Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức

Với mức tăng trưởng ấn tượng 8,02% trong năm đầu tiên của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng, đạt hơn 9,51 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2022 và quy mô dân số cũng vượt ngưỡng 100 triệu dân.
Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức
Vận chuyển container xuất nhập khẩu tại cảng Đình Vũ, thành phố Hải Phòng. (Ảnh DUY LINH)

Ngược dòng với thế giới, kinh tế Việt Nam đã có một năm phục hồi và tăng trưởng rất mạnh mẽ, vượt kỳ vọng và tiếp tục đạt những kết quả quan trọng, toàn diện ở hầu hết các lĩnh vực. Tăng trưởng GDP của nền kinh tế ước đạt 8,02%, là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay; lạm phát được kiểm soát ở mức 3,15%, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Điểm sáng tăng trưởng

Dấu ấn khởi sắc của nền kinh tế thể hiện rõ nét ở tám điểm sáng tăng trưởng được Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh trong báo cáo công bố tình hình kinh tế-xã hội năm 2022.

Đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi tích cực ở cả ba khu vực kinh tế với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản không chỉ bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh thế giới đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lương thực.

Ngành công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tăng 7,8% so với năm trước, trong đó nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.

Đáng lưu ý, hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 20% so với năm trước và là mức tăng cao trong nhiều năm trở lại đây; hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng khá đem lại mức thặng dư thương mại 11,2 tỷ USD cho nền kinh tế.

Trong khó khăn chung về thị trường, áp lực chi phí đầu ra và khó khăn chưa từng có về tình hình tài chính, cộng đồng doanh nghiệp vẫn nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư, thể hiện ở số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng kỷ lục. Đây cũng là năm ghi nhận có mức tăng trưởng cao về vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội cũng như tăng trưởng về số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động, bất chấp những khó khăn vẫn tiếp tục bủa vây nhiều hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Gam màu tươi sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của năm 2022 còn có sự đóng góp rất quan trọng của kết quả kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu đề ra. Mức tăng trưởng 3,15% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022 có được là nhờ Việt Nam chủ động cung ứng được nguồn lương thực, thực phẩm trong nước và quyết liệt, linh hoạt trong công tác điều tiết cung cầu và điều hành giá các mặt hàng nhập khẩu khi nguồn cung ứng thế giới có biến động mạnh, nhất là mặt hàng xăng dầu.

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng, đạt hơn 9,51 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2022, quy mô dân số cũng vượt ngưỡng 100 triệu dân. “Những con số này thể hiện vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nói.

Trong tháng cuối cùng của năm 2022, các tổ chức nghiên cứu và định chế tài chính quốc tế cũng đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên mức cao nhất là 8,1%-8,2% với nhận định Việt Nam sẽ là nền kinh tế dẫn đầu khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và là điểm sáng tăng trưởng.

Chủ động vượt qua khó khăn

Tuy nhiên, đà tăng trưởng của nền kinh tế năm 2023 dự báo sẽ chịu ảnh hưởng bởi những “cơn gió ngược” đến từ tình hình bất ổn, khó lường của kinh tế thế giới và những vấn đề nội tại chưa được giải quyết.

Đầu tiên là sự sụt giảm của động lực xuất khẩu khi các đối tác thương mại lớn của Việt Nam phải “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ suy giảm kinh tế và lạm phát.

Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng HSBC nhận định tháng 11/2022, xuất khẩu của Việt Nam đã sụt giảm lần đầu tiên trong vòng hai năm qua do nhu cầu hàng xuất khẩu của thế giới suy yếu. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, cho thấy sự hấp dẫn lâu dài của nền kinh tế nhưng Việt Nam cũng cần chuẩn bị cho thời kỳ “ngủ đông” của xuất khẩu.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam lưu ý rằng năm 2022, đồng nội tệ của Việt Nam đã mất giá khoảng 9% so với đồng USD. Đó là nguy cơ làm tăng thêm lạm phát và rủi ro cho một số mặt hàng xuất khẩu do Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nhiên liệu và nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, các phản ứng chính sách của Việt Nam cần hướng đến sự cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải bảo đảm sự vận hành của hệ thống tài chính.

Những “cơn gió ngược” ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam được ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào nhận diện là điều kiện về tài chính toàn cầu đang thắt chặt hơn; xung đột Nga-Ukraine dẫn đến nhiều hệ lụy về kinh tế và sự giảm tốc trong bức tranh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có tác động lớn đến nền kinh tế của các nước ASEAN.

Cùng với khi đó, tình hình trong nước cũng đối mặt với hai rủi ro đến từ khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát và tính thanh khoản của các ngân hàng. Với những khó khăn này, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 khoảng 5,8%, vẫn là mức tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia khác. Theo các chuyên gia kinh tế, những khó khăn, thách thức từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp diễn trong năm 2023, bao gồm những bất ổn của thị trường tài chính, thị trường bất động sản, tình trạng khó khăn về vốn cho sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó là những yêu cầu mới đặt ra về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao tính chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài... Đánh giá đúng thực trạng của nền kinh tế và nhận diện những thách thức, xây dựng các kịch bản điều hành kinh tế-xã hội phù hợp là cách thức chủ động vượt những “cơn gió ngược”.

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra cho năm 2023 với các định hướng lớn như giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%, thúc đẩy tăng trưởng GDP 6,5%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trọng tâm điều hành sẽ tập trung thực hiện tám nhóm giải pháp lớn.

Đó là tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông; phát huy cao nhất nhân tố con người; phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội để tiếp tục tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng...

Nhấn mạnh đến nhóm giải pháp đổi mới, cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng hệ thống pháp luật phải thật sự tháo gỡ được những điểm nghẽn trong huy động nguồn lực, sản xuất, kinh doanh, sự tham gia của các khu vực kinh tế, thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Đồng thời tạo dựng và củng cố niềm tin, tâm lý, cảm hứng kinh doanh và bảo vệ an toàn tài sản của doanh nghiệp và người dân...

Năm 2023 là năm bản lề của thời kỳ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước giai đoạn 2021-2025 với dự báo nhiều khó khăn thách thức hơn thuận lợi. Trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và những thành quả vượt trội của tăng trưởng năm 2022 cùng sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nền kinh tế sẽ có động lực tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, góp phần vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước như Đại hội XIII của Đảng đã thông qua.

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%.

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD.

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,0-6,0%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,2%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%.

- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 12 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

(Nguồn: Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023)

https://nhandan.vn/kinh-te-viet-nam-vung-vang-vuot-qua-thach-thuc-post732995.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Manulife mang hơn 3.000 suất khám sức khỏe miễn phí đến Hà Nội

Manulife mang hơn 3.000 suất khám sức khỏe miễn phí đến Hà Nội

Đáp lại sự quan tâm của người dân Thủ đô sau chương trình khám sức khỏe cộng đồng miễn phí vào tháng 7, Manulife Việt Nam tiếp tục mang ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày” trở lại Hà Nội vào ngày 8/12 vừa qua với quy mô gấp ba lần trước đó, trao cơ hội khám bệnh miễn phí cho 3.000 người.
Đông Nam Á tăng tốc thương mại quốc tế trước lo ngại thuế quan Mỹ

Đông Nam Á tăng tốc thương mại quốc tế trước lo ngại thuế quan Mỹ

Thương mại Đông Nam Á tăng tốc khi các công ty tìm cách đối phó với đợt thuế quan sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Nhà máy đạm Phú Mỹ không ngừng đổi mới sáng tạo trên hành trình hiện đại hóa

Nhà máy đạm Phú Mỹ không ngừng đổi mới sáng tạo trên hành trình hiện đại hóa

Nhà máy Đạm Phú Mỹ là tổ hợp sản xuất các sản phẩm phân bón và hóa chất của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, hơn 20 năm qua luôn giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành phân bón Việt Nam.
Giá xăng RON 95 giảm 290 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm 290 đồng/lít

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (5/12). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 5/12/2024.
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội để chuyển đổi xuất khẩu xanh

Doanh nghiệp tận dụng cơ hội để chuyển đổi xuất khẩu xanh

Sáng ngày 4/12, Bộ Công thương tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024 thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp nhằm thảo luận về các ý tưởng, giải pháp và phương thức hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh qua xuất khẩu xanh.
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản

Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tập trung vào tái cấu trúc các cơ quan và quy trình quản lý để cải thiện hiệu quả và khả năng lãnh đạo.

Các tin khác

“Rộng cửa” xuất khẩu sang UAE

“Rộng cửa” xuất khẩu sang UAE

Việt Nam và UAE vừa ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA), giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE.
Cơ hội từ tiêu dùng bền vững

Cơ hội từ tiêu dùng bền vững

Khi tiêu dùng bền vững thực sự trở thành xu hướng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần những bước đi đổi mới để chuyển dịch và tận dụng cơ hội lớn.
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%

Theo Thủ tướng Chính phủ, năm 2025 mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7%, nhưng phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, các công trình lớn…
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu thương mại tự do vừa được Bộ Công Thương phát hành đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về ngành logistics Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP).
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL

Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL

Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn chuẩn y ông Nguyễn Đăng Trình - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc PVOIL giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy PVOIL nhiệm kỳ 2020-2025.
Mỹ dự kiến "giáng đòn" thuế quan mới với các nước Đông Nam Á

Mỹ dự kiến "giáng đòn" thuế quan mới với các nước Đông Nam Á

Bộ Thương mại Mỹ đề xuất mức thuế bán phá giá từ 21,31% đến 271,2% với tấm pin năng lượng mặt trời từ các nước Đông Nam Á.
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai

PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai

Xu thế chuyển đổi sang năng lượng sạch đang ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), phát triển kinh tế xanh, tạo việc làm mới và đảm bảo an ninh năng lượng trong dài hạn. Trong nước, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đang là một điểm sáng về chuyển dịch năng lượng.
Bất cập về bậc thuế, mức thuế: Nên sửa thế nào?

Bất cập về bậc thuế, mức thuế: Nên sửa thế nào?

“Việc bổ sung các khoản chi thiết yếu khi tính thuế thu nhập cá nhân là hợp lý, song cần tính toán kỹ càng để đưa ra cách tính các khoản giảm trừ…”.
Gỡ vướng thế chấp tài sản trí tuệ

Gỡ vướng thế chấp tài sản trí tuệ

Mặc dù theo pháp luật hiện hành, tài sản trí tuệ được xếp vào “quyền tài sản”, được dùng để thế chấp vay vốn ngân hàng, nhưng việc thế chấp tài sản trí tuệ vẫn có rào cản.
Đằng sau những tuyên bố áp thuế mạnh mẽ của ông Trump

Đằng sau những tuyên bố áp thuế mạnh mẽ của ông Trump

Khẩu hiệu "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" bằng thuế quan của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể là tin xấu cho châu Á và châu Mỹ.
Cục thuế TP.HCM cảnh báo tình trạng lấy cắp thông tin để đăng ký doanh nghiệp mua bán hóa đơn

Cục thuế TP.HCM cảnh báo tình trạng lấy cắp thông tin để đăng ký doanh nghiệp mua bán hóa đơn

Chiều 28.11, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM, Cục thuế TP đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng lấy cắp thông tin căn cước công dân của người dân để đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty mua bán hóa đơn.
Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững

Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững

Hơn bốn thập kỷ qua, Liên doanh Vietsovpetro đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị, hợp tác bền chặt giữa hai dân tộc Việt - Nga, là đơn vị tiên phong trong ngành Dầu khí Việt Nam, sở hữu tiềm lực lớn mạnh về cơ sở vật chất hạ tầng, tài chính và nhân lực.
Eximbank "Bắc tiến" đưa thương hiệu phủ sóng toàn quốc

Eximbank "Bắc tiến" đưa thương hiệu phủ sóng toàn quốc

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, Eximbank thống nhất chuyển trụ sở về địa điểm mới là Số 27-29 Lý Thái Tổ, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
WB khuyến nghị chính sách để Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB khuyến nghị chính sách để Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

Ngày 21/11, Ngân hàng thế giới (WB) đã công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”.
Empowered Startups: Cơ hội dành cho các doanh nhân và start-up

Empowered Startups: Cơ hội dành cho các doanh nhân và start-up

Cơ hội đặc biệt dành cho các doanh nhân và Start-up tại hội thảo định cư Mỹ, Canada cho diện doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ông Trump tăng thuế nhập khẩu, ai chịu thiệt?

Ông Trump tăng thuế nhập khẩu, ai chịu thiệt?

Cho dù ông Donald Trump nhận thấy lợi ích của thuế quan nhưng hầu hết mọi người không tin như vậy, nó sẽ gây tổn hại cho chính nước Mỹ.
Dự báo kinh tế toàn cầu cả năm 2024 tăng thêm từ 0,1 – 0,3 điểm phần trăm

Dự báo kinh tế toàn cầu cả năm 2024 tăng thêm từ 0,1 – 0,3 điểm phần trăm

Theo báo cáo phân tích của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, kinh tế thế giới trong quý 3 năm 2024 tiếp tục đối mặt với hàng loạt thách thức, bao gồm căng thẳng địa chính trị kéo dài và lan rộng, cùng những rủi ro tiềm tàng trong lĩnh vực tài chính. Dù vậy, một số tín hiệu tích cực đã xuất hiện, nổi bật là sự phục hồi ổn định trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại quốc tế, mặc cho ngành sản xuất vẫn còn đối diện nhiều khó khăn.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động