Thách thức lớn nhất của cải cách là nuôi dưỡng niềm tin
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh. |
Thưa ông, công cuộc cải cách của Việt Nam đã mang lại những chuyển biến, những thành tựu rất lớn cho đất nước. Nhưng chúng ta luôn mong muốn có thể đi nhanh hơn, để có thể đạt được khát vọng lớn hơn. Ông nghĩ thể nào về chặng đường cải cách tới đây của nền kinh tế?
Những thành tựu trong quá khứ, thành tựu của các thời kỳ đã qua để lại rất nhiều bài học, nhưng chắc chắn không đủ đảm bảo thành công cho việc thực hiện khát vọng 2030 - 2045.
Lý do đơn giản, thế giới đang thay đổi, xu hướng lớn đan xen, vừa gắn với đòi hỏi phát triển, không chỉ thịnh vượng, tăng trưởng, mà còn xanh, hài hòa hóa xã hội - con người - thiên nhiên... Cùng với đó là những dịch chuyển về tiêu dùng, công nghệ, kỷ nguyên số… Có nhiều điều trong xu hướng chúng ta bước đầu nắm được, nhưng còn nhiều điều phải nghiên cứu, trải nghiệm qua thực thực tiễn.
Bối cảnh hiện tại đòi hỏi những thay đổi căn bản về quản trị, từ quản trị quốc gia đến quản trị tổ chức. Tất nhiên, cách quản trị truyền thống vẫn quan trọng, nhưng đòi hỏi thêm các yếu tố để đáp ứng yêu cầu mới.
Những bài học, nền tảng mà cải cách đã tạo ra cho đến thời điểm này là tốt, song chưa đủ, chưa đảm bảo cho thành công, nhất là thực hiện nhiều mục tiêu đầy tham vọng là trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050…
Thách thức vô cùng lớn, thưa ông?
Thách thức rất lớn, nhưng cơ hội mới mở ra cũng rất lớn. Tuy nhiên, tôi muốn nói nhiều đến thách thức liên quan con người vào thời điểm này.
Trong công cuộc cải cách mạnh mẽ về thể chế, cách thức, phương thức quản trị, con người không đơn thuần cần nâng cao chất lượng, năng lực quản trị, mà phải đáp ứng đòi hỏi về cải cách giáo dục, đào tạo, biết thu hút, giữ chân, phát huy tài năng.
Cùng với vấn đề con người, công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, các khung khổ pháp lý, xây dựng hệ thống an sinh xã hội mới cần gắn với xã hội già hóa hơn, tầng lớp trung lưu nhiều hơn, lớp trẻ năng động hơn; tăng sức chống chịu của nền kinh tế.
Riêng việc hoàn thiện khung khổ pháp lý - được coi là một cấu phần quan trọng của cải cách thể chế - cũng cần tiếp tục với một chương trình cải cách mới, phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế số.
Tất nhiên, cùng với đó là hoàn thiện các kế hoạch đã định để thị trường hoạt động hiệu quả, quản trị quốc gia hiệu quả hơn.
Đằng sau những điều trên, thách thức lớn nhất là tạo dựng, duy trì, giữ vững niềm tin đối với sự phát triển của đất nước. Nếu bàng quan, chỉ nhìn ngắn hạn, thì chắc chắn, công cuộc cải cách nền kinh tế sẽ không có được thành quả mong muốn.
Làm thế nào để tạo dựng, nuôi dưỡng niềm tin ấy, thưa ông?
Ở đây có bài học từ quá khứ. Trong giai đoạn đầu của đổi mới, cải cách, thách thức vô cùng lớn. Lúc đó, dù chúng ta chưa hiểu hết về kinh tế thị trường, nhưng đã chọn cải cách theo hướng thị trường, mở cửa từ bên trong đến mở cửa ra bên ngoài. Không chỉ chọn bước đi, mà thế hệ lãnh đạo đất nước đã chấp nhận rủi ro, dũng cảm thực hiện. Nếu không dám làm, nếu không trăn trở, bám sát thời cuộc, có thể những câu chuyện về giao khoán, gói cải cách năm 1989 sẽ không trở thành cơ chế, đường hướng chung sau này.
Giờ nhìn lại, không phải không có những sai lầm, vấp váp, nhưng mọi người tin vào kết quả, tin vào việc có sai có sửa, có vấp váp sẽ được tìm cách đứng dậy, tất cả đều vì lợi ích của đất nước và nhân dân là người thụ hưởng.
Đặt vào bối cảnh mới nhiều rủi ro, bất định hiện nay, chúng ta không thể đòi hỏi mọi luật lệ, quy trình hoàn thiện, đầy đủ, song cũng không dám chấp nhận rủi ro, có sai sót. Nên trong hằng hà sa số các quy định hiện tại, nhiều quy định không thể hiện bản chất của sự việc, được thiết kế với tâm lý quá lo sợ về các rủi ro có thể phát sinh, tác động phụ không mong muốn của các cơ chế, chính sách.
Nhưng cách quy định đó bảo đảm cơ quan thực thi đúng quy định!
CEO Nokia Stephen Elop đã từng có câu nói nổi tiếng sau khi Nokia buộc phải bán mảng kinh doanh máy tính bảng và điện thoại cho Microsoft vào năm 2014, khai tử thương hiệu Nokia lừng lẫy một thời, đó là “mặc dù chúng tôi đã không làm điều gì sai, nhưng theo cách nào đó, chúng tôi đã hoàn toàn thua cuộc”.
Có thể không sai quy trình, thủ tục, nhưng thất bại của Nokia đến từ không đủ bản lĩnh, không đủ sáng tạo, không đủ đổi mới, không đủ linh hoạt để bắt kịp xu hướng phát triển.
Có thể chính các quy định bảo đảm không sai quy trình như đã đề cập ở trên đang trói buộc, thậm chí triệt tiêu tinh thần phục vụ, động lực sáng tạo của cả đội ngũ công chức cũng như đối tượng thực thi.
Quan điểm của tôi là, niềm tin bắt đầu từ các nỗ lực cải cách, phục hồi kinh tế thông qua những chính sách phù hợp với cuộc sống, song hành với sự chuyển động theo hướng tích cực của bộ máy công vụ.
Khi các chuyển động có kết quả cụ thể, kích hoạt chuyển động của thị trường dù trong bối cảnh vô cùng khó khăn, niềm tin sẽ được nuôi dưỡng.
Nguồn: Thách thức lớn nhất của cải cách là nuôi dưỡng niềm tin
Tin liên quan
Giá USD tiếp tục lập đỉnh 25/11/2024 07:00
Cùng chuyên mục
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Các tin khác
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
Giá vàng có thể bứt phá lên mức cao
Góc nhìn chuyên gia 27/09/2024 17:00
Vinatex, Hanosimex đồng loạt muốn thoái sạch vốn tại doanh nghiệp may hơn 60 năm tuổi
Góc nhìn chuyên gia 27/09/2024 13:00
"Ghế nóng" CEO các tập đoàn bán lẻ
Góc nhìn chuyên gia 23/09/2024 14:00
Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương
Góc nhìn chuyên gia 23/09/2024 10:14
GS. TSKH Nguyễn Mại: Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới
Góc nhìn chuyên gia 22/09/2024 11:36
Đã đến lúc người Việt cần quan tâm đến kế hoạch hưu trí của mình
Góc nhìn chuyên gia 22/09/2024 06:00
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Góc nhìn chuyên gia 21/09/2024 12:00
“Bước lùi” của McDonald’s tại Việt Nam?
Góc nhìn chuyên gia 20/09/2024 14:00
Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải
Góc nhìn chuyên gia 15/09/2024 13:51
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00