Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Asean: Rủi ro ẩn sau những kỳ vọng

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024. Tuy nhiên các triển vọng này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với một số thách thức không nhỏ.

Triển vọng tăng trưởng nhanh nhất khu vực

Vừa qua, các nước trong khu vực ASEAN-6 gồm Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines đã công bố kết quả tăng trưởng GDP quý II. Theo đó, với mức tăng 6,93%, Việt Nam đã vươn lên để trở thành nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Asean: Rủi ro ẩn sau những kỳ vọng
Triển vọng tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Ở vị trí thứ hai là Philippines với 6,3%; vị trí thứ ba là Malaysia với 5,9%. Các vị trí còn lại lần lượt thuộc về Indonesia (5,05%), Singapore (2,9%) và Thái Lan (2,3%).

Đây là kết quả vượt xa so với mức kỳ vọng của các chuyên gia cũng như thị trường. Do vậy, nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên mức cao hơn.

Cụ thể, trong “Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam năm 2024” các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,1% thay vì mức 5,5% như dự báo vào tháng 4 trước đó.

Theo WB, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ cao hơn trong năm 2024 là nhờ sự phục hồi trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến, du lịch, tiêu dùng và đầu tư.

Nâng mức dự báo báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam cao hơn WB là Ngân hàng HSBC. Theo đó, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của ngân hàng này đã nâng mức tăng trưởng dự báo từ 6% lên tới 6,5% trên cơ sở mức tăng trưởng 6,93% trong quý II của Việt Nam.

Giải thích cho dự báo này, bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC cho rằng, tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam đã tăng lên 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây gần như là mức cao nhất trong hai năm đổ lại đây, vượt xa mức kỳ vọng của HSBC cũng như thị trường là 6%. Kết quả này cũng được phản ánh qua tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của quý II, đạt 15% so với cùng kỳ năm trước.

“Không chỉ tăng trưởng đầy thuyết phục, tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu lan rộng. Và nếu tiếp tục lan rộng, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024, một vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho Malaysia và Philippines trong năm 2022 và 2023", bà Yun Liu cho hay.

Bên cạnh WB và ngân hàng HSBC, ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có khả năng sẽ dẫn đầu khu vực (cùng với Philippines) với mức tăng GDP 6,0% nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của cả nhập khẩu và xuất khẩu và sự hồi phục của nhu cầu nội địa khi chính sách tiền tệ vẫn duy trì ở mức nới lỏng.

Ngoài ra, tăng trưởng được hỗ trợ bởi các biện pháp tài khóa như việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng và các nỗ lực để thực hiện tốt hơn đầu tư công.

Vẫn tiềm ẩn rủi ro

Tuy nhiên, ở góc độ khác, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cấp cao của WB tại Việt Nam cho rằng, tuy dự báo tăng trưởng 6,1% là rất tích cực, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn chưa quay về quỹ đạo tăng trưởng như trước đó.

“Sau khi phục hồi mạnh trong nửa đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại trong thời gian tới, chịu ảnh hưởng từ xu hướng tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc”, bà Dorsati Madani chia sẻ.

Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Asean: Rủi ro ẩn sau những kỳ vọng
Dự báo tăng trưởng 6,1% là rất tích cực, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn chưa quay về quỹ đạo tăng trưởng như trước đó.

Các chuyên gia WB cho rằng, các triển vọng tăng trưởng trong năm nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với một số thách thức không nhỏ.

Cụ thể, theo phân tích, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn dừng ở mức thấp hơn so với trước đại dịch Covid-19. Doanh số bán lẻ tăng 8,8% (tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định kể từ cuối năm 2022) nhưng vẫn thấp hơn bình quân ghi nhận trước đại dịch (tăng 11,6%).

Bên cạnh đó, tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân dù có cải thiện trong nửa đầu năm 2024 (tăng 3,9%) song vẫn thấp hơn mức bình quân hàng năm là 4,7% trong giai đoạn 2017-2019. Mức tăng của đầu tư công cũng chững lại còn 4% trong nửa đầu năm 2024, so với mức 20,5% trong nửa đầu năm 2023.

Đáng chú ý, nợ xấu cao trong bối cảnh tín dụng không tăng trưởng mạnh. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu tính tới cuối tháng 6 là 4,56%, cao hơn gấp đôi so với cuối 2022.

Do đó, WB khuyến cáo, để duy trì đà tăng trưởng, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, vừa góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt hạ tầng - đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và logistics - vốn đang là nút thắt cản trở tăng trưởng.

Đồng thời nâng cao quản lý, giám sát các rủi ro trong thị trường tài chính. Ngoài ra, việc đa dạng hóa thương mại để tăng cường hội nhập hơn nữa cũng sẽ là yếu tố giúp cải thiện khả năng chống chịu của kinh tế Việt Nam.

Bổ sung thêm về những thách thức, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB Việt Nam cho biết, nhu cầu toàn cầu suy giảm do tăng trưởng toàn cầu chậm lại, đặc biệt ở các nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam và căng thẳng chính trị trên thế giới vẫn còn tiếp diễn. Cả hai quá trình này sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, tốc độ bình thường hóa lãi suất ở thị trường Mỹ và các nền kinh tế tiến tiến khác sẽ tác động lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam.

Trong khi đó, những năm gần đây tốc độ tăng trưởng chậm đã bộc lộ rủi ro về tính dễ đổ vỡ của cấu trúc nền kinh tế Việt Nam như phụ thuộc vào công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu của khối FDI, thị trường vốn còn non trẻ, và sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng ngân hàng.

“Nếu những rủi ro này được giải quyết kịp thời thì Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Vì vậy, Chính phủ cần phải kết hợp cả hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn để thúc đẩy nhu cầu trong nước với biện pháp trong dài hạn để giúp Việt Nam tăng trưởng vững hơn”, ông Shantanu Chakraborty khuyến nghị.

Nguồn:Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Asean: Rủi ro ẩn sau những kỳ vọng

Anh Vũ
vietnamfinance.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.
Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thiệt hại do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.
Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Sau sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ đề xuất Chính phủ hỗ trợ xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập có quy mô hiện đại với tổng vốn đầu tư hơn 865 tỷ đồng.
Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Người dân huyện Cát Hải, Hải Phòng sẽ được sử dụng nguồn nước sạch bảo đảm chất lượng theo đúng giá Nhà nước quy định trong năm 2024.
Lào Cai chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 để lại

Lào Cai chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 để lại

Lũ rút dần, trời đã hửng nắng, công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 để lại tại tỉnh Lào Cai đang khẩn trương được triển khai nhằm sớm ổn định cuộc sống cho bà con.

Các tin khác

Dồn lực hỗ trợ, tái thiết hạ tầng sau bão Yagi

Dồn lực hỗ trợ, tái thiết hạ tầng sau bão Yagi

Trước sức tàn phá của bão Yagi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão. Bên cạnh các giải pháp trực tiếp được đề cập tại Công điện số 92, để ổn định đời sống người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, giải pháp cần tính đến là thu xếp nguồn lực công cho công tác tái thiết, khôi phục nhanh nhất các công trình hạ tầng bị hư hỏng sau bão lũ.
Giá xăng, dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng, dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít

Từ 15 giờ chiều nay, giá xăng, dầu đồng loạt giảm mạnh, trong đó xăng E5RON92 giảm 1.089 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 1.192 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 927 đồng/lít; dầu hỏa giảm 934 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S giảm 688 đồng/kg.
Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Lũ sông Hồng dâng sát mặt cầu Chương Dương, Hà Nội nguy cơ lụt sâu

Lũ sông Hồng dâng sát mặt cầu Chương Dương, Hà Nội nguy cơ lụt sâu

Mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên nhanh, đạt mức báo động 1 trong 12 giờ tới; sau đó có thể đạt mức báo động 2 trong 24 giờ tới, nhiều khu vực của Hà Nội có nguy cơ ngập úng do nước sông dâng cao.
Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó lũ lụt

Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó lũ lụt

Về phạm vi ảnh hưởng của việc công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai: Trên địa bàn các huyện Văn Bản, Bát Xát và thị xã Sa Pa.
Tổng bí thư thăm hỏi và kêu gọi hỗ trợ người dân vùng bão Yagi

Tổng bí thư thăm hỏi và kêu gọi hỗ trợ người dân vùng bão Yagi

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi lời thăm hỏi và kêu gọi toàn dân, doanh nghiệp hỗ trợ người dân, chiến sĩ chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão Yagi. Dưới đây là toàn văn lời thăm hỏi của Tổng bí thư.
Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.
Lý do khiến các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu?

Lý do khiến các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu?

Theo lý giải, việc tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng tăng tốc từ tháng 6, báo hiệu sự phục hồi của nhu cầu vay vốn cũng như phát hành trái phiếu trong thời gian tới.
Bão số 3 đổ bộ gây mưa rất to khắp miền Bắc, cảnh báo lũ quét ở nhiều tỉnh, thành

Bão số 3 đổ bộ gây mưa rất to khắp miền Bắc, cảnh báo lũ quét ở nhiều tỉnh, thành

Bão số 3 đổ bộ với cấp gió rất mạnh, với hoàn lưu bão rất rộng sẽ gây mưa rất to khắp Bắc Bộ. Cơ quan khí tượng cảnh báo lũ quét ở hoàng loạt tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc
Quận Ba Đình (Hà Nội): Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024-2025

Quận Ba Đình (Hà Nội): Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024-2025

Sáng 5/9, cùng niềm vui tựu trường của học sinh Thủ đô, toàn thể học sinh quận Ba Đình đã nô nức đến trường tham dự Lễ Khai giảng năm học 2024-2025.
Giá xăng, dầu giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng, dầu giảm lần thứ 3 liên tiếp

Từ 15 giờ chiều nay, giá xăng, dầu tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp. Trong đó giá E5RON92 giảm 353 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 282 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 385 đồng/lít; dầu hỏa giảm 341 đồng/lít.
Vàng sẵn sàng cho đợt tăng giá phi mã trong tương lai gần?

Vàng sẵn sàng cho đợt tăng giá phi mã trong tương lai gần?

Giá vàng tăng phi mã khi đồng đô la Mỹ mất giá mạnh, đây là điều đã được các chuyên gia kinh tế thế giới đưa ra.
Tăng mức xử phạt sai phạm đất đai

Tăng mức xử phạt sai phạm đất đai

Các cơ quan quản lý phải đến cùng trong xác định hành vi sai phạm đất đai, cùng với đó là chế tài sắc bén, phù hợp với thực tiễn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.
Từ 2025, tài khoản chưa xác thực sẽ không được chuyển tiền online

Từ 2025, tài khoản chưa xác thực sẽ không được chuyển tiền online

Từ ngày 1/1/2025, tài khoản ngân hàng phải đối chiếu giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học thì mới được sử dụng để giao dịch online.
Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% trong 3 tháng, từ 1/9/2024 - 30/11/2024.
Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Asean: Rủi ro ẩn sau những kỳ vọng

Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Asean: Rủi ro ẩn sau những kỳ vọng

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024. Tuy nhiên các triển vọng này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với một số thách thức không nhỏ.
Giảm hơn 200 đồng/lít, giá xăng về mức thấp nhất từ đầu năm

Giảm hơn 200 đồng/lít, giá xăng về mức thấp nhất từ đầu năm

Từ 15h hôm nay 29/8, giá xăng RON95 giảm hơn 208 đồng/lít, giá xăng E5 RON92 giảm 92 đồng/lít, về mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024

Các chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024 bao gồm quy định về tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các hành vi cấm liên quan đến tạm giữ tài sản liên quan đến khủng bố, can thiệp thị trường ngoại hối, khoa học và công nghệ cấp thiết, và quản lý tiền ký Quỹ.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động