Kon Tum: Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của bà con về một mùa vụ bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) có 174 hộ, 546 nhân khẩu - là một trong những dân tộc ít người nhất trong 54 dân tộc Việt Nam và là dân tộc tại chỗ có số nhân khẩu ít nhất trong tỉnh. Mặc dù số lượng người rất ít, nhưng đời sống văn hóa của người Brâu hết sức đa dạng, với nhiều lễ hội truyền thống. Trong đó, lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh đậm nét đời sống tinh thần của người Brâu.

Sau khi phát rẫy khoảng 1-2 tháng, người Brâu làm lễ cúng trỉa lúa, thường rơi vào khoảng tháng 5 âm lịch, khi bà con bắt đầu chuẩn bị trỉa lúa, trỉa bắp, trồng mì. Lễ hội thường diễn ra trong ba ngày do làng, hoặc một nhóm gia đình và có thể chỉ do một gia đình tổ chức. Đây là lễ hội đầu tiên trong năm của người Brâu, là phần lễ khởi đầu cho một vụ mùa, nên việc tổ chức lễ và cúng tế phải thể hiện được sự linh thiêng và trang trọng. Nghi thức lễ cúng trỉa lúa của người Brâu diễn ra trong 3 ngày, với nhiều nghi thức độc đáo.

Kon Tum: Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu
Nghi thức bôi máu của vật hiến tế vào hạt giống. Ảnh: NB

Vào ngày thứ nhất, dân làng tiến hành chuẩn bị cho lễ hội. Lễ vật chuẩn bị gồm có trâu, heo, gà và những hạt giống dùng để gieo trồng trong vụ mới. Để chuẩn bị cho ngày lễ, trước đó vài ngày, già làng kêu gọi dân làng chuẩn bị mỗi nhà một ghè rượu, thanh niên trai tráng trong làng thì một nhóm vào rừng chặt mây đắng; nhóm khác thì đi bẫy con chim, con chuột. Còn phụ nữ thì đi xúc cá, hái rau rừng; một nhóm khác nữa thì ở nhà trang trí nơi cúng lễ, dựng cây nêu.

Qua ngày thứ hai, là ngày diễn ra phần chính lễ, già làng thông báo bà con tập trung lên nhà rông để chuẩn bị thực hiện nghi thức lễ cúng hiến sinh và bôi máu vào hạt giống. Sau bài khấn của già làng, trai tráng tấu lên những bài chiêng vui tươi như mời gọi thần linh. Các cô gái rộn ràng, uyển chuyển nắm tay cùng múa xoang. Tiếp đến những chàng trai khỏe nhất trong làng đảm nhận việc đâm trâu và những con vật hiến sinh. Già làng dùng ống lồ ô đựng máu trâu, dê, heo, gà để làm lễ vật cúng thần linh.

Khi đã chuẩn bị xong các lễ vật hiến tế, chủ tế (thường là già làng, người có uy tín trong làng) bắt đầu cho hương liệu lấy từ nhựa của cây long-dung-hum vào ống nứa và bỏ than vào để đốt hương liệu. Ống hương liệu đó được đặt gần bên ghè rượu, mục đích là nhờ hương thơm dẫn dắt, mời các thần linh về ăn tiệc, uống rượu. Chủ lễ ngồi bên gùi hạt giống, tay cầm ống huyết khấn cầu thần linh. Vừa cúng, chủ lễ vừa lấy máu vật hiến tế bôi lên hạt giống. Hành động ấy có nghĩa các hạt giống này đều đã được các thần linh chứng giám, phù hộ cho một vụ mùa mới an lành và bội thu.

Kon Tum: Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu
Thực hiện nghi thức cúng Chiêng Tha. Ảnh: NB

Trong lễ cúng trỉa lúa cũng như các lễ hội khác, thủ tục cúng chiêng tha và mời tha ăn là quan trọng nhất vì người Brâu cho rằng chiêng tha không chỉ là nhạc khí mà còn là thần linh, là tổ tiên của họ. Vì vậy, để mời tha, trước tiên phải làm lễ mời tha ăn, mời tha uống. Để thực hiện nghi thức, già làng lấy tiết vật hiến tế bôi vào lòng 2 chiếc chiêng rồi rót rượu vào chiêng vừa khấn mời tha ăn, tha uống.

Khi các nghi thức cúng hồn lúa đã hoàn tất, chủ tế uống cang rượu đầu tiên, sau đó dân làng cùng đến uống ché rượu thiêng để mong thần linh chứng giám mà phù hộ cho gia đình mình. Những người tham dự cũng được mời uống để sẻ chia sự khẩn cầu và niềm vui vào mùa vụ gieo trồng mới.

Sau phần lễ là phần hội diễn ra tưng bừng, vui vẻ với sự tham gia của cả cộng đồng. Không gian lễ cúng trỉa lúa rộn rã trong nhịp trống, tiếng cồng chiêng, tiếng đàn klông-put, dân ca, dân vũ với những cô gái Brâu trong trang phục truyền thống uyển chuyển trong các điệu múa hay cùng các chàng trai bên ché rượu cần. Tất cả hòa quyện, tạo nên một lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa.

Buổi chiều, chủ các gia đình đem hạt giống lên rẫy trỉa một ít hạt làm phép. Trong quá trình trỉa hạt, chủ nhà khấn xin các thần linh phù hộ cho hạt giống lên đều, con chim, con chuột không ăn mất hạt.

Kon Tum: Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu
Vợ chồng già làng được mời uống rượu ghè và thưởng thức các vật cúng tế đầu tiên sau lễ cúng. Ảnh: NB

Trỉa xong, các chủ nhà bỏ lại cây chọc lỗ trên rẫy và quay về nhà. Tối hôm đó, họ kiêng ăn cua, tôm vì sợ cây trồng bị vàng lá, kiêng không chải tóc sợ nát lá, đặc biệt kiêng tắm, gội đầu vì sợ hạt giống trôi đi mất. Cũng trong ngày này, họ kiêng không đi đâu.

Ngày thứ ba, dân làng tiến hành trỉa lúa đại trà. Sau hai ngày lễ hội, già làng sẽ gói các hạt giống đã cúng tế chia cho các gia đình về làm phép. Những hạt giống đó được mang về trộn chung với hạt giống của mỗi gia đình. Sau đó, họ đem đi trỉa đại trà trên rẫy để khởi đầu cho một vụ mùa mới bội thu.

Lễ cúng trỉa lúa là một nét đẹp văn hóa mang đậm tín ngưỡng vạn vật hữu linh của dân tộc Brâu. Tuy nhiên, theo thời gian, hoạt động động này có phần mai một và ít được chú trọng.

Vừa qua, Bảo tàng – Thư viện tỉnh đã tiến hành phục dựng đầy đủ các hoạt động của lễ hội. Qua đó, không những góp phần bảo tồn, giữ gìn những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Brâu mà còn quảng bá các giá trị văn hóa tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệu rộng rãi đến quần chúng nhân dân; từng bước đưa các nét văn hóa truyền thống gắn với việc phát triển du lịch cộng đồng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nguồn: Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Nguyễn Ban
www.baokontum.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Pu Lau thoát nghèo từ dứa

Điện Biên: Pu Lau thoát nghèo từ dứa

Pu Lau là bản vùng cao thuộc xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông. Nhờ trồng dứa mật mà bản Pu Lau từ bản khó khăn nhất xã vươn lên thành bản tiên phong xóa đói giảm nghèo điển hình.
Điện Biên: Kỹ sư với những sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế

Điện Biên: Kỹ sư với những sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế

Luôn nỗ lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cùng nhiều sáng kiến giá trị, chị Trần Thị Thanh Hòa, kỹ sư Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học kỹ thuật (Sở Khoa học và Công nghệ) vinh dự được biểu dương là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh với sáng kiến tiêu biểu trong giai đoạn 2021 – 2023.
Phú Yên: Đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án khu nhà ở hơn 1.137 tỷ đồng tại TP. Tuy Hòa

Phú Yên: Đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án khu nhà ở hơn 1.137 tỷ đồng tại TP. Tuy Hòa

Ngày 25/7, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Phú Yên và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Phú Yên sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án khu nhà ở tại lô đất ký hiệu 5 phía Đông đường Hùng Vương (đoạn từ đường Trần Hào - Đường số 14), thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Điện Biên: Xem xét, cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025

Điện Biên: Xem xét, cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025

Sáng 18/6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 19, khóa XIV để xem xét cho ý kiến vào chủ trương Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh; Đề án điều chỉnh địa giới hành chính TX. Mường Lay và huyện Mường Chà, điều chỉnh địa giới hành chính TP. Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
Yên Bái: Tuổi trẻ Mù Cang Chải hướng về ngày hội lớn

Yên Bái: Tuổi trẻ Mù Cang Chải hướng về ngày hội lớn

Những công trình, phần việc thanh niên vô cùng nổi bật cùng thành công của Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam huyện Mù Cang Chải lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã tạo không khí thi đua sôi nổi, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tiên phong và khát vọng cống hiến của thanh niên.
Điện Biên: Vì một mùa hè xanh ý nghĩa và thiết thực

Điện Biên: Vì một mùa hè xanh ý nghĩa và thiết thực

Mùa hè sôi nổi, gắn với màu áo xanh tuổi trẻ đã bắt đầu với việc khởi động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024. Hướng tới một mùa hè nhiều dấu ấn, các cấp bộ đoàn trong tỉnh ta đã, đang và dự kiến triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, phát huy vai trò tiên phong, xung kích vì cộng đồng.

Các tin khác

Điện Biên: Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn

Điện Biên: Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn

Nước sạch và vệ sinh môi trường là những yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho Nhân dân. Vì vậy, những năm qua, các cấp, ngành tỉnh luôn quan tâm đảm bảo nguồn nước sạch, an toàn cho người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ cho người dân.
Điện Biên: Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Điện Biên: Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Kiểm tra thực địa tại các dự án trọng điểm trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ vào sáng nay (14/6), đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo yêu cầu và kế hoạch đặt ra.
Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy vai trò người có uy tín trong giữ gìn bản sắc văn hoá

Yên Bái: Mù Cang Chải phát huy vai trò người có uy tín trong giữ gìn bản sắc văn hoá

Những năm qua, các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư ở huyện Mù Cang Chải không những làm tốt việc vận động con cháu, nhân dân tích cực phát triển kinh tế mà còn là những nhân tố tích cực góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Mông.
Điện Biên: Dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất

Điện Biên: Dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất

Với quan điểm dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội đã quan tâm, thực hiện những việc làm thiết thực nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để trẻ em phát triển toàn diện.
Điện Biên: Chung tay đảm bảo an sinh xã hội

Điện Biên: Chung tay đảm bảo an sinh xã hội

Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng – an ninh; thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Từ đó, hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội, chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Điện Biên: Tình nguyện vì môi trường sạch đẹp

Điện Biên: Tình nguyện vì môi trường sạch đẹp

Phát huy vai trò xung kích tình nguyện của thanh niên vì môi trường xanh – sạch – đẹp, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh đã hăng hái tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bằng nhiều việc làm cụ thể như tham gia dọn vệ sinh, trồng cây xanh, thu gom rác thải, nạo vét kênh mương... ĐVTN đã góp phần chung tay xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp.
Kon Tum: Tập trung mở rộng diện tích các loại cây trồng chủ lực

Kon Tum: Tập trung mở rộng diện tích các loại cây trồng chủ lực

Nhằm đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu phát triển các loại cây trồng, thời điểm này, ngành Nông nghiệp và các địa phương tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tổ chức xuống giống gieo trồng các loại cây chủ lực theo đúng kế hoạch, khung thời vụ.
Kon Tum: Nghệ nhân đa tài

Kon Tum: Nghệ nhân đa tài

Dù đã 84 tuổi, nhưng ông A Quá (dân tộc Gié-Triêng, thôn Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) luôn tận tâm, nỗ lực hết mình để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông là một nghệ nhân đa tài, không những biết tạc tượng gỗ, mà còn biết làm nghề rèn, đan lát, chế tác nhạc cụ dân tộc, chỉnh chiêng, đánh cồng chiêng, đàn hát dân ca.
Điện Biên: Đảng viên trẻ gương mẫu, đi đầu

Điện Biên: Đảng viên trẻ gương mẫu, đi đầu

Trên tinh thần xung kích, tình nguyện, thời gian qua, nhiều đảng viên trẻ trên địa bàn tỉnh đã tích cực thực hiện mô hình hiệu quả trong phát triển kinh tế, gương mẫu đi đầu, khơi dậy phong trào lập thân, lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Kon Tum: Nghệ nhân Y Sút với tình yêu thổ cẩm

Kon Tum: Nghệ nhân Y Sút với tình yêu thổ cẩm

Đến làng Kon Sơ Lam 1 (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) hỏi thăm nghệ nhân Y Sút thì ai cũng biết. Sau nhiều năm trăn trở, miệt mài với nghề dệt thổ cẩm, bà Y Sút đã góp phần bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Ba Na và truyền tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Điện Biên: Người dân Tênh Phông giữ rừng

Điện Biên: Người dân Tênh Phông giữ rừng

Xuất phát từ lợi ích kép mà rừng mang lại, nhiều cộng đồng đã phát huy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ rừng. Những năm qua, cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, cộng đồng người Mông ở xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) đã phát huy tốt vai trò quản lý, bảo vệ rừng. Cho dù bà con vẫn phụ thuộc khá nhiều vào việc canh tác trên nương, nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, hầu hết nhân dân đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm giữ rừng, góp phần giữ rừng ngày càng tốt hơn.
Kon Tum: Kon Rẫy sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng

Kon Tum: Kon Rẫy sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng

Hiện nay, huyện Kon Rẫy có 18 sản phẩm đạt chất lượng 3 sao theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Đây là những sản phẩm được chế biến chủ yếu từ nông sản ở địa phương, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Yên Bái: Mường Lai khai thác lợi thế làm du lịch

Yên Bái: Mường Lai khai thác lợi thế làm du lịch

Cách trung tâm huyện Lục Yên 13 km về phía Đông Bắc, xã Mường Lai là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Tày với những nét văn hóa truyền thống độc đáo; nơi có Khu căn cứ cách mạng Cổ Văn cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành với hệ thống liên hồ thủy lợi Từ Hiếu, Roong Đeng, Tặng An... là tiềm năng tiềm năng, lợi thế để Mường Lai phát triển du lịch (PTDL) xanh gắn liền với môi trường, cảnh quan cũng như đời sống cộng đồng cư dân bản địa.
Điện Biên: Huổi Só vượt khó vươn lên

Điện Biên: Huổi Só vượt khó vươn lên

Huổi Só là xã xa nhất của huyện Tủa Chùa. Nơi đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của một bộ phận dân cư còn hạn chế. Huổi Só còn là xã thiếu và yếu về hạ tầng giao thông, thương mại...
Kon Tum: Khơi dậy khát vọng phát triển

Kon Tum: Khơi dậy khát vọng phát triển

Muốn phát triển, nhất là tạo ra bước đột phá cho một giai đoạn, một thời kỳ, điều quan trọng là phải làm sao khơi dậy được khát vọng và phát huy mọi tiềm năng có được. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu đề ra xây dựng tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và công bằng, là một trong những tỉnh trung bình khá của cả nước, thì làm sao khơi dậy được khát vọng phát triển, khơi dậy ý chí, quyết tâm trong từng cán bộ, đảng viên và trong mỗi người dân là hết sức quan trọng.
Điện Biên: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô làm việc với đoàn công tác của AFD

Điện Biên: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô làm việc với đoàn công tác của AFD

Sáng nay (7/6), Đoàn công tác Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) do ông Hervé Conan, Giám đốc AFD tại Việt Nam làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái và hệ thống thực phẩm an toàn ở Việt Nam” (dự án ASSET) do Tổ chức Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (GRET) của Pháp tài trợ. Đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác AFD.
Kon Tum: Phát triển du lịch xanh

Kon Tum: Phát triển du lịch xanh

Với nguồn tài nguyên văn hóa, cảnh quan, môi trường, Kon Tum rất có lợi thế trong phát triển du lịch xanh. Đây là hướng phát triển mang tính bền vững, nếu khai thác, triển khai hiệu quả không chỉ thu hút lượng lớn du khách mà còn tạo được dấu ấn về một điểm đến không chỉ đẹp mà còn xanh và sạch.
Kon Tum: Trọn đời gắn bó với nghề dệt

Kon Tum: Trọn đời gắn bó với nghề dệt

Bước qua tuổi 66, dù đôi mắt hơi yếu, nhưng đôi tay bà Y Nghiêm (dân tộc Gié- Triêng, thôn Nông Kon, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) vẫn thoăn thoắt, nhanh nhẹn mỗi khi ngồi vào khung cửi. Với bà, việc dệt thổ cẩm không chỉ để giữ gìn nghề truyền thống mà còn là cách để bầu bạn và sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động