Lào Cai: Đổi thay nơi vùng biên

Vượt qua quá khứ đau thương, mất mát 45 năm về trước, Nhân dân các dân tộc sinh sống nơi biên cương của Tổ quốc tại Lào Cai đã và đang ra sức thi đua sản xuất, nỗ lực phát triển kinh tế.

Chị Giàng Thị Giấy ở thôn Sín Chải B, xã Tả Ngài Chồ (Mường Khương) là điển hình phát triển kinh tế với mô hình nuôi lợn đen bản địa. Với sự nhạy bén, năm 2015, chị mạnh dạn vay vốn xây chuồng nuôi nhốt gia súc, thay thế phương thức nuôi thả rông như trước. Trung bình mỗi năm, chị Giấy xuất bán 2 lứa lợn thịt với sản lượng trên 5 tấn. Chị còn cung ứng lợn giống cho bà con. Việc chăn nuôi hiệu quả đã giúp chị thu lãi trên 100 triệu đồng/năm. Gia đình chị không những thoát nghèo mà còn xây dựng được căn nhà khang trang và mua xe ô tô phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày.

Lào Cai: Đổi thay nơi vùng biên
Gia đình chị Giấy làm giàu từ mô hình nuôi lợn đen bản địa.

Trưởng thôn Lừu Seo Hoa cho biết: Cũng như chị Giấy, các hộ ngày càng ý thức trong khâu nuôi nhốt và phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, tổng đàn lợn không ngừng tăng. Người dân ngày càng có thu nhập tốt nhờ chăn nuôi.

Thôn Sín Chải B có 66 hộ, 100% là dân tộc Mông. Những năm qua, thôn triển khai hiệu quả chủ trương phát triển nông nghiệp hàng hóa, trong đó tập trung phát triển chăn nuôi và trồng cây ăn quả (trồng quýt). Trên địa bàn thôn còn hình thành nhiều loại hình kinh tế mới, như thành lập các tổ đội xây dựng, kinh doanh vận tải, phát triển nghề may, thêu thổ cẩm...

Lào Cai: Đổi thay nơi vùng biên
Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số thôn Sín Chải B, xã Tả Ngài Chồ ngày càng no ấm.

Dạo một vòng quanh thôn Sín Chải B, chúng tôi cảm nhận rõ cuộc sống sung túc, nhiều nhà xây “mọc” lên, thậm chí có những căn biệt thự được xây dựng theo kiến trúc hiện đại. Ít ai biết rằng, nơi đây 45 năm về trước đã chứng kiến sự hy sinh anh dũng của ông Chấu Quán Dín, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Tả Ngài Chồ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương.

Người dân trong thôn luôn khắc ghi công lao của ông Chấu Quán Dín, vì vậy bà con đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, từng bước đưa Sín Chải B vươn lên, trở thành điểm sáng vùng biên.

Ông Lừu Seo Hoa, Trưởng thôn Sín Chải B, xã Tả Ngài Chồ.

Lào Cai: Đổi thay nơi vùng biên
Diện mạo nông thôn khu vực trung tâm xã Tả Ngài Chồ (Mường Khương).

Đi ngược biên giới, từ ngã ba sông - nơi thành phố biên cương - đến Lũng Pô (Bát Xát) - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, điều dễ nhận thấy là cuộc sống của người dân vùng biên ngày càng thay đổi nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước. Dừng chân ở thôn Tân Quang, xã biên giới Trịnh Tường (Bát Xát), chúng tôi cảm nhận được cuộc sống ấm no hiện hữu trên từng nếp nhà. Ông Ngô Minh Lý, Bí thư Chi bộ thôn tính nhẩm, thôn có 141 hộ thì có 116 hộ có nhà xây kiên cố. Hiện cả thôn chỉ còn 5 hộ nghèo.

Những năm qua, Tân Quang tập trung vào 3 mũi nhọn phát triển kinh tế, đó là lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc và thủy sản. Ông Lý kể: Có những hộ, năm vừa qua thu hơn 500 triệu đồng từ bán đồi cây, còn số hộ có nguồn thu từ 100 - 200 triệu đồng thì nhiều. Có những hộ mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, làm nhà lưới, ươm giống cây ăn quả, phát triển nông nghiệp hữu cơ...

Lào Cai: Đổi thay nơi vùng biên
Người dân thôn Tân Quang, xã Trịnh Tường tích cực phát triển mô hình kinh tế mới.

Nhà văn hóa thôn treo đầy bằng khen, giấy khen do trung ương, địa phương khen thưởng cán bộ và Nhân dân thôn Tân Quang. Thôn dành vị trí trang trọng cho Chi hội Cựu chiến binh trưng bày những thành tích nổi bật. Chi hội là nơi sinh hoạt của nhiều hội viên đã từng chiến đấu bảo vệ quê hương năm 1979, nơi họ cùng ôn lại những kỷ niệm vào mỗi dịp tết đến, xuân về. Ông Ngô Minh Lý cho biết: Khi trở về đời thường, họ luôn tỏa sáng phẩm chất người lính, góp sức xây dựng Tân Quang ngày càng phát triển. Tiêu biểu như các cựu chiến binh: Vũ Văn Dưỡng, xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp quy mô hơn 10 ha; Vũ Văn Tuy tập trung phát triển mô hình vườn - rừng; Nguyễn Ngọc Lạng với mô hình vườn - ao - chuồng mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng/năm...

Lào Cai: Đổi thay nơi vùng biên
Thôn Tân Quang được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng.

Ông Nguyễn Ngọc Lạng nguyên là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Trịnh Tường giai đoạn 1978 - 1980. Sau này, ông đảm nhận cương vị Phó Chủ tịch UBND xã, rồi Bí thư Đảng ủy xã. Ông công tác đến năm 2004 thì nghỉ hưu. Nay ở tuổi 75, ông Lạng vẫn miệt mài cống hiến cho địa phương, giữ cương vị Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Trịnh Tường. Hơn ai hết, ông là người nắm rõ quá khứ lịch sử với những đau thương không thể nào bù đắp. Chứng kiến nhịp sống sinh sôi, sự đổi thay vượt bậc của Tân Quang nói riêng và Trịnh Tường nói chung sau 45 năm, ông Lạng tự hào: "Tôi rất phấn khởi khi quê hương ngày càng đổi mới, thực sự là miền quê đáng sống".

Tôi rất phấn khởi khi quê hương Trịnh Tường ngày càng đổi mới, thực sự là miền quê đáng sống.

Ông Nguyễn Ngọc Lạng, nguyên Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Trịnh Tường giai đoạn 1978 - 1980.

Cũng như Tân Quang và Sín Chải B, nhiều thôn, bản vùng cao hoang sơ, heo hút, ít ai biết ngày trước thì nay đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế vùng biên, đi đầu các phong trào thi đua yêu nước. Tiêu biểu như thôn biên giới Lũng Pô, xã A Mú Sung (Bát Xát), nơi sinh sống của hơn 80 hộ đồng bào dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì có thu nhập bình quân 34 triệu đồng/người/năm; thôn người Dao Nậm Sò, xã Bản Phiệt (Bảo Thắng) hiện không còn hộ nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo dưới 10%; hai thôn biên giới Lao Chải và Chúng Chải B (thị trấn Mường Khương) trở thành “thủ phủ” quýt của huyện Mường Khương với tổng diện tích hơn 100 ha...

Lào Cai: Đổi thay nơi vùng biên
Diện mạo nông thôn xã Pha Long (Mường Khương)

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng người dân vùng biên đang nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Người từ miền xuôi lên miền ngược, luôn đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế và bảo vệ vững chắc biên giới Tổ quốc.

Nguồn: Đổi thay nơi vùng biên

Hữu Huynh
baolaocai.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã nhân giống, mở rộng diện tích trồng một số loại cây dược liệu. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho sản phẩm lại đang là bài toán khó.
Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

Trước đây, bản Mạt là bản khó khăn nhất của xã biên giới Mường Lèo, huyện Sốp Cộp. Nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước, quyết tâm của cấp ủy, Ban quản lý bản và sự đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của nhân dân, đời sống của 111 hộ trong bản từng ngày thay đổi.
Lan tỏa khí thế Điện Biên

Lan tỏa khí thế Điện Biên

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có lẽ là một kỷ niệm khó quên của mỗi chiến sĩ và nhân dân Điện Biên khi cơn mưa sầm sập đổ xuống trước màn khai lễ. Mặc những hạt mưa rơi ướt người, ướt áo, các chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành vẫn nghiêm trang, chỉnh đốn trang phục trước khi tiến vào lễ đài. Cơn mưa càng làm không khí lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ thêm hào hùng, ấn tượng.
Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Đối với phát triển hệ thống đô thị, công tác quy hoạch luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như một “công cụ” quản lý, định hướng, “đi trước mở đường” dẫn dắt cả quá trình phát triển đô thị. Bởi vậy, Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể được coi là “kim chỉ nam” cho phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu nông sản cho nhân dân, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP; tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng chuyên canh cây ăn quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Những ngày qua, nông dân huyện Điện Biên khẩn trương xuống đồng thu hoạch lúa đông xuân 2023 - 2024. Mặc dù trong vụ chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố bất lợi về thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chủ động của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân nên vụ lúa đông xuân năm nay được mùa. Nông dân ai cũng phấn khởi.

Các tin khác

Sơn La:  Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Sơn La: Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Tăng cường hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp; triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân các tỉnh Bắc Lào xây dựng mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.
Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên có khoảng 70% diện tích tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp trong đó có các loại cây dược liệu. Thực tế, tại một số huyện đã phát triển vùng trồng cây dược liệu song cần thêm sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân trồng dược liệu dưới tán rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ rừng.
Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Sáng nay (8/5), tại trụ sở UBND tỉnh diễn ra buổi trao tặng và tiếp nhận hũ đựng đất giữa UBND tỉnh Điện Biên và Đại sứ quán nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm Giải phóng lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Xô Viết Belarus. Trao tặng hũ đựng đất “Pháo đài Brest” cho tỉnh Điện Biên có ngài Uladzimir Baravikou, Đại sứ nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Ngày 8/5, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đã chào xã giao lãnh đạo tỉnh Sơn La.
Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.
Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Cứ mỗi dịp tháng 5 về, Khu di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu lại trở thành điểm đến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để tưởng nhớ đến vị cha già kính yêu của dân tộc. Từng đóa hoa tươi, từng nén nhang thơm dâng Bác là tấm lòng của mỗi người con Yên Châu tỏ lòng thành kính tri ân công đức, cũng là dịp báo công dâng Bác những thành quả đã đạt được.
Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Phấn đấu thu hút từ 10 - 12 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát về các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, phát triển đô thị. Đó là mục tiêu theo kế hoạch thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình năm 2024.
Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Sau chiến thắng lịch sử năm 1954, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn, hàng nghìn thanh niên xung phong các tỉnh miền xuôi tình nguyện lên Điện Biên để xây dựng công trình Đại thủy nông Nậm Rốm dẫn nước tưới cho thung lũng Mường Thanh, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, sau 55 đưa vào khai thác, công trình vẫn giữ vai trò chủ lực điều tiết nước cho cánh đồng Mường Thanh để tạo ra những “hạt ngọc” thơm ngon nức tiếng, thương hiệu gạo Điện Biên đã được khẳng định trên khắp mọi miền đất nước.
Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Chiều nay (5/5), tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.
Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Ngày 29/4, tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, Quỹ Tâm hồn đẹp (TP. Hà Nội) phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP. Điện Biên Phủ và Báo Điện Biên Phủ (đơn vị kết nối) tổ chức trao học bổng tặng học sinh nghèo vượt khó.
Điện Biên theo dòng lịch sử

Điện Biên theo dòng lịch sử

Hàng trăm tài, liệu hình ảnh về lịch sử vùng đất Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay với những mốc son chói lọi được tái hiện sinh động trong triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” dưới hình thức trực tuyến 3D. Qua đây, giúp người xem có cái nhìn tổng quát, rõ nét hơn về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước. Góp phần nâng cao nhận thức, niềm tự hào về mảnh đất, con người Điện Biên cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.
Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Mường Pồn - xã biên giới huyện Điện Biên - nơi chiến sĩ liên lạc Bế Văn Đàn hi sinh anh dũng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước. Phát huy truyền thống cách mạng, những năm sau giải phóng, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân nỗ lực khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động