Nợ xấu tăng nhanh, làm sao “hạ nhiệt”?
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6/2024, nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống tổ chức tín dụng tăng 5,77% so với cuối năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 4,56%, cao hơn mức 4,55% tại thời điểm cuối năm 2023 và mức 2,03% cuối năm 2022. Như vậy, trong 2 năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao và có khả năng tiếp tục gia tăng chủ yếu từ nhóm các ngân hàng thương mại
Tính đến cuối tháng 6/2024, nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống tổ chức tín dụng tăng 5,77% so với cuối năm 2023 - Ảnh minh họa: ITN |
Tổng nợ xấu nội bảng, nợ tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng 6/2024 chiếm tỷ lệ 6,44% so với tổng dư nợ.
Mặc dù tỷ lệ này giảm so với mức 6,9% vào cuối năm 2023, nhưng lại tăng so với mức 4,21% vào cuối năm 2022 và cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu nội bảng 4,56% tổ chức tín dụng đang thực hiện phân loại theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nhận định về nguyên nhân khiến tỉ lệ nợ xấu tăng, nhiều ý kiến cho biết, qua công tác giám sát nhận thấy nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và tại một số tổ chức tín dụng có xu hướng tăng do kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, xung đột địa chính trị tại nhiều quốc gia ngày càng căng thẳng.
Bên cạnh đó, lạm phát tại một số quốc gia chưa được kiểm soát và tiếp tục gia tăng, hoạt động kinh tế trong nước chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch... dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân chưa phục hồi vững chắc.
Theo chuyên gia, bên cạnh sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng, cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các bên liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu - Ảnh minh họa: ITN |
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều vướng mắc do khách hàng gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ hoặc thậm chí chây ỳ trả nợ, không hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Các quy trình, thủ tục tố tụng và thi hành án kéo dài gây tốn kém về mặt chi phí, giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút. Có trường hợp khách hàng có ý tạo ra một vụ tranh chấp với người thứ ba dẫn đến vụ việc thi hành án vẫn bị trì hoãn, kéo dài…
Do đó, ông Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị, các cơ quan có thẩm quyền cần thiết bổ sung quy định pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng là bên nhận bảo đảm của khoản nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
“Đồng thời, bổ sung quy định về cơ chế phối hợp, hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan công an cho các tổ chức tín dụng trong việc thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu…”, ông Hùng nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank cho biết, Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực thi hành nhưng một số quy định không được kế thừa trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ từ các cơ quan công an, chính quyền địa phương trong việc thực thi quyền thu, giữ tài sản đảm bảo của chủ nợ.
Trong khi đó, do tác động tiêu cực kéo dài của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thu nhập của người dân đều giảm sút, khả năng trả nợ suy giảm, thực tế có tình trạng không hợp tác, chây ỳ, chống đối trong việc trả nợ và bàn giao tài sản đảm bảo, nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng.
Vì vậy, ông Ấn đề nghị các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu, thu giữ tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu. Trong đó, công tác tố tụng giải quyết vụ án tại Tòa án các cấp và thi hành án cần được giải quyết rút gọn, đẩy nhanh tiến độ.
Được biết, về vấn đề này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” góp phần phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Tám tháng đầu năm 2024, NSNN bội thu hơn 231 ngàn tỷ
Tài chính 07/09/2024 08:00
Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng?
Tài chính 06/09/2024 18:00
HDBank (HDB) - Kỳ vọng nới room ngoại và cơ sở hỗ trợ tăng trưởng?
Tài chính 06/09/2024 11:00
Ngân hàng không được cấp tín dụng cho cổ đông vượt trần sở hữu?
Tài chính 05/09/2024 07:00
Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 40% kế hoạch
Kinh tế - Tài chính 05/09/2024 06:00
Giải pháp khắc phục tình trạng tài chính của HVN
Tài chính 04/09/2024 16:00
Các tin khác
SCB chấm dứt hoạt động 107 phòng giao dịch
Kinh tế - Tài chính 03/09/2024 21:29
Lũy kế 8 tháng đầu năm, thu nội địa tăng 18,9%
Tài chính 01/09/2024 08:00
Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp lễ
Tài chính 31/08/2024 18:00
Yếu tố hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Tài chính 31/08/2024 07:37
Đề xuất bồi thường khi chậm hoàn thuế: Chuyên gia nói gì?
Tài chính 30/08/2024 14:00
Cơ hội duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ
Tài chính 30/08/2024 13:00
Đón đợt "sóng" mới, chọn ngân hàng gửi tiết kiệm lãi suất 9,5%/năm
Kinh tế - Tài chính 28/08/2024 18:29
Nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế
Tài chính 28/08/2024 18:00
Áp lực cho các ngân hàng nhỏ
Tài chính 28/08/2024 06:05
Thêm điều kiện cho nới lỏng tiền tệ
Tài chính 27/08/2024 10:00
Giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng nhẹ
Kinh tế - Tài chính 27/08/2024 09:32
Vì sao các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trở lại?
Tài chính 26/08/2024 14:00
Tăng nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội
Tài chính 26/08/2024 12:00
Quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel III của ngân hàng Việt
Tài chính 26/08/2024 09:21
Tín dụng tăng mở ra nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính 25/08/2024 07:00
Tăng trưởng tín dụng tới nửa tháng 8/2024 phục hồi trở lại
Tài chính 24/08/2024 13:00
Bao giờ hết lo "bị lừa", sợ "mất tiền oan" khi đến với bảo hiểm?
Tài chính 24/08/2024 07:00
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025
Tài chính 23/08/2024 09:04
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00