Kiện ngân hàng SCB và công ty chứng khoán vì "bị dụ mua trái phiếu"

TP HCM- Bà Phạm Đoan, 44 tuổi, cho rằng bị ngân hàng "dụ gửi tiền tiết kiệm linh hoạt" nhưng thực tế là lừa ký hợp đồng mua trái phiếu qua công ty chứng khoán, nên khởi kiện. - VnExpress

vninfor.vn

Vụ kiện Tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu giữa bà Đoan với đồng bị đơn là Công ty Cổ phần chứng khoán Tân Việt và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đã được TAND quận 1 thụ lý. Trong đó, Côngty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông được xác định có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Nguyên đơn yêu cầu toà tuyên 4 hợp đồng ký kết với Công ty Tân Việt là vô hiệu; buộc công ty này liên đới với SCB trả lại hơn 800 triệu đồng cho mình.

Trong đơn khởi kiện, bà Đoan cho biết là người buôn bán nhỏ ngoài chợ, thu nhập không ổn định. Nhiều năm trước, bà có mở tài khoản tại SCB, mỗi khi tích góp được ít tiền, bà đều mang đến ngân hàng này để gửi dưới hình thức mở sổ tiết kiệm hoặc mua chứng chỉ tiền gửi.

Hồi tháng 8/2022, như thường lệ, bà đến SCB (phòng giao dịch trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh) để mua chứng chỉ tiền gửi, với mục đích để dành tiền lo cho con sắp vào đại học, tiền lãi mua quà bánh cho mẹ già. Tuy nhiên, nhân viên thông báo không còn chứng chỉ tiền gửi và giới thiệu sản phẩm khác của SCB.

Nhân viên tư vấn rằng sản phẩm này giống chứng chỉ tiền gửi nhưng hay hơn, tiện lợi hơn, lãi suất cao hơn (8%), sau 31 ngày khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào và vẫn được nhận lãi. Sản phẩm được rất nhiều người ưa chuộng, mua trong thời gian dài. Đồng thời, nhân viên còn đưa cho bà Đoan xem bảng liệt kê về lãi suất tương ứng với số tiền sẽ nhận được tại từng thời điểm.

Bà Đoan thấy giống với các chứng chỉ tiền gửi đã từng mua. Bà nói với nhân viên SCB đây là số tiền dành dụm, tích góp cả đời của mình và người mẹ đã gần 80 tuổi. "Chúng tôi rất khó khăn mới kiếm được số tiền này nên tôi chỉ muốn gửi một cách an toàn. Nhân viên nói tôi cứ an tâm mà không giải thích gì thêm", bà Đoan trình bày trong đơn.

Đương sự này giải thích thêm, vì đã gắn bó với SCB trong thời gian dài và không am hiểu về thị trường tài chính nên tin tưởng, nghĩ sản phẩm được tư vấn có giá trị như chứng chỉ tiền gửi. Theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, bà ký 4 hợp đồng với tổng số tiền hơn 800 triệu đồng.

Nhân viên SCB sau đó làm thủ tục tất toán chuyển toàn bộ số tiền trong các sổ tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi của bà trước đó sang mua sản phẩm "tiết kiệm linh hoạt". Họ yêu cầu bà ký một số giấy tờ và hẹn 7-10 ngày sau nhận chứng từ. Sau khi nhận được hồ sơ, bà nhiều lần được ngân hàng nhắn tin thông báo về việc được thanh toán tiền lãi từ sản phẩm này.

Bảng phụ lục lãi suất nguyên đơn nhận được theo hợp đồng ký với Công ty Tân Việt. Ảnh chụp từ hồ sơ.

Đến ngày 7/10/2022, bà Đoan thấy mạng xã hội đăng người dân xếp hàng tập trung tại trụ sở, chi nhánh và các phòng giao dịch của SCB rút tiền nên cũng hoang mang. Sau khi gặp nhân viên ngân hàng và hỏi về sản phẩm mình đã mua, bà mới biết đó không phải là chứng chỉ tiền gửi mà là trái phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông.

Đến lúc này, bà mới biết hợp đồng mình ký với ngân hàng là mua trái phiếu của Côngty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông qua Công ty Tân Việt. Bà khẳng định bản thân không có ý định mua trái phiếu thông qua SCB và cũng không biết gì về trái phiếu, nên không có ý định giao dịch với Công ty Tân Việt hay An Đông.

Bà Đoan cho biết, về sau SCB có gửi thư ngỏ cho khách hàng với nội dung thời gian qua ngân hàng có hợp tác với một số công ty chứng khoán để giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua, bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty chứng khoán. Tuy nhiên, trên thực tế, SCB đã đưa ra những thông tin gian dối, gây nhầm lẫn để những người thiếu hiểu biết như bà tin tưởng mua trái phiếu trong khi cứ nghĩ mình đang gửi tiết kiệm.

"Việc tôi ký kết và thực hiện các giao dịch mua trái phiếu theo các hợp đồng nêu trên là do bị lừa dối và nhầm lẫn", bà Đoan khẳng định. Trong các hợp đồng về việc mua bán trái phiếu bà thực hiện tại SCB cũng không thể hiện thông tin bên bán là Công ty Cổ phần Đầu tư An Đông mà là Công ty Tân Việt, do Chi nhánh Công ty Tân Việt tại TP HCM đóng dấu.

Bà Đoan cho rằng, việc Công ty Tân Việt ký kết các hợp đồng bán trái phiếu cho mình là không đúng thẩm quyền bởi công ty này không phải là bên sở hữu trái phiếu. Bà nhiều lần làm việc với lãnh đạo phòng giao dịch nhưng chỉ nhận được câu trả lời "chờ các cơ quan chức năng giải quyết".

Sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án của TAND quận 1, Công ty chứng khoán Tân Việt đã uỷ quyền cho ông Trần Duy Hưng (Phó Phòng pháp chế) và ông Lê Đắc An (Giám đốc Quản trị rủi ro) thay mặt Tổng giám đốc - người đại diện theo pháp luật, tham gia vụ án.

Về nội dung bà Đoan nêu, phía Công ty Tân Việt cho biết chưa nhận được đơn kiện và các tài liệu do nguyên đơn cung cấp, nên chưa thể đưa ra ý kiến của mình đối với các yêu cầu của bà Đoan cũng như yêu cầu phản tố.

Phía Tân Việt cũng có đơn đề nghị toà cho gia hạn với lý do công ty đang tập trung mọi nguồn lực để giải quyết các thắc mắc, xử lý khiếu nại của các nhà đầu tư trái phiếu, cũng như cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến các vụ án mà C03 (Bộ Công an) đã khởi tố.

Hiện, phía SCB chưa có phản hồi về vụ kiện.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông trực thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Hồi tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) bị bắt về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân.

Các bị can Trương Huệ Vân (34 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor); Nguyễn Phương Hồng (38 tuổi, trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); Hồ Bửu Phương (50 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cũng bị bắt tạm giam về cùng tội danh. Hiện vụ án vẫn trong quá trình điều tra.

Ngân hàng Sài Gòn - SCB vốn được hợp nhất bởi ba ngân hàng: SCB, Đệ Nhất (FCB) và Việt Nam Tín Nghĩa (TNB). Nhà băng này có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng tư nhân và nằm trong nhóm 5 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất thị trường.

Tính đến 30/9, SCB có hơn 4.100 cổ đông, gồm 7 cổ đông ngoại sở hữu 27,9%, 11 cổ đông tổ chức trong nước giữ 15,7% và cá nhân trong nước còn lại nắm hơn 56,11% vốn điều lệ.

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ duy trì hoạt động ổn định liên tục cho SCB và luôn đảm bảo an toàn cho tiền gửi của người dân.

https://vnexpress.net/kien-ngan-hang-scb-va-cong-ty-chung-khoan-vi-bi-du-mua-trai-phieu-4577044.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ba “sức ép” thị trường chứng khoán

Ba “sức ép” thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang đối mặt với 3 sức ép, có thể khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) chịu rủi ro.
VN-Index sẽ tiếp tục giằng co trong nền thanh khoản thấp

VN-Index sẽ tiếp tục giằng co trong nền thanh khoản thấp

Trong bối cảnh các doanh nghiệp đã công bố KQKD Quý 1/2024 và chưa có nhiều thông tin hỗ trợ thị trường, KBSV cho rằng VNIndex sẽ cần thêm thời gian vận động cân bằng trở lại trên đường phục hồi, trước khi có những chuyển biến mạnh mẽ hơn khi bức tranh kinh doanh trong Quý 2 dần rõ nét.
Lăng kính chứng khoán 7/5: Áp lực chốt lời có thể xảy ra

Lăng kính chứng khoán 7/5: Áp lực chốt lời có thể xảy ra

VN-Index có thể tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250 điểm. Tuy nhiên áp lực chốt lời có thể xảy ra khi chỉ số ở vùng đã từng bị bán mạnh và thanh khoản vẫn yếu.
Quý 1/2024, công ty chứng khoán ‘bỏ túi’ cả nghìn tỷ đồng

Quý 1/2024, công ty chứng khoán ‘bỏ túi’ cả nghìn tỷ đồng

Các công ty chứng khoán đã có quý kinh doanh đầu năm đầy khởi sắc với việc “bỏ túi” cả trăm tỷ đồng, thậm chí là cả nghìn tỷ.
Công ty Gas đô thị bị phạt do vi phạm nhiều lỗi

Công ty Gas đô thị bị phạt do vi phạm nhiều lỗi

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Gas đô thị (Công ty Gas đô thị) với số tiền 335.000.000 đồng với nhiều lỗi vi phạm.
Vingroup lợi nhuận sau thuế quý I/2024 đạt 1.335 tỷ đồng

Vingroup lợi nhuận sau thuế quý I/2024 đạt 1.335 tỷ đồng

Tập đoàn Vingroup (mã Ck: VIC) đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Theo đó, trong quý, VIC ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 21.739 tỷ đồng và lãi sau thuế hợp nhất đạt 1.335 tỷ đồng.

Các tin khác

Cổ phiếu các hãng bay liệu còn hấp dẫn?

Cổ phiếu các hãng bay liệu còn hấp dẫn?

Định giá các doanh nghiệp Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng đang ở mức hấp dẫn trong khi các doanh nghiệp hàng không vẫn cần thêm thời gian hồi phục.
Ông Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua vào 100 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua vào 100 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Sau khi đăng ký mua vào 100 triệu cổ phiếu SHB, ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB, sẽ bắt đầu mua vào từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng.
Quý I/2024, Bamboo Capital (BCG) đạt doanh thu 985 tỷ đồng

Quý I/2024, Bamboo Capital (BCG) đạt doanh thu 985 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, BCG ghi nhận doanh thu thuần đạt 985,4 tỷ đồng, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý I đạt 98,2 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ.
Hé lộ lợi nhuận quý I của nhiều công ty chứng khoán

Hé lộ lợi nhuận quý I của nhiều công ty chứng khoán

3 công ty chứng khoán đầu tiên MBS, TCBS, DSC đã công bố báo cáo tài chính quý I với con số tăng trưởng kinh doanh tích cực. Nhiều đơn vị khác cũng đã đưa ra ước tính lợi nhuận.
Các tỷ phú Việt mất hàng nghìn tỷ đồng vì chứng khoán lao dốc

Các tỷ phú Việt mất hàng nghìn tỷ đồng vì chứng khoán lao dốc

Nhịp điều chỉnh gần 60 điểm của VN-Index trong phiên 15/4 đã khiến giá trị cổ phiếu trong tay các tỷ phú Việt Nam giảm mạnh hàng nghìn tỷ đồng.
Những cổ phiếu đáng chú ý ngày 9-4

Những cổ phiếu đáng chú ý ngày 9-4

Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán khuyến nghị trước phiên giao dịch hôm nay, 9-4.
Nhiều doanh nghiệp dự kiến chi trả cổ tức ở mức cao

Nhiều doanh nghiệp dự kiến chi trả cổ tức ở mức cao

Theo thống kê, có 5 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần 8/4 – 12/4, trong đó 4 doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao nhất 30%, thấp nhất là 10%.
Cổ phiếu CRE của Cenland bị đưa vào diện bị cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Cenland bị đưa vào diện bị cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VNDIRECT mở lại hoạt động hệ thống giao dịch

VNDIRECT mở lại hoạt động hệ thống giao dịch

Sau một tuần khắc phục sự cố, VNDIRECT đã hoàn thiện giai đoạn khôi phục và tái kết nối, chính thức chuyển sang giai đoạn phục hồi.
Chứng khoán phái sinh: Sắc xanh trở lại, các hợp đồng bật tăng

Chứng khoán phái sinh: Sắc xanh trở lại, các hợp đồng bật tăng

Các hợp đồng tương lai bật tăng trở lại và lấy lại sắc xanh hoàn toàn trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên 26/3. Mức tăng của các hợp đồng là khá tốt, lấy lại hết số điểm đã mất ở phiên trước. Thanh khoản không thay đổi nhiều và duy trì ở mức trung bình.
Cảnh báo rủi ro hệ thống giao dịch nhìn từ vụ việc của VNDirect

Cảnh báo rủi ro hệ thống giao dịch nhìn từ vụ việc của VNDirect

Vụ việc của VNDirect không những làm gián đoạn việc giao dịch của các nhà đầu tư, ảnh hưởng hình ảnh của chính doanh nghiệp, mà còn là "hồi chuông" cảnh báo với hệ thống của các công ty chứng khoán
Sau VNDirect, thêm PTI và IPAAM bị tấn công mạng

Sau VNDirect, thêm PTI và IPAAM bị tấn công mạng

Sau khi VNDirect thông báo về sự cố bị tấn công mạng, trang web của 2 công ty khác gồm Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện và Công ty TNHH MTV quản lý quỹ đầu tư chứng khoán I.P.A (IPAAM) cũng đăng tải thông báo tương tự.
Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công: Website và app giao dịch đều bị đánh ‘sập’

Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công: Website và app giao dịch đều bị đánh ‘sập’

VNDIRECT cho biết hệ thống bị tấn công từ 10 giờ sáng 24/3/2024. Tính đến 9 giờ 30 phút sáng 25/3, người dùng vẫn chưa thể truy cập hệ thống của doanh nghiệp này.
Thị trường chứng khoán 2024 dự báo tăng mạnh theo đà hồi phục của nền kinh tế

Thị trường chứng khoán 2024 dự báo tăng mạnh theo đà hồi phục của nền kinh tế

Chiều 19/3 tại Hà Nội, Công ty Chứng khoán Nhất Việt (VFS) phối hợp với Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam tổ chức Hội thảo Chứng khoán 2024 với chủ đề “Kinh tế hồi phục – ngân hàng dẫn sóng và triển vọng thị trường chứng khoán 2024”. Chương trình mang lại nhiều thông tin giá trị và góc nhìn mới về nền kinh tế, từ đó giúp nhà đầu tư tham khảo những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong môi trường lãi suất thấp.
Gần 48.000 tỷ đồng đổ vào chứng khoán

Gần 48.000 tỷ đồng đổ vào chứng khoán

Áp lực bán tháo xuất hiện ngay sau đợt khớp lệnh ATO khiến cho VN Index có thời điểm “rơi tự do’ hơn 40 điểm.
FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, trong đó công ty đã chi trả 10% trong năm vừa qua và dự kiến sẽ trả 10% còn lại sau khi ĐHCĐ phê duyệt.
Tháng 2 chỉ có 3 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tháng 2 chỉ có 3 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tính đến ngày 1/3/2024 chỉ có 3 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 1,165 tỷ đồng trong tháng 2/2024, theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA).
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam có tân Chủ tịch

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam có tân Chủ tịch

Bộ trưởng Bộ Tài chính điều động và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam đối với ông Lương Hải Sinh. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2024.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động