M&A vào bất động sản bị “kìm chân” vì rào cản pháp lý
HoREA phản bác lập luận không nên tạo chính sách đặc thù riêng cho bất động sản Doanh nghiệp bất động sản chạy đua bán hàng mùa cuối năm |
Rào cản pháp lý
Theo nhận định từ các chuyên gia, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang đặc biệt quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam, bởi còn nhiều dư địa phát triển, hơn thế nữa giá BĐS được đánh giá là vẫn còn thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Thời gian gần đây, dòng vốn ngoại đổ vào BĐS Việt Nam thông qua các thương vụ M&A vẫn diễn ra tương đối sôi động. Có thể kể đến như, SkyWorld Việt Nam – Doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn SkyWorld Development Berhad (Malaysia) đã mua lại một khu đất diện tích trên 2.000m2 tại quận 8 (TP Hồ Chí Minh) để phát triển nhà ở; Tập đoàn Gamuda Berhad mua lại 3,68 ha đất ở TP Thủ Đức để phát triển dự án đa dụng; Công ty CP Địa ốc First Real Land (Việt Nam) mua 22% cổ phần vốn điều lệ của Công ty CP thương mại - dịch vụ Bạch Đằng, chủ sở hữu lô đất gần 6.900m2 ở TP Đà Nẵng...
Rào cản pháp lý khiến hoạt động của thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Doãn Thành |
Mặc dù các thương vụ M&A vẫn diễn ra tương đối sôi động, nhưng bước sang năm 2023 nguồn vốn từ hoạt động này đổ vào BĐS đã giảm sút tương đối sâu. Cụ thể, trong năm 2022 tổng lượng vốn của các thương vụ M&A vào BĐS đạt khoảng 1,7 tỷ đô la Mỹ; nhưng đến 10 tháng năm 2023 con số này chỉ còn trên 730 triệu đô la Mỹ, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.
“Nhiều nhà đầu tư ngoại đã bắt đầu chuyển vốn vào các dự án BĐS tại Việt Nam theo hình thức mua lại cổ phần. Vướng mắc về pháp lý là rào cản khiến những thương vụ bị “kìm chân”, nhà đầu tư ngoại không có nhiều cơ hội chọn lựa, làm hoạt động M&A phát triển không tương xứng với tiềm năng” – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam TS Nguyễn Văn Đính phân tích.
Sớm tháo gỡ vướng mắc về pháp lý
Cũng theo dữ liệu thông tin từ Hiệp hội BĐS Việt Nam, hiện nay phân khúc BĐS nhà ở và BĐS công nghiệp vẫn là hai phân khúc thu hút nhiều sự quan tâm và tìm kiếm của nhà đầu tư, đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia... Quy mô vốn cho mỗi thương vụ khoảng từ 20 - 50 triệu đô la Mỹ, trong đó kèm điều kiện là dự án pháp lý sạch, có tiềm năng trong tương lai, vị trí đẹp và giá bán giảm 10 - 20%.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết vướng mắc của các dự án BĐS tại Việt Nam đều liên quan đến vấn đề pháp lý, chiếm đến 70% khó khăn, vướng mắc. Trong tổng số 1.200 dự án phải “đắp chiếu” không thể triển khai, đến thời điểm này Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, thoát gỡ khó khăn cho các dự án BĐS mới giải quyết được gần 500 dự án, còn lại gần 800 dự án khác vẫn đang phải chờ đợi. Vì vậy, hoạt động của thị trường BĐS nói chung và thương vụ M&A vào BĐS nói riêng đang bị cản trở rất nhiều.
Những tồn tại liên quan đến vấn đề pháp lý được nhắc nhiều ở đây chính là câu chuyện bố trí quỹ đất cho các dự án phát triển nhà ở, công tác xác định giá đất để phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó là công tác quy hoạch chi tiết, quy trình thủ tục để thực hiện đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất, quy trình thẩm định, chấp thuận chủ trương, lựa chọn nhà đầu tư... phức tạp, nhiều công đoạn gây phiền toái, gia tăng chi phí của doanh nghiệp.
“Thủ tục hành chính là thách thức lớn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia đầu tư vào Việt Nam. Việc phải thực hiện quá trình thủ tục hành chính theo quy trình kèm theo đó là những chi phí phát sinh trong quá trình triển khai... Đặc biệt là vấn đề liên quan đến phê duyệt quy hoạch chi tiết, xác định các khoản phí sử dụng đất và cấp quyền sử dụng đất...” - Giám đốc điều hành Savills Việt Nam Neil MacGregor đánh giá.
Cũng theo đại diện Savills Việt Nam, trong vòng 2 – 3 năm tới, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ, khi Chính phủ Việt Nam tiếp tục điều hành ổn định cán cân kinh tế, kiềm chế lạm phát để tạo đà tăng trưởng. Trong đó, những nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản... sẽ đóng vai trò chủ đạo đến việc tăng trưởng nguồn vốn FDI vào Việt Nam và phân khúc BĐS khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng đánh giá cao các doanh nghiệp trong nước về kinh nghiệm, kiến thức thị trường; việc đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng sẽ giúp tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, lực lượng dân số trẻ chủ đạo trong cơ cấu dân số là ưu thế lớn. Vì vậy, nếu Chính phủ Việt Nam sớm hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, thì vốn đầu tư FDI vào nền kinh tế nói chung, lĩnh vực BĐS nói riêng và hoạt động M&A vào BĐS sẽ “bùng nổ” trong thời gian tới.
Tin liên quan
Dòng tiền đầu tư bất động sản chảy về thị trường tỉnh 05/10/2024 13:56
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm 05/10/2024 15:05
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam
Bất động sản 04/10/2024 16:00
Nhà thầu xây dựng mòn mỏi đợi quyết toán
Bất động sản 04/10/2024 10:00
Công bố Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030
Bất động sản 04/10/2024 08:00
Đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất
Bất động sản 03/10/2024 16:35
Đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất chuẩn
Bất động sản 03/10/2024 14:00
Tăng cung nhà ở giá rẻ cách nào?
Bất động sản 03/10/2024 06:00
Các tin khác
Đánh thuế bất động sản: Chặn được đầu cơ nhưng khó giảm giá nhà
Bất động sản 02/10/2024 17:00
Thuế bất động sản ở một số quốc gia: "Liều thuốc" hạ sốt thị trường
Bất động sản 02/10/2024 12:00
Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường đầu tiên tại Nghệ An
Bất động sản 02/10/2024 09:39
Đề xuất bãi bỏ một số quy định trong lĩnh vực đất đai
Bất động sản 01/10/2024 15:13
Không gian sống của các công dân toàn cầu
Bất động sản 01/10/2024 13:00
Một sổ đỏ được ghi tên bao nhiêu người đồng sở hữu
Bất động sản 01/10/2024 09:24
Nhà đất phố cổ Hà Nội: Rao bán gần 3 tỷ đồng/m2
Bất động sản 30/09/2024 14:10
Giải pháp gỡ khó định giá đất dự án BT
Bất động sản 30/09/2024 11:00
Hồi sinh các dự án BT: Gỡ vướng định giá đất
Bất động sản 30/09/2024 07:00
Điều tiết thị trường bất động sản: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Bất động sản 29/09/2024 13:00
Tách thửa đất: Hà Nội yêu cầu diện tích không dưới 50m2, mặt tiền 4m
Bất động sản 28/09/2024 13:08
"Săn" quỹ đất sạch - Cuộc đua nước rút cuối năm của doanh nghiệp bất động sản
Bất động sản 28/09/2024 08:00
Giá đất nền ven Hà Nội biến động mạnh
Bất động sản 27/09/2024 15:00
Điều tiết thị trường bất động sản bằng công cụ thuế
Bất động sản 27/09/2024 11:00
Đà Nẵng dự kiến thu 720 tỷ đồng từ đấu giá hàng trăm lô đất ở
Bất động sản 27/09/2024 08:00
Nguồn cung nhà ở mới có cải thiện dòng tiền của chủ đầu tư?
Bất động sản 26/09/2024 16:00
Có hiện tượng "cò đấu giá", thông đồng bỏ cọc đấu giá đất trục lợi
Bất động sản 26/09/2024 14:55
Ngăn chặn bỏ cọc đấu giá đất: Giải pháp từ định giá đất và thuế bất động sản
Bất động sản 26/09/2024 12:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00