Nên đấu thầu thay vì đấu giá quyền sử dụng đất

GS-TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, mặc dù luật quy định cả đấu giá quyền sử dụng đất (SDĐ) và đấu thầu dự án có SDĐ, nhưng khi triển khai thì nên đấu thầu thay vì đấu giá quyền SDĐ.
GS-TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đấu giá và đấu thầu đều có ưu điểm riêng. Vì sao ông lại cho rằng, khi triển khai Luật Đất đai, nên đấu thầu dự án có SDĐ, thay vì đấu giá quyền SDĐ?

Dự thảo Luật Đất đai được Quốc hội thảo luận (ngày 3/11) quy định cụ thể 9 trường hợp giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu như giao đất không thu tiền SDĐ; đất giao sử dụng vào mục đích hoạt động khoáng sản; giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu tại nông thôn và thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở... Ngoài các trường hợp này, khi tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, bắt buộc phải tham gia đấu thầu hoặc đấu giá. Như vậy, đất đai được đấu thầu hoặc đấu giá rất lớn.

Đấu giá quyền SDĐ hoặc đấu thầu dự án có SDĐ có những ưu điểm riêng, nhưng tôi cho rằng, nên tập trung đấu thầu thay vì đấu giá. Đấu giá có ưu điểm là ngân sách nhà nước thu được tối đa số tiền có thể có được. Số tiền này thuộc ngân sách địa phương, được dùng để đầu tư phát triển. Nhiều địa phương nhờ tiền từ đấu giá đất đã đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhưng đấu giá quyền SDĐ về bản chất là bán đất, cho thuê đất có thời hạn, ngân sách chỉ thu được một lần, sau đó thì lấy gì mà bán, ngân sách địa phương trông chờ vào đâu để tiếp tục đầu tư phát triển, nên phải hạn chế đấu giá.

Nguồn thu từ đấu giá đất chiếm tỷ trọng khá lớn trong ngân sách của nhiều địa phương, vì vậy, nếu hạn chế đấu giá, chắc chắn, lãnh đạo địa phương không vui vẻ gì?

Ai làm lãnh đạo địa phương cũng muốn để lại “dấu ấn”, đó là năm nào ngân sách địa phương cũng “rủng rỉnh”, có tiền để xây dựng các công trình, dự án như đường giao thông, trường học, cơ sở y tế… phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Mong muốn này là chính đáng, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương chỉ có hạn, thu ngân sách phần nhiều là không đủ chi, năm nào cũng phải nhận cân đối từ ngân sách Trung ương thì làm gì có tiền để đầu tư, vì vậy, cách dễ nhất là đấu giá quyền SDĐ. Nhưng nhiệm kỳ này “bán” hoặc cho thuê hết rồi, các nhiệm kỳ sau lấy gì mà bán, mà cho thuê nữa. Hậu quả là các công trình, dự án phục vụ dân sinh đã làm từ những nhiệm kỳ trước không có tiền để duy tu, bảo dưỡng.

Ngoài ra, còn hạn chế nào nữa, thưa ông?

Thực tế cho thấy, đấu giá quyền SDĐ làm méo mó thị trường bất động sản. Một khu đất nào đó đem ra đấu giá, nhiều người muốn được giao, được thuê, nên trả giá gấp nhiều lần giá đang giao dịch trên thị trường. Ngân sách địa phương có cái lợi là thu được tối đa tiền đất đem đấu giá, nhưng giá những khu đất xung quanh sẽ tự động nhảy lên, khiến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không thể tiếp cận được với mức giá bình thường của thị trường.

Khi giá đất, giá mặt bằng tăng không theo quy luật của thị trường sẽ khiến chi phí sản xuất, kinh doanh tăng, người tiêu dùng phải trả chi phí cao hơn. Thu nhập của tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng bị giảm do giá thuê mặt bằng cao, dẫn đến thu ngân sách bị giảm.

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bỏ giá “trên trời”, gấp rất nhiều lần giá đất giao dịch trên thị trường. Sau khi trúng đấu giá thì bỏ cọc, đã gây ra hệ lụy vô cùng lớn, trong đó vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất đấu giá 2,45 tỷ đồng/m2 ở Thủ Thiêm là ví dụ điển hình.

Tại sao ông muốn việc giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu thầu dự án có SDĐ?

Nếu như đấu giá, ai trả giá cao sẽ thắng, cái được và cái mất như tôi đã phân tích ở trên. Còn khi thực hiện đấu thầu thì “tiền không phải là tất cả”. Trước khi đấu thầu dự án SDĐ nào đó, cơ quan hữu quan sẽ phân tích toàn diện lợi ích kinh tế - xã hội, môi trường, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước đạt được sau khi đấu thầu việc giao đất, cho thuê đất.

Đấu thầu thì giá không phải là yếu tố quyết định việc lựa chọn người trúng thầu, mà có sự kết hợp giữa giá đất trúng đấu thầu với lợi ích kinh tế - xã hội, môi trường, Nhà nước, người dân vùng dự án. Giá đất trúng thầu chỉ là một trong nhiều yếu tố để xem xét, khác với đấu giá, khi giá là yếu tố duy nhất quyết định người thắng kẻ bại.

Thưa ông, có nên giao Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể đấu thầu dự án có SDĐ như đấu giá không?

Tất nhiên là có, nhưng phải luật hóa một số quy định như đất được lựa chọn để thực hiện đấu thầu phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ; thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của Luật Đất đai; khu đất thực hiện đấu thầu đã có quy hoạch chi tiết 1/500; mục đích SDĐ theo quy hoạch có giá trị quyền SDĐ cao hơn giá trị SDĐ theo mục đích sử dụng đất hiện trạng.

Ngoài ra, cũng phải luật hóa tiêu chí, điều kiện về đấu thầu như dự án có quy mô diện tích từ 100 ha trở lên; dự án có yêu cầu về động lực lan tỏa về phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về điểm nhấn kiến trúc, phát triển đô thị; khu đất chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, không phải là khu dân cư tập trung; dự án đáp ứng hiệu quả tổng hợp về SDĐ, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; nhà đầu tư có năng lực về tài chính, có kinh nghiệm triển khai dự án và cam kết về tiến độ hoàn thành dự án với thời gian ngắn nhất.

Nguồn: Nên đấu thầu thay vì đấu giá quyền sử dụng đất

Mạnh Bôn
baodautu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

TS Đinh Thế Hiển: Tháng 5, tháng 6 sẽ có dòng tiền trở lại thị trường chứng khoán

TS Đinh Thế Hiển: Tháng 5, tháng 6 sẽ có dòng tiền trở lại thị trường chứng khoán

Theo TS. Đinh Thế Hiển, mặc dù triển vọng dòng tiền trở lại thị trường bất động sản trong năm nay có thể không đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, nhưng với thị trường chứng khoán, tín hiệu là khá tích cực.
Ngoài đấu thầu vàng miếng, cần đánh thuế hoạt động đầu tư vàng

Ngoài đấu thầu vàng miếng, cần đánh thuế hoạt động đầu tư vàng

Tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức đấu thầu vàng miếng nhằm bình ổn thị trường vàng. Theo GS-TS. Trần Thọ Đạt, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, ngoài đấu thầu vàng miếng, cho phép nhập khẩu vàng, cần phải đánh thuế hoạt động đầu tư vàng.
TS Nguyễn Trí Hiếu: Cần phát hành trái phiếu huy động nguồn kiều hối vào hạ tầng

TS Nguyễn Trí Hiếu: Cần phát hành trái phiếu huy động nguồn kiều hối vào hạ tầng

Khả năng TP.HCM phát hành trái phiếu cho kiều bào để tài trợ các dự án trọng điểm của Thành phố sẽ thành công khoảng 70% cho đợt chào bán đầu tiên với số lượng chào bán 100 triệu USD.
Ông Phạm Xuân Hòe: Lượng tiền gửi ngân hàng giảm mạnh do chảy sang vàng

Ông Phạm Xuân Hòe: Lượng tiền gửi ngân hàng giảm mạnh do chảy sang vàng

Bình quân mỗi năm ta tiêu thụ 55 tấn vàng với lượng cung trong nước 3-4 tấn thì lượng nhập về hơn 50 tấn vàng. Cơ quan chức năng không cho nhập thì sẽ nhập lậu, chảy đô la ra nước ngoài, đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ giá tăng lên...
Chuyên gia nhận diện 6 rủi ro đối với kinh tế toàn cầu năm 2024

Chuyên gia nhận diện 6 rủi ro đối với kinh tế toàn cầu năm 2024

Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế (UEB) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, địa chính trị và chính trị là nhóm rủi ro lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu trong năm nay...
Giảm tiếp lãi suất có thể gây phản ứng ngược, tăng đầu tư tư nhân bằng cách nào?

Giảm tiếp lãi suất có thể gây phản ứng ngược, tăng đầu tư tư nhân bằng cách nào?

Theo ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB ở Việt Nam hiện khoảng cách giữa lãi suất điều hành và lạm phát không cao nên khi tiếp tục hạ lãi suất sẽ khiến chênh lệch giữa lãi suất điều hành và lạm phát âm tạo những hiệu ứng ngược về vĩ mô.

Các tin khác

Ngân hàng đồng loạt chi trả cổ tức có thực sự hấp dẫn nhà đầu tư?

Ngân hàng đồng loạt chi trả cổ tức có thực sự hấp dẫn nhà đầu tư?

Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã thông báo về chi trả cổ tức. Tuy nhiên, các ngân hàng thường cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc trả cổ tức, nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và tăng trưởng trong tương lai. Xoay quanh câu chuyện này, ông Lê Hoài Ân - CFA Founder IFSS, chuyên gia đào tạo và tư vấn hoạt động ngân hàng, Công ty cổ phần Giải pháp tài chính tích hợp đã có buổi chia sẻ với Tạp chí Tài chính.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Xóa bỏ chênh lệch giá vàng phải bằng biện pháp thương mại

TS. Lê Xuân Nghĩa: Xóa bỏ chênh lệch giá vàng phải bằng biện pháp thương mại

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp ngắn hạn. Giải pháp căn cơ nhất để xóa bỏ chênh lệch cao vô lý giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn là cho phép nhập khẩu vàng.
Chuyên gia dự báo tỷ giá bắt đầu hạ nhiệt từ cuối quý 2/2024

Chuyên gia dự báo tỷ giá bắt đầu hạ nhiệt từ cuối quý 2/2024

Nhóm nghiên cứu từ BIDV, ADB và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) dự báo tỷ giá USD/VND mặc dù còn chịu áp lực lớn trước khi Fed quyết định giảm lãi suất nhưng sẽ hạ nhiệt dần từ cuối quý 2/2024, với mức mất giá khoảng 2,5-3% trong năm 2024…
Xử lý nợ xấu: Hạn chế đẩy rủi ro cho tương lai

Xử lý nợ xấu: Hạn chế đẩy rủi ro cho tương lai

Nếu việc xử lý nợ xấu chỉ theo cách là khoanh, giãn, xóa… thì sẽ là đẩy rủi ro cho tương lai, bởi ngân hàng vẫn có lợi nhuận cao, nhưng nền kinh tế và người dân gánh chịu rủi ro và thiệt hại về lâu dài khi nguồn lực bị mất đi.
Ngành nông nghiệp tự tin đạt mục tiêu xuất khẩu 54 - 55 tỷ USD

Ngành nông nghiệp tự tin đạt mục tiêu xuất khẩu 54 - 55 tỷ USD

Dù đối diện với nhiều áp lực, nhưng ngành nông nghiệp vẫn ghi nhận tín hiệu tăng trưởng tích cực trong quý I/2024.
TS. Cấn Văn Lực: Cần xác định lĩnh vực ưu tiên trong phát triển tài chính xanh

TS. Cấn Văn Lực: Cần xác định lĩnh vực ưu tiên trong phát triển tài chính xanh

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho rằng Việt Nam cần một chiến lược tổng thể để phát triển thị trường tài chính xanh một cách hài hòa, hiệu quả giữa các kênh dẫn vốn, gắn với các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, cần xác định các lĩnh vực ưu tiên.
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ: Dự án cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh nhưng có thể sau đó không còn xanh nữa

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ: Dự án cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh nhưng có thể sau đó không còn xanh nữa

Có một vấn đề là dự án cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh nhưng có thể sau đó không còn xanh nữa, hoặc có sự gian lận cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh thì tổ chức xác nhận thực hiện thế nào, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý ra sao?
Chủ tịch AVR: Doanh nghiệp Việt không còn đường lùi

Chủ tịch AVR: Doanh nghiệp Việt không còn đường lùi

Ông NGUYỄN ANH ĐỨC, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), cho rằng trong bối cảnh hiện nay DN Việt Nam có thể lựa chọn cách vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các DN Trung Quốc ngay trên chính “sân nhà”.
Lo ngại thanh tra, kiểm tra, khách hàng từ chối được hỗ trợ lãi suất 2%

Lo ngại thanh tra, kiểm tra, khách hàng từ chối được hỗ trợ lãi suất 2%

Trong số các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, chỉ có khoảng 13% khách hàng đáp ứng điều kiện thụ hưởng chính sách, trong đó 67% khách hàng phản hồi không có nhu cầu được hỗ trợ lãi suất.
Cần có thể chế đột phá làm động cơ cho đầu tàu kinh tế

Cần có thể chế đột phá làm động cơ cho đầu tàu kinh tế

TP. Hồ Chí Minh (HCM) là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất cả nước, có vai trò quan trọng trong điều tiết ngân sách. Do đó cần thiết phải những đột phá thực chất về thể chế với cách làm khác biệt để thành phố chuyển đổi được mô hình tăng trưởng, bứt phá với tốc độ tăng trưởng cao, từ đó dẫn dắt kinh tế cả nước.
TS. Cấn Văn Lực: Sửa đổi Thông tư 16 sẽ không gây nhiều rủi ro

TS. Cấn Văn Lực: Sửa đổi Thông tư 16 sẽ không gây nhiều rủi ro

Theo TS. Cấn Văn Lực, việc NHNN sửa đổi Thông tư 16, cho phép ngân hàng mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết sẽ không gây ra nhiều rủi ro khi hệ thống doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã trở nên minh bạch hơn trước đây.
Chuyên gia nói gì trước đề xuất "Bỏ độc quyền vàng miếng"?

Chuyên gia nói gì trước đề xuất "Bỏ độc quyền vàng miếng"?

Theo PGS TS Nguyễn Thường Lạng - chuyên gia kinh tế, cho rằng trong lĩnh vực kinh tế, nếu có một nhà độc quyền xuất hiện thì sẽ tạo nên 3 điều. Một là tăng giá, hai là thủ tiêu cạnh tranh và ba là tình trạng đầu cơ lũng đoạn không chỉ trên thị trường mà cả chính sách.
Không thể không tăng giá bán lẻ điện?

Không thể không tăng giá bán lẻ điện?

Năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân đã 2 lần tăng tổng cộng 7,5%, nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn báo lỗ. “Trong bối cảnh này, không tăng giá bán lẻ điện không được”, PGS-TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) bình luận.
TS. Cấn Văn Lực: Tỷ giá đã tăng 1,8% từ đầu năm nhưng không quá đáng ngại

TS. Cấn Văn Lực: Tỷ giá đã tăng 1,8% từ đầu năm nhưng không quá đáng ngại

Theo TS. Cấn Văn Lực, nhờ triển vọng Fed hạ lãi suất và nền kinh tế Mỹ ngấm đòn lãi suất cao, vấn đề tỷ giá trong năm nay sẽ không quá đáng ngại.
TS. Phan Hữu Thắng: Việt Nam cần tiến lên mắt xích cao hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu

TS. Phan Hữu Thắng: Việt Nam cần tiến lên mắt xích cao hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu

Theo TS. Phan Hữu Thắng, muốn đón được dòng vốn FDI ở những dự án đầu tư chất lượng cao nhất thì Việt Nam cần hiểu doanh nghiệp nước ngoài và có những kế hoạch để chủ động đón nhận các dòng đầu tư trong các lĩnh vực mà chúng ta mong muốn.
Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Bộ Tài chính đã kịp thời hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến kinh doanh bảo hiểm, đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các DNBH và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm.
Ông Vũ Tú Thành: Nguồn vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam thực tế lớn hơn nhiều số liệu

Ông Vũ Tú Thành: Nguồn vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam thực tế lớn hơn nhiều số liệu

Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc Điều hành Khu vực kiêm Trưởng Đại diện USABC tại Việt Nam cho rằng số liệu FDI của Mỹ chưa phản ánh hết tầm quan trọng của đầu tư của nước này vào Việt Nam.
Lãnh đạo VietinBank: Lợi nhuận làm nhà ở xã hội chưa hấp dẫn

Lãnh đạo VietinBank: Lợi nhuận làm nhà ở xã hội chưa hấp dẫn

Ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Vietinbank cho rằng, lãi suất sinh lời của NOXH, nhà ở công nhân hiện nay bị khống chế ở mức 10% là chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động