Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa chú trọng tuyên truyền và đồng hành cùng các chủ thể trong việc phát triển các sản phẩm OCOP, nhằm nâng cao thu nhập góp phần đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm
Đông đảo khách hàng chọn mua nông sản sạch.

Đồng hành cùng chủ thể OCOP

Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức tập huấn hơn 7.300 lượt người là lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, hội, đoàn thể các cấp, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan chương trình OCOP. Qua đó các cấp, các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế tư nhân, tập thể hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, cách thức triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

Tại nhiều địa phương, cán bộ, đảng viên tiên phong xây dựng sản phẩm OCOP; cán bộ từ tỉnh đến cơ sở cùng đồng hành hướng dẫn, trợ giúp các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP.

Ở huyện đồng bằng duyên hải Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm nhân dân thu hái hơn chục tấn quả sim rừng trên núi Sơn Trang, một số hộ dân vẫn lấy quả sim ngâm rượu uống. Gia đình chị Nguyễn Thị Hà mạnh dạn đầu tư gần 200 triệu đồng mua nồi, chum, thiết bị chưng cất rượu, lọc Andehit, methanol bằng điện; mua sim rừng người dân thu hái, rửa sạch, ngâm với rượu.

Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm ảnh 1
Sim rừng tươi sắc màu, nồng nàn hương liệu trong sản phẩm rượu Bảo An.

Hơn 6 tháng, rượu ngâm với sim rừng cho hương vị thơm ngọt, tươi màu hồng đào, có khả năng kích thích tiêu hóa, trị các bệnh đường ruột. Áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, gửi mẫu xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa; gia đình tổ chức sản xuất hơn 5.000 lít rượu sim, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, mã vạch, cung ứng sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm OCOP rõ nguồn gốc xuất xứ, công bố, cập nhật trên trang web, được nhiều người tiêu dùng trong tỉnh lựa chọn, vươn tới thị trường miền nam. Cơ sở sản xuất quan tâm nhất là bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Sau khi sản phẩm được công nhận, xếp hạng 3 sao, nhiều người biết đến thương hiệu rượu sim rừng Bảo An ở Hoằng Xuân, huyện Hoằng hóa và cơ sở đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng trong năm vừa qua.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao, huyện Hoằng Hóa rà soát những sản phẩm tiềm năng, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lựa chọn, xây dựng sản phẩm OCOP. Toàn huyện đã có 16 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó mắm tôm Lê Gia đã được công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Huyện hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất, in nhãn mác, công bố tiêu chuẩn, quảng bá sản phẩm, tham gia kết nối cung cầu; giao Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tổ chức điểm giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP; phối hợp Viện nông nghiệp Thanh Hóa cập nhật 14 sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa Lê Trọng Hòa đánh giá, chương trình OCOP thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ.

Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm ảnh 2
Nước tương của hộ sản xuất ở xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn đạt OCOP 3 sao.

Sau công nhận, xếp hạng sao, các sản phẩm OCOP mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng 15-20% giá trị trao đổi, trong đó nước mắm, mắm tôm Lê Gia được bày bán tại nhiều siêu thị ở Hà Nội, vươn tới một số nước trên thế giới. Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng, phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực, nâng thu nhập bình quân đầu người ở huyện Hoằng Hóa lên 58 triệu đồng/năm, tạo thêm nguồn lực nội sinh nâng cao chất lượng phong trào nông thôn mới.

Đến thời điểm này Hoằng Hóa có 36 thôn kiểu mẫu, 5 xã đạt được công nhận nông thôn mới nâng cao, trong đó Hoằng Lộc đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Nhân rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Bình Sơn là xã miền núi thuộc vùng kinh tế Tây Nam huyện Triệu Sơn còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò chủ thể, nguồn lực trong nhân dân, cấp ủy, chính quyền xã Bình Sơn lồng ghép các hợp phần đầu tư theo Chương trình 135 vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân sinh; củng cố, nâng cao vai trò của hợp tác xã trong tổ chức sản xuất, bao tiêu, chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Với mức đầu tư 300 triệu xây dựng một mô hình sản xuất, xã Bình Sơn hỗ trợ các nhóm hộ mua 50 máy chế biến chè, thay thế phương thức sao, sấy chè thủ công. Hợp phần cấp nước sinh hoạt hỗ trợ các cụm dân cư, khoan 100 giếng, tạo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn nông hộ trồng, chăm sóc, thâm canh 10 ha chè theo hướng VietGap, đầu tư hệ thống bơm tưới tự động, nhất là quán triệt đến nông hộ không sử dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng.

Hợp tác xã cùng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến chè, thỏa thuận, công khai phương thức, giá thu mua, đồng hành cùng nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP.

Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm ảnh 3
Khách hàng chọn mua sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Bình Sơn.

Kết quả, Bình Sơn đã có tới 4 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên là chè móc câu sạch, chè xanh túi lọc, trà gai leo túi lọc, mật ong 4 mùa.

Vùng nguyên liệu chè từ 250 ha tăng lên hơn 300 ha; sản lượng chè đã đạt 7,2 tấn búp/ha, giá thu mua chè búp tươi từ hơn 60 nghìn đồng tăng lên hơn 100 nghìn đồng/10 kg, chè búp khô từ 100 nghìn đồng, tăng lên 150-250 nghìn đồng/kg; mật ong qua lọc tạp chất, đóng chai nâng giá bán từ 140 nghìn đồng lên 250 nghìn đồng/chai 650ml.

Mai Văn Chiến, Bí thư Đảng ủy xã Bình Sơn trao đổi, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, khai tiềm năng, lợi thế ở địa phương, gắn sản xuất với chế biến, nâng cao chất lượng các sản phẩm chủ lực, Bình Sơn được công nhận xã chuẩn nông thôn mới năm vừa qua. Cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong xã tiếp tục củng cố, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, thoát nghèo bền vững.

Đi đôi với thực thi hiệu quả chính sách của tỉnh Thanh Hóa về hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2022-2025, nhiều địa phương trong tỉnh bố trí thêm ngân sách, lồng ghép với nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ phát triển sản xuất, các sản phẩm OCOP.

Toàn tỉnh đã có 236 sản phẩm OCOP của 49 doanh nghiệp, 51 Hợp tác xã, 6 tổ hợp tác, 52 hộ sản xuất, kinh doanh ở 139 xã, phường, thị trấn, thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố.

Ngoài “mắm tôm Lê Gia” sớm được công nhận sản phẩm OCOP quốc gia, Thanh Hóa hiện có 51 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao, 184 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Trong đó, “Mật ong, Trà Bình Sơn” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận sản phẩm tiêu biểu khu vực miền núi và Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông lâm nghiệp xã Bình Sơn huyện Triệu Sơn được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Tỉnh Thanh Hóa, các ngành cùng các địa phương tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tham gia các hội chợ trong ngoài tỉnh, đưa sản phẩm vào các siêu thị, hỗ trợ phát triển thêm 16 điểm bán hàng OCOP tại các địa phương. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP như Mắm tôm, mắm tép Lê Gia ở huyện Hoằng Hóa vươn tới thị trường Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi; đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từ cói ở Nga Sơn xuất khẩu, bán tại các siêu thị ở Hoa Kỳ; ghế tre thư giãn cao cấp ở Hà Trung xâm nhập thị trường Châu Âu; sản phẩm Dứa đóng hộp, Ngô ngọt ở huyện Nông Cống xuất khẩu sang các nước Trung Đông, Nga, châu Âu...

Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm ảnh 4
Miến gạo Thăng Long ở huyện Nông Cống đến với người tiêu dùng.

Các sản phẩm OCOP xứ Thanh bán rộng rãi trong nước bằng hình thức trực tiếp hoặc qua mạng. Theo khảo sát sơ bộ, doanh số sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng trưởng bình quân hơn 15%; nhiều chủ thể OCOP như Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Bình Sơn, Hợp tác xã dịch vụ sản xuất Miến gạo Thăng Long, Cơ sở Đông Y Quang Anh… có doanh thu tăng gấp hai lần. OCOP tăng thêm uy tín, thương hiệu sản phẩm, được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.

Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, Bùi Công Anh đánh giá, Chương trình OCOP góp phần phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. Bốn năm qua, trung bình mỗi năm Thanh Hóa thành lập thêm 60 hợp tác xã; các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh như doanh thu, lãi sau thuế của hợp tác xã, thu nhập bình quân của xã viên tăng trưởng khá.

Chương trình còn tạo môi trường hoạt động bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích cộng đồng khai thác đặc sản vùng miền, duy trì, phát huy lợi thế sản phẩm truyền thống , ngành nghề, làng nghề. Sản phẩm OCOP còn thiết thực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong nhóm sản phẩm đặc thù của các địa phương; phát huy tính sáng tạo của các chủ thể OCOP trong nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, phân khúc thị trường. Bản thân các chủ thể OCOP nhận thức sâu rộng hơn, quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, dịch vụ bán hàng.

Thời gian tới Thanh Hóa tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP trong chuỗi giá trị; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP; hỗ trợ chuyển đổi số, tích cực, chủ động tham gia thị trường điện tử và tăng cường quan hệ hợp tác, đưa ngày càng nhiều sản phẩm OCOP Thanh Hóa xâm nhập sâu rộng thị trường trong nước, quốc tế.

https://nhandan.vn/thanh-hoa-nhan-rong-mo-hinh-moi-xa-mot-san-pham-post728013.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sơn La: Nhân rộng mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị

Sơn La: Nhân rộng mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị

Đổi mới trong công tác dân vận, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp huyện Yên Châu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị. Công tác dân vận ngày càng hướng về cơ sở, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.
Sơn La: Vào vụ khai thác mủ cao su

Sơn La: Vào vụ khai thác mủ cao su

Ngay sau khi kết thúc vụ khai thác mủ năm 2023, Công ty cổ phần Cao su Sơn La đã chỉ đạo các nông trường, đơn vị sản xuất tập trung chăm sóc, bảo vệ và triển khai các phương án PCCC toàn bộ diện tích, bảo đảm các vườn cây cao su sinh trưởng, phát triển, ổn định năng suất và sản lượng cho vụ khai thác năm 2024.
Điện Biên: Nông dân tất bật gieo trồng sau mưa

Điện Biên: Nông dân tất bật gieo trồng sau mưa

Sau những ngày nắng nóng kéo dài, Điện Biên đón nhận những cơn mưa đầu mùa. Với bà con vùng cao canh tác dựa vào nương rẫy thì những cơn mưa đầu mùa sẽ làm tơi đất, cung cấp lượng nước cần thiết để bắt đầu mùa vụ. Thế nên sau những trận mưa, tận dụng nước mưa làm ẩm đất, bà con tất bật gieo trồng.
Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã nhân giống, mở rộng diện tích trồng một số loại cây dược liệu. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho sản phẩm lại đang là bài toán khó.
Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

Trước đây, bản Mạt là bản khó khăn nhất của xã biên giới Mường Lèo, huyện Sốp Cộp. Nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước, quyết tâm của cấp ủy, Ban quản lý bản và sự đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của nhân dân, đời sống của 111 hộ trong bản từng ngày thay đổi.
Lan tỏa khí thế Điện Biên

Lan tỏa khí thế Điện Biên

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có lẽ là một kỷ niệm khó quên của mỗi chiến sĩ và nhân dân Điện Biên khi cơn mưa sầm sập đổ xuống trước màn khai lễ. Mặc những hạt mưa rơi ướt người, ướt áo, các chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành vẫn nghiêm trang, chỉnh đốn trang phục trước khi tiến vào lễ đài. Cơn mưa càng làm không khí lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ thêm hào hùng, ấn tượng.

Các tin khác

Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Đối với phát triển hệ thống đô thị, công tác quy hoạch luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như một “công cụ” quản lý, định hướng, “đi trước mở đường” dẫn dắt cả quá trình phát triển đô thị. Bởi vậy, Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể được coi là “kim chỉ nam” cho phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu nông sản cho nhân dân, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP; tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng chuyên canh cây ăn quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Những ngày qua, nông dân huyện Điện Biên khẩn trương xuống đồng thu hoạch lúa đông xuân 2023 - 2024. Mặc dù trong vụ chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố bất lợi về thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chủ động của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân nên vụ lúa đông xuân năm nay được mùa. Nông dân ai cũng phấn khởi.
Sơn La:  Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Sơn La: Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Tăng cường hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp; triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân các tỉnh Bắc Lào xây dựng mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.
Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên có khoảng 70% diện tích tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp trong đó có các loại cây dược liệu. Thực tế, tại một số huyện đã phát triển vùng trồng cây dược liệu song cần thêm sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân trồng dược liệu dưới tán rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ rừng.
Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Sáng nay (8/5), tại trụ sở UBND tỉnh diễn ra buổi trao tặng và tiếp nhận hũ đựng đất giữa UBND tỉnh Điện Biên và Đại sứ quán nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm Giải phóng lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Xô Viết Belarus. Trao tặng hũ đựng đất “Pháo đài Brest” cho tỉnh Điện Biên có ngài Uladzimir Baravikou, Đại sứ nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Ngày 8/5, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đã chào xã giao lãnh đạo tỉnh Sơn La.
Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.
Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Cứ mỗi dịp tháng 5 về, Khu di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu lại trở thành điểm đến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để tưởng nhớ đến vị cha già kính yêu của dân tộc. Từng đóa hoa tươi, từng nén nhang thơm dâng Bác là tấm lòng của mỗi người con Yên Châu tỏ lòng thành kính tri ân công đức, cũng là dịp báo công dâng Bác những thành quả đã đạt được.
Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Phấn đấu thu hút từ 10 - 12 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát về các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, phát triển đô thị. Đó là mục tiêu theo kế hoạch thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình năm 2024.
Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Sau chiến thắng lịch sử năm 1954, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn, hàng nghìn thanh niên xung phong các tỉnh miền xuôi tình nguyện lên Điện Biên để xây dựng công trình Đại thủy nông Nậm Rốm dẫn nước tưới cho thung lũng Mường Thanh, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, sau 55 đưa vào khai thác, công trình vẫn giữ vai trò chủ lực điều tiết nước cho cánh đồng Mường Thanh để tạo ra những “hạt ngọc” thơm ngon nức tiếng, thương hiệu gạo Điện Biên đã được khẳng định trên khắp mọi miền đất nước.
Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Chiều nay (5/5), tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.
Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Ngày 29/4, tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, Quỹ Tâm hồn đẹp (TP. Hà Nội) phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP. Điện Biên Phủ và Báo Điện Biên Phủ (đơn vị kết nối) tổ chức trao học bổng tặng học sinh nghèo vượt khó.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động