Kon Tum: Nghệ nhân Y Sút với tình yêu thổ cẩm

Đến làng Kon Sơ Lam 1 (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) hỏi thăm nghệ nhân Y Sút thì ai cũng biết. Sau nhiều năm trăn trở, miệt mài với nghề dệt thổ cẩm, bà Y Sút đã góp phần bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Ba Na và truyền tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.

Khi chúng tôi đến thăm nhà, nghệ nhân Y Sút cùng một số nghệ nhân trong làng đang miệt mài hoàn thiện những tấm vải thổ cẩm đầy màu sắc. Xung quanh có rất nhiều con cháu, trẻ nhỏ trong làng tập trung tới xem, chăm chú lắng nghe từng lời nói, nhìn từng động tác dệt điêu luyện của các bà, các chị.

Nghệ nhân Y Sút cho biết: “Mỗi người một nghề, ban ngày lên rẫy nhưng khi rảnh rỗi hoặc có lễ hội, mọi người lại tụ họp với chung niềm đam mê dệt, say sưa với những họa tiết, hoa văn truyền thống”.

Sinh ra trong gia đình truyền thống có mẹ và bà dệt thổ cẩm rất giỏi, nên từ nhỏ, bà Y Sút đã quen với khung cửi, với vải, sợi. Dù nay tuổi đã cao (69 tuổi), bà vẫn nhớ như in những kỷ niệm về nghề dệt và duy trì nghề như một thú vui hàng ngày.

Kon Tum: Nghệ nhân Y Sút với tình yêu thổ cẩm
Nghệ nhân Y Sút bên khung dệt. Ảnh: H.T

Nghệ nhân Y Sút chia sẻ: “Ngày xưa, mỗi khi lúa trên rẫy đã vào kho, hay những lúc rảnh rỗi trong ngày, phụ nữ trong làng lại ngồi vào khung dệt. Được chứng kiến mẹ và bà làm nghề, tôi cố gắng bắt chước và làm theo. Mỗi năm học thêm một chút, khi lên 15 tuổi, tôi đã thành thạo các công đoạn quan trọng, từ việc kéo sợi, nhuộm vải cho đến dệt những họa tiết, hoa văn khó. Trước khi lập gia đình, tôi đã tự tay thêu, dệt được những bộ trang phục dân tộc truyền thống như khăn, váy, áo, chăn, càng dệt tôi càng tiến bộ và thêm yêu, gắn bó với nghề”.

Giới thiệu cho chúng tôi những tấm thổ cẩm do mẹ mình để lại khi xưa, dù đã sờn, hoa văn phai màu theo thời gian nhưng luôn được bà Y Sút gìn giữ như báu vật, đối với bà là những kỷ vật không thể nào quên.

Nghệ nhân Y Sút cho biết, ngày xưa nghề dệt mang lại thu nhập rất ổn định, giúp bà nuôi nấng tám người con trong gia đình. Hiện tại, dù nghề dệt không mang lại thu nhập cao như trước, nhưng mỗi lúc rảnh rỗi, bà lại ngồi vào khung cửi, tỉ mẩn với từng đường dệt, từng nét hoa văn cho áo, váy, vật dụng phục vụ đời sống hàng ngày.

Các sản phẩm dệt thổ cẩm của nghệ nhân Y Sút được mọi người yêu thích và đặt mua. Bà còn thường xuyên tham gia biểu diễn tại các lễ hội lớn, nhỏ tại địa phương. Tình yêu với buôn làng, văn hóa truyền thống được bà gửi trọn trong từng tấm vải dệt đa sắc màu.

Nghệ nhân Y Sút chia sẻ, người Ba Na vốn hiền lành, chịu khó, sinh sống ven các con sông. Bởi vậy, các họa tiết trên thổ cẩm của người Ba Na mang nhiều độc đáo riêng, có nhiều hình ảnh về thiên nhiên, con người, nghi lễ sinh hoạt cộng đồng. Thổ cẩm của người Ba Na có màu đen là chủ đạo, kết hợp với màu vàng, xanh, đỏ biểu hiện cho sự hài hòa giữa trời đất, con người với tự nhiên, thể hiện khát khao một cuộc sống yên bình, hài hòa với thiên nhiên

Kon Tum: Nghệ nhân Y Sút với tình yêu thổ cẩm
Nghệ nhân Y Sút dệt các nét hoa văn độc đáo của người Ba Na (Rơ Ngao). Ảnh: H.T

Đối với nguyên liệu làm thổ cẩm, nếu dệt bằng sợi bông thì sẽ mềm và bền hơn nhưng sẽ rất tốn công sức vì phải trải qua nhiều quy trình, từ xử lý nguyên liệu, nhuộm màu đến dệt. Hiện tại, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nghệ nhân Y Sút thường dùng chất liệu hiện đại để dệt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, mặt vải sáng mịn phù hợp với thị hiếu của khách.

Nghệ nhân Y Sút cũng cho rằng, đối với lớp trẻ, khi truyền dạy nghề dệt chỉ cần giúp các em nắm bắt được kiến thức về các loại hoa văn truyền thống, kỹ thuật trong lúc dệt là đủ. Qua đó giúp các em hiểu và yêu quý nghề truyền thống, tăng sự gắn kết với buôn làng và cộng đồng. Ngày nay, vào dịp Tết Nguyên đán hay mỗi dịp lễ hội, lớp trẻ và bà con tại làng Kon Sơ Lam 1 lại cùng nhau diện những bộ áo quần đẹp nhất bằng thổ cẩm để đi chơi, gặp gỡ nhau.

Hiện nay, số người biết dệt thổ cẩm tại làng không còn nhiều. Vì vậy, nghệ nhân Y Sút cùng một số nghệ nhân khác tại làng là những “trụ cột” trong việc truyền nghề và biểu diễn tại các ngày hội quan trọng. Các sản phẩm thổ cẩm do bà Y Sút làm ra cũng rất được khách ưa chuộng. Trung bình một tháng bà sẽ hoàn thành một bộ váy áo thổ cẩm, bán với giá 1 triệu đồng/bộ; nếu tập trung làm nhanh thì cũng mất từ 7-10 ngày/bộ. Các loại vật dụng khác như khăn, túi thì tùy kích cỡ sẽ có những giá bán cho phù hợp.

Những ngày đầu tháng 4/2024, tại Liên hoan Sắc màu thổ cẩm thành phố Kon Tum lần thứ III (tổ chức tại nhà rông Kon Klor, phường Thắng Lợi), nghệ nhân Y Sút cùng các nghệ nhân trong làng có dịp giới thiệu đến bạn bè và du khách gần xa kỹ năng dệt điêu luyện, những tấm vải thổ cẩm đa sắc màu được chuẩn bị trước của mình. Bên khung dệt, tiếng khung cửi lách cách cùng đôi tay khéo léo, thoăn thoắt của bà Y Sút dệt lên từng hoa văn trên tấm vải thu hút nhiều du khách. Qua việc giới thiệu, trò chuyện về thổ cẩm, nghệ nhân Y Sút đã giúp mọi người thêm yêu mến nghề truyền thống, thêm tò mò, thích thú, hiểu hơn về tâm tư tình cảm của con người và vùng đất Kon Tum.

Kon Tum: Nghệ nhân Y Sút với tình yêu thổ cẩm
Nghệ nhân Y Sút dệt các nét hoa văn độc đáo của người Ba Na (Rơ Ngao). Ảnh: H.T

Cùng tham gia biểu diễn với nghệ nhân Y Sút tại Liên hoan Sắc màu thổ cẩm, nghệ nhân Y Trăng (63 tuổi, làng Kon Sơ Lam 1) phấn khởi chia sẻ: “Nghệ nhân Y Sút là người rất tâm huyết với nghề dệt, bà đã vận động những người có kinh nghiệm trong làng tham gia dạy nghề, trao đổi kinh nghiệm với nhau, sáng tạo những hoa văn hiện đại đáp ứng thị hiếu của du khách. Là bạn lâu năm và là người cùng làng, cùng biết dệt thổ cẩm nên tôi rất yêu quý bà Y Sút”.

Hình ảnh nghệ nhân Y Sút bên khung dệt đã trở nên quen thuộc với người dân và du khách mỗi khi có lễ hội. Thời gian rảnh, bà Y Sút còn tích cực vận động lớp trẻ, bà con trong làng tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ tại địa phương.

“Những người già trong thôn đam mê và hiểu biết về văn hóa truyền thống không còn nhiều, vì vậy, mình phải tự ý thức, cố gắng vận động bà con trong làng ra sức gìn giữ văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm không bị mai một”- nghệ nhân Y Sút tâm tình.

Bằng tình yêu, niềm đam mê với nghề dệt thổ cẩm, nghệ nhân Y Sút đã góp phần bảo tồn, phát huy nghề dệt và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, rất đáng trân trọng và cần được phát huy, lan tỏa.

Nguồn: Nghệ nhân Y Sút với tình yêu thổ cẩm

Hoàng Thanh
baokontum.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Mùa thu hoạch lá dong

Điện Biên: Mùa thu hoạch lá dong

Trung tuần tháng Chạp, khi những cơn gió lạnh chính đông ùa về, người dân tại các xã: Leng Su Sìn, Nậm Kè, huyện Mường Nhé lại tất bật bước vào mùa thu hoạch lá dong. Đây là thời điểm lá dong rừng trở thành mặt hàng được săn đón, gắn liền với hình ảnh những chiếc bánh chưng xanh trên mâm cỗ ngày Tết cổ truyền.
Điện Biên: Chuyện giữ rừng ở Huổi Lóng

Điện Biên: Chuyện giữ rừng ở Huổi Lóng

Suốt nhiều năm qua, hơn 910ha rừng ở bản Huổi Lóng, xã Na Sang, huyện Mường Chà luôn được người dân ở bản đồng vui lòng bảo vệ. Không còn sót ra cháy rừng, khám phá rừng làm nương hoặc khai thác lâm sản trái phép, những cánh rừng của bản Huổi Lóng ngày càng xanh tốt.
Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông

Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 14/1, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc tết cán bộ, chiến sĩ và một số gia đình chính sách trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.
Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ

Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ

"Mỗi điểm dừng chân đều được thắp sáng dưới ánh điện, trong không khí đêm sâu lắng, lời thuyết minh dường như giàu cảm xúc hơn giúp du khách tập trung cảm nhận câu chuyện của lịch sử…" - đó là ấn tượng để lại khi đến tham quan di tích Đồi A1 vào buổi tối.
Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2

Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2

81 lô đất tại huyện Phong Điền và Phú Lộc, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 1 và tháng 2/2025. Giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2.
Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng

Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng

Sáng nay (12/1), tại trung tâm xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ phối hợp với Công ty TNHH MTV Thiện Nguyện Sun For Life tổ chức chương trình “Chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng” tặng quà tết đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và học sinh trên địa bàn.

Các tin khác

Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá

Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá

Tại một góc xa xôi của vùng biên giới thuộc xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé), điểm trường bản Tả Khoa Pá có lớp học ghép của 10 em nhỏ thuộc ba độ tuổi khác nhau: 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi. Đây không chỉ là nơi tiếp nhận tri thức đầu đời mà còn là không gian ấm áp giữa thiên nhiên khắc nghiệt và điều kiện thiếu thốn.
Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025, sáng 11/1, tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, UBND TP. Điện Biên Phủ tổ chức hội thi ẩm thực với chủ đề “Hương sắc Điện Biên”.
Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế

Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế

Tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng chất thải chăn nuôi, tăng thu nhập… là những lợi ích từ việc nuôi trùn quế (còn gọi là giun quế) bằng chất thải, phụ phẩm nông nghiệp để cho ra loại phân bón hữu cơ có giá trị.
Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội

Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội

Với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh đào khoe sắc”, Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025 sẽ khai mạc vào 8 giờ 30 phút ngày 11/1 tại đảo hoa, xã Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ). Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được UBND TP. Điện Biên Phủ gấp rút hoàn thiện, sẵn sàng cho lễ hội thành công tốt đẹp.
Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa

Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa

Giữa nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ dần mai một. Song, với những nỗ lực trao truyền đến nay dưới nhiều nếp nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Điện Biên, những đôi tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị vẫn nhịp nhàng, bền bỉ giữ tiếng thoi đưa…
Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Đến với thị xã Mường Lay những ngày này, du khách không chỉ được hòa mình trong tiếng hò reo và nhịp chèo xé nước của các đội đua thuyền đuôi én, mãn nhãn với màn biểu diễn dù lượn, lướt ván hấp dẫn mà còn được chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống đặc sắc…
Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Sau thời gian dài chờ đợi, những hộ dân tại khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét thuộc các bản: Suối Lư I, Suối Lư II và Suối Lư III (xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông) đã được di dời đến khu tái định cư Huổi Po. Tất cả đều vui mừng, phấn khởi khi được chuyển đến nơi ở mới an toàn, rộng rãi, đầy đủ cơ sở hạ tầng.
Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh chương trình OCOP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực phát triển sản xuất và hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ấn tượng Điện Biên

Ấn tượng Điện Biên

Điện Biên - vùng đất biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, nổi tiếng bởi lịch sử hào hùng và sở hữu cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ. Những cung đường đèo uốn lượn bên bản làng ẩn hiện giữa mây núi, mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc chính là điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là những tín đồ phượt đam mê tìm hiểu, khám phá.
Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, người làm nông nghiệp tại Điện Biên đã và đang đầu tư nguồn lực hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Trường Mầm non Sín Thầu (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé) là nơi trẻ em vùng đất cực Tây bắt đầu hành trình học tập, là mái nhà ấm áp nuôi dưỡng tương lai. Điều đặc biệt tại ngôi trường này chính là vườn rau xanh, không chỉ cung cấp thực phẩm sạch mà còn mang lại những bài học quý giá về thiên nhiên và lao động cho các bé.
Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa

Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa

Na Sang là xã vùng cao thuộc huyện Mường Chà, đã chuyển mình ngoạn mục nhờ những triền núi tràn ngập dứa ngọt. Từ một vùng đất khô cằn, người dân đã tìm ra ánh sáng kinh tế nhờ loại cây trồng mang tính đột phá này.
Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học

Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học

Sáng 30/12, tại Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức phát động Cuộc vận động "Học sinh Điện Biên nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học ".
Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết

Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết

Thịt sấy một trong những món đặc sản ngày tết của không ít gia đình ở vùng cao Tây Bắc. Cũng bởi vậy mà vào mỗi mùa tết, các cơ sở chế biến loại đặc sản này trở nên tất bật hơn để phục vụ nhu cầu thị trường.
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Nà Sự là bản du lịch cộng đồng thuộc huyện Nậm Pồ, được hình thành và đi vào hoạt động khoảng 2 năm. Nhờ phát triển du lịch, nhiều nghề truyền thống dần phục hồi. Trong đó có nghề dệt thổ cẩm.
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở

Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở

UBND TP. Hà Nội vừa giao 19.727,5 m2 đất cho UBND huyện Thường Tín để thực hiện Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó

Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Điện Biên có điều kiện thuận lợi phát triển cây ăn quả. Đặc biệt, mùa đông không kéo dài, không có mưa phùn và thường kết thúc sớm; trong năm có cường độ ánh sáng lớn giúp cây trồng ra hoa, đậu quả thuận lợi.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động