. Tôi nhận ra, vấn đề về lương và một hệ thống tuyển chọn nghiêm ngặt là rất quan trọng, nhưng lại khó như câu chuyện con gà và quả trứng. Thu nhập không cạnh tranh thì khó giữ chân người tài, mà người tài không đến lại còn tuyển chọn nghiêm ngặt thì lấy ai làm việc? Mà không đủ nhân tài thì ai cố vấn cho lãnh đạo được tầm nhìn, chiến lược, chiến thuật phù hợp. Có tầm nhìn phù hợp mà không có nền công vụ xứng tầm thì làm sao cụ thể hóa được tầm nhìn thành hành động? Cho nên, điểm nghẽn này phải là thứ đầu tiên được hóa giải.

Có được một nền công vụ tận tâm và xuất sắc, thì sẽ có các đề xuất hợp lý để giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, khi đó “đại bàng” mới đến. Có cọ xát với “đại bàng”, thì mới nâng chất lượng nhân lực và biết mình cần gì, thiếu gì, điểm mạnh ở đâu mà khai thác để đi tắt, đón đầu trong đào tạo nhân lực. Có thế mạnh thực sự rồi thì mới biết chọn đâu là mũi nhọn trong bức tranh tổng thể về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tiến tới đạt được vai trò trung tâm tài chính quốc tế và biết chọn khâu nào trong công nghiệp bán dẫn của thế giới để thu hút đầu tư.

Là người sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, gắn bó với Thành phố hơn 25 năm từ khi ra đời, tôi luôn giữ hy vọng về một thành phố với nhiều mảng xanh, một khu công nghệ cao và một niềm tự hào về dịch vụ tài chính. Không phải TP.HCM hiện nay không có những thứ đó, nhưng dường như những thứ đó chưa xứng với tầm nhìn và tiềm năng của nơi từng được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông.

Lần nào về TP.HCM, tôi cũng luôn thấy rất nhiều cơ hội, có nhiều thứ để làm. Nhưng cũng mỗi lần về, tôi lại luôn cảm giác mọi người đang loay hoay mãi với những tầm nhìn, nhưng luôn gặp trở ngại để đạt được nó, với đủ loại rào cản hữu hình và vô hình. Hy vọng rồi đây, chúng ta sẽ bớt loay hoay hơn để tìm đường bứt phá cho một trong những đầu tàu kinh tế chính của cả nước này.

Nguồn: Tháo điểm nghẽn để TP.HCM đón “đại bàng”

Hồ Quốc Tuấn (Giảng viên Đại học Bristol (Anh)
baodautu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau lời điếu Chủ tịch nước Tô Lâm, ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đại diện gia đình gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, đoàn thể, khách quốc tế và nhân dân tới viếng lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

Từ 15h chiều nay (25/7), giá xăng dầu đồng loạt giảm, trong đó xăng E5RON92 giảm 274 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 294 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 310 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S giảm 433 đồng/kg.
Chi tiết lịch cấm đường phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội

Chi tiết lịch cấm đường phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội

Từ 6h đến 23h ngày 25/7, từ 6h đến 14h30 ngày 26/7 và từ 14h đến 18h ngày 26/7, Công an Hà Nội cấm tuyệt đối các phương tiện lưu thông trên 11 tuyến đường tại Hà Nội.
Thông tin về lễ viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông tin về lễ viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ viếng Tổng bí thư được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7h đến 22h ngày 25-7 và từ 7h đến 13h ngày 26-7.
Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ tang Tổng Bí thư

Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ tang Tổng Bí thư

Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã kiểm tra những phần công việc quan trọng chuẩn bị cho Lễ viếng, truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Kinh tế phục hồi chậm, nguy cơ lạm phát tăng cao

Kinh tế phục hồi chậm, nguy cơ lạm phát tăng cao

Để tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh việc tiếp tục tăng cầu tiêu dùng, mở rộng thị trường, giải pháp quan trọng là tăng cả tốc độ và chất lượng giải ngân vốn đầu tư công, từ đó tác động vào việc tăng cầu đầu tư của doanh nghiệp.

Các tin khác

Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 25-26/7

Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 25-26/7

Trong hai ngày Quốc tang (25/7 và 26/7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo

Mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo

Nhận điện thoại của một đối tượng giả danh cán bộ công an, yêu cầu cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, người đàn ông ở Hà Nội tin tưởng làm theo, trong giây lát phát hiện tài khoản ngân hàng mất 10 tỷ đồng.
Giá xăng dầu giảm lần thứ 2 liên tiếp

Giá xăng dầu giảm lần thứ 2 liên tiếp

Từ 15 giờ chiều ngày 18-7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm giá xăng dầu từ 108 - 374 đồng/lít/kg, tùy từng mặt hàng, trong đó mặt hàng xăng RON 95 về mốc 23.178 đồng/lít
Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công

Sáng 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy đầu tư công năm 2024.
Giá xăng đồng loạt giảm, dứt mạch tăng liên tiếp

Giá xăng đồng loạt giảm, dứt mạch tăng liên tiếp

Từ 15h hôm nay 11/7, giá xăng đồng loạt giảm sau khi trải qua 4 phiên tăng liên tiếp trước đó, còn giá dầu tăng, giảm tùy loại.
Giá vàng tăng, nhà đầu tư dự báo đỉnh mới

Giá vàng tăng, nhà đầu tư dự báo đỉnh mới

Theo Kitco, thị trường vàng đang kết thúc tuần giao dịch tích cực và đang thử thách ngưỡng kháng cự 2.400 USD/ounce. Giá vàng được cho là nhận nhiều hỗ trợ trước loạt dữ liệu kinh tế từ Mỹ.
Xác thực sinh trắc học để chuyển tiền: Cảnh giác trò lừa mới

Xác thực sinh trắc học để chuyển tiền: Cảnh giác trò lừa mới

Xuất hiện kẻ gian mạo danh nhân viên ngân hàng, nhân viên hỗ trợ tín dụng… kết nối với khách hàng qua mạng xã hội để hướng dẫn thu nhập dữ liệu sinh trắc học, mục đích là lừa đảo
Giá xăng dầu tiếp tục tăng, RON 95 vượt 23.500 đồng/lít

Giá xăng dầu tiếp tục tăng, RON 95 vượt 23.500 đồng/lít

Bắt đầu từ 15h ngày 4/7, giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng trong đó mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 447 đồng, xăng RON 95 tăng 542 đồng, dầu điêzen 0.05 tăng 487 đồng, dầu hỏa tăng 602 đồng…
Quốc hội "chốt" tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Quốc hội "chốt" tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đến hết ngày 31-12-2024.
Quận Ba Đình (Hà Nội) đảm bảo điều kiện tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Quận Ba Đình (Hà Nội) đảm bảo điều kiện tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Hà Nội diễn ra ngày 27-28/6 thành công tốt đẹp, quận Ba Đình đã có những kế hoạch và triển khai thực hiện chu đáo, đảm bảo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của UBND Thành phố Hà Nội.
Giá vàng tuần tới thế nào sau chuỗi ngày biến động?

Giá vàng tuần tới thế nào sau chuỗi ngày biến động?

Trong khi các chuyên gia thận trọng về hướng đi trong ngắn hạn của giá vàng thì các nhà đầu tư bán lẻ lại duy trì sự lạc quan với kim loại quý này.
Báo chí đi lên cùng nền kinh tế

Báo chí đi lên cùng nền kinh tế

Không chỉ đồng hành, phản ánh mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, tạo sự đồng thuận trong xã hội, báo chí cách mạng Việt Nam còn đang góp phần quan trọng lan tỏa niềm tin, khát vọng xây dựng một Việt Nam “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên”.
Nhìn nhận 3 vấn đề cốt lõi của báo chí trong tình hình mới

Nhìn nhận 3 vấn đề cốt lõi của báo chí trong tình hình mới

Báo chí cách mạng Việt Nam đã tạo thành sức mạnh tinh thần để góp phần hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi nước Việt Nam mới tròn 100 năm.
Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024

Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024

Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) .
Hệ sinh thái “Net Zero” đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

Hệ sinh thái “Net Zero” đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

Lộ trình thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của doanh nghiệp điển hình, Vinamilk, đang không chỉ giúp doanh nghiệp có những bước đi đầu tiên bài bản, mà đã dần tạo ra tác động lên cả “hệ sinh thái” khi thay đổi tư duy về sản xuất xanh, nông nghiệp bền vững bên ngoài phạm vi các nhà máy, trang trại…
Tiền lương mới sẽ tăng thế nào?

Tiền lương mới sẽ tăng thế nào?

Dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Đề xuất cho PNJ, DOJI bán vàng bình ổn

Đề xuất cho PNJ, DOJI bán vàng bình ổn

Hiệp hội Kinh doanh Vàng (VGTA) đề xuất mở rộng quyền tham gia bán vàng bình ổn cho các doanh nghiệp tư nhân được cấp phép.
Giá xăng đồng loạt tăng từ chiều nay

Giá xăng đồng loạt tăng từ chiều nay

Từ 15h hôm nay (13.6), Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, giá xăng RON 95 và E5 RON 92 đều tăng.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động