Kon Tum: Kon Rẫy sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng
Cùng chung tiếng nói
Tại thị trường huyện Kon Rẫy, hiện nay, hàng hóa rất phong phú, trong đó các mặt hàng thực phẩm trong và ngoài nước rất đa dạng về hình thức mẫu mã và giá cả. Tuy vậy, các mặt hàng nông sản đạt chất lượng OCOP của huyện vẫn được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, bởi chất lượng và giá cả của các loại hàng hóa có xuất xứ tại địa phương phù hợp với khẩu vị và túi tiền của người tiêu dùng.
Tâm sự với chúng tôi, chị Y Nàng, thôn 4, xã Tân Lập kể: Dưa lưới tiêu chuẩn OCOP ở địa phương là loại dưa ngon, có vị ngọt thanh và nhiều nước, nên ăn mát. So với các loại giống dưa của bà con DTTS trồng từ trước đến nay, thì dưa lưới có chất lượng tốt và giá cả cũng vừa phải, bà con chúng tôi thường tìm mua để ăn. Ban đầu, nhiều người dân địa phương chưa quen ăn loại dưa này nên họ mua cầm chừng, nhưng đến nay, nhiều người “nghiền”.
Vào bao bì sản phảm dưa lưới HF để xuất bán. Ảnh: T.V.P |
Theo chân cán bộ UBND xã Tân Lập, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất Dưa lưới HF đạt tiêu chuẩn OCOP của bà Thái Thị Út Hoa tại thôn 1 và được bà cho biết: Quy mô vườn dưa lưới rộng 2.000m2, trung bình sản xuất 3 tháng/vụ, mỗi vụ thu được trên 3 tấn quả. Ngoài việc cung cấp cho thị trường Kon Rẫy, Kon Plông, thành phố Kon Tum, tôi còn cung ứng thị trường tỉnh Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh. Với giá bán dưa khoảng 30 ngàn đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ các chi phí đầu tư sản xuất, tôi lãi từ 20-30 triệu đồng/vụ.
Nói về chuối sấy mang thương hiệu Bà Già Đeo đạt chất lượng OCOP, chị Nguyễn Thị N. (giấu tên) ở xã Đăk Ruồng cho biết: Mỗi khi đi làm về, trong nhà chưa kịp nấu cơm, đem chuối sấy Bà Già Đeo ra ăn thấy ngon và ngọt lịm. Do sản phẩm được làm từ các vườn chuối của người dân trong huyện, nên giá cả chấp nhận được, chúng tôi hay mua để ăn giặm trong ngày.
Tiếp chúng tôi tại cơ sở sản xuất Chuối sấy Bà Già Đeo tại thôn 4, xã Đăk Tơ Lung, bà Ngô Thị Ly- chủ hộ kinh doanh cho biết trung bình mỗi tháng bán ra thị trường trong tỉnh được khoảng 600 hũ chuối sấy lớn nhỏ các loại. Với giá trung bình 46 ngàn đồng/hũ chuối sấy như hiện nay, sau khi trừ các chi phí, bà lãi từ 15-20 triệu đồng/tháng.
Nhiều nữ cán bộ, công chức, viên chức ở huyện tâm sự với tôi về việc mua sản phẩm OCOP Giò chả Tây Nguyên. Giò chả này được chế biến từ thịt heo tươi, với các loại gia vị truyền thống, bảo quản được lâu mà không bị mất mùi đặc trưng. Giá Giò chả Tây Nguyên cũng vừa phải, phù hợp với thu nhập hiện nay, chị em nữ cán bộ, công chức, viên chức chọn mua cho gia đình sử dụng.
Nói về Giò chả Tây Nguyên, bà Nguyễn Thị Hòa- Giám đốc Hợp tác xã Nông sản và Thực phẩm Tây Nguyên (trú tại thôn 1, xã Tân Lập) kể: Trung bình mỗi tháng, cơ sở sản xuất giò chả bán được khoảng 300kg chả tại thị trường huyện và thành phố Kon Tum. Với giá 120 ngàn đồng/1kg, sau khi trừ các chi phí đầu tư sản xuất, thu lợi nhuận từ 6-10 triệu đồng/tháng.
Tiếp tục mở rộng sản phẩm OCOP
Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kon Rẫy Đinh Hồng Thắng cho biết: Tính đến nay, trên địa bàn huyện có 18 sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là những sản phẩm được chế biến chủ yếu từ nông sản ở địa phương, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Trong đó có các sản phẩm như: Chuối sấy Bà Già Đeo, rượu cần Y Thơi ở xã Đăk Tơ Lung; măng chua ớt cay ở xã Đăk Pne; nước uống đóng chai Epic Water, hạt mắc ca Nhật Long ở xã Đăk Ruồng; dưa lưới Brosfarm ở xã Đăk Tờ Re; măng khô ở xã Đăk Kôi; hạt tiêu Sơn Ka; bún tươi Tân Lập, dưa lưới HF, giò chả Tây Nguyên.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua các hội nghị, hội chợ trong và ngoài tỉnh; qua các kênh bán hàng thương mại điện tử như website, zalo, facebook, tiktok shop. Đồng thời, xây dựng các điểm trưng bày, bán hàng tại thị trấn Đăk Rve, xã Đăk Tơ Lung và một số chủ cơ sở đã liên kết với các chủ cửa hàng để trưng bày và bán sản phẩm tại thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông), thành phố Kon Tum, siêu thị ở Đà Nẵng, siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chị Ngô Thị Lý giới thiệu Chuối sấy Bà Già Đeo. Ảnh: TVP |
Ông Đinh Hồng Thắng cho biết thêm: Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục triển khai thực hiện sản phẩm OCOP đạt kết quả cao, góp phần phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển các sản phẩm có thương hiệu, có chất lượng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đặc biệt, tập trung ưu tiên duy trì, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt từ 3 sao và phấn đấu có ít nhất 1 sản phẩm nâng hạng lên 4 sao. Đồng thời, tập trung các giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại để quảng bá, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP của địa phương ra thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Nguồn: Kon Rẫy: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng
Tin liên quan
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh 22/12/2024 07:00
Các thương hiệu xa xỉ ‘quay xe’, tập trung vào các mặt hàng giá rẻ 22/12/2024 11:00
Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định và bảng giá các loại đất 22/12/2024 09:00
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề
Địa phương 20/12/2024 13:10
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Địa phương 19/12/2024 09:00
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao
Địa phương 17/12/2024 14:48
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản
Địa phương 17/12/2024 05:02
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản
Địa phương 14/12/2024 10:53
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách
Địa phương 13/12/2024 10:41
Các tin khác
Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao
Địa phương 11/12/2024 15:05
Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc
Địa phương 10/12/2024 10:17
Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận
Địa phương 07/12/2024 09:52
Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện
Địa phương 06/12/2024 11:13
Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức
Địa phương 06/12/2024 06:15
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân
Địa phương 02/12/2024 20:07
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Địa phương 11/11/2024 09:05
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
Địa phương 08/11/2024 22:09
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông
Địa phương 08/11/2024 09:19
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái
Địa phương 08/11/2024 07:15
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản
Địa phương 07/11/2024 06:05
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi
Địa phương 06/11/2024 15:40
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa
Địa phương 05/11/2024 07:15
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Địa phương 03/11/2024 09:10
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
Địa phương 03/11/2024 07:15
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm
Địa phương 02/11/2024 09:11
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu
Địa phương 01/11/2024 14:40
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Địa phương 01/11/2024 07:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00