Kiểm soát lạm phát theo mục tiêu

Đã 9 năm liền, trong đó đáng chú ý có năm 2022, Việt Nam đã kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Mục tiêu năm 2023, CPI tăng khoảng 4,5%. Kỳ vọng năm 2023 sẽ là năm thứ 10 liên tục kiểm soát lạm phát theo mục tiêu...
Thu hồi khẩn thuốc Hepasyzin điều trị bệnh gan Thu hồi khẩn thuốc Hepasyzin điều trị bệnh gan
Hà Nội thu hồi thuốc cốm Promethazin không đạt yêu cầu chất lượng Hà Nội thu hồi thuốc cốm Promethazin không đạt yêu cầu chất lượng

Sau mấy năm tăng cao, từ năm 2014 đến 2022, CPI đã tăng chậm lại và thường thấp hơn mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội. Có năm tăng rất thấp (như năm 2015, 2021); bình quân 9 năm chỉ tăng 2,83% - thấp tương đối xa so với mục tiêu (4%). Đây được coi là một thành công trong thời gian tương đối dài.

Riêng năm 2022, kết quả này rất đáng quan tâm và cũng được coi là không ngờ trong bối cảnh một năm nhiều biến động khó lường.

NĂM 2022 - NĂM THỨ 9 LẠM PHÁT ĐƯỢC KIỂM SOÁT THEO MỤC TIÊU

Tốc độ tăng CPI bình quân năm từ 2010 đến nay được thể hiện ở biểu đồ 1.

Từ cuối năm 2021, một số chuyên gia đã cảnh báo về khả năng năm 2022 sẽ lạm phát cao vượt mục tiêu (thậm chí có thể lên 5,5%). Khi lạm phát ở nhiều nước trên thế giới ở mức cao nhất so với mấy thập kỷ trước và cao gấp nhiều lần định hướng (khoảng 2%), thì khó có thể tin rằng CPI bình quân năm của Việt Nam năm 2022 vẫn tiếp tục được cảnh báo, nhưng thực tế đã tăng thấp hơn mục tiêu (mặc dù mục tiêu của Việt Nam cao gấp đôi định hướng của nhiều nước).

Kiểm soát lạm phát theo mục tiêu - Ảnh 1

Theo cách tính (CPI bình quân năm và CPI tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm trước - CPI sau một năm), có sự chênh lệch giữa 2 cách tính - tức là CPI bình quân năm tăng thấp hơn CPI sau một năm - tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm trước (3,15% so với 4,55%). Điều đó chứng tỏ CPI bình quân năm đã loại bỏ bớt sự “lên/xuống” thất thường của các thời điểm (tháng) cuối năm; nhưng đối với gửi tiết kiệm, vay/trả nợ, thì thường sử dụng CPI thời điểm hơn là CPI bình quân; đồng thời cũng là tín hiệu để năm sau CPI bình quân sẽ cao hơn CPI thời điểm (như các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2017, 2018, 2020).

Theo thời gian (tháng sau so với tháng trước), CPI các tháng trong năm 2022 thể hiện ở biểu đồ 2.

Trong 12 tháng của năm 2022, có 5 tháng tăng thấp và giảm (tháng 1, tháng 4, tháng 8, tháng 10, tháng 12); có 7 tháng tăng cao, trong đó có 3 tháng tăng khá cao (tháng 2 có Tết Nguyên đán, tháng 3, tháng 6).

Theo nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, CPI sau 12 tháng và CPI bình quân năm nay so với năm trước thể hiện ở biểu đồ 3.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống - nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng (36,12%) - sau một năm tăng cao hơn tốc độ tăng bình quân (5,21% so với 2,55%). Đây là yếu tố quan trọng góp phần giảm áp lực đối với CPI chung. Trong nhóm hàng này, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất (22,6%), sau một năm tăng cao hơn tốc độ bình quân năm (2,91%), góp phần lớn vào việc tăng thấp của CPI chung. Nhóm ăn uống ngoài gia đình (chiếm 9,06%) năm nay nhờ bỏ giãn cách đại dịch Covid-19, nên tăng khá cao và bình quân năm 2,44%.

Nhóm may mặc, giày dép và mũ nón (chiếm 6,37% tổng số) tăng thấp hơn tốc độ tăng chung ở cả 2 cách tính, trong đó bình quân tăng thấp; chủ yếu do cung vượt cầu ở trong nước với xuất khẩu đạt quy mô lớn.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (chiếm tỷ trọng khá cao 15,73%), tăng cao hơn tốc độ chung ở cách tính sau một năm, chủ yếu do giá vật liệu xây dựng tăng cao, bắt đầu từ sắt thép, xi măng, sau đến cát vừa hiếm, vừa đắt gấp đôi, nhưng do gần đây giá sắt thép, xi măng xuống, nên bình quân vẫn tăng thấp, chỉ bằng một nửa tốc độ tăng sau một năm.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (chiếm 7,31%) tăng thấp hơn tốc độ tăng chung, trong đó bình quân tăng thấp sau một năm.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế (chiếm 5,04% tổng số) tăng thấp ở cả 2 cách tính, trong đó bình quân cả năm chỉ tăng 0,49%. Giá nhóm này tăng thấp, chủ yếu do một thời gian khá dài người bệnh ít vào bệnh viện, giá thuốc theo bảo hiểm y tế thấp,…

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (chiếm 4,29% tổng số) tăng cao hơn CPI chung sau một năm, nhưng lại thấp hơn theo cách tính bình quân (3,1%).

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (chiếm 3,3% tổng số) tăng thấp hơn tốc độ CPI chung, do người tiêu dùng hiện vẫn trong trạng thái tập trung cho các nhu cầu thiết yếu (như lương thực, thực phẩm), cho đi lại, du lịch...

Trong 11 nhóm, có 2 nhóm có CPI bình quân giảm: Bưu chính viễn thông (chiếm 2,89%) giảm ở cả 2 cách tính, trong đó bình quân giảm. Chủ yếu do mặt hàng này sản xuất nhiều, có kỹ thuật, công nghệ cao, xuất khẩu lớn, nhập khẩu lớn,…; Giáo dục (chiếm 5,99%) tăng khá cao sau một năm, nhưng bình quân tăng thấp, tuy nhiên giá có xu hướng tăng cao trong những tháng gần đây (tháng 9 tăng 5,84%, tháng 10 tăng 2,35%, tháng 12 tăng 0,32%).

Trong 11 nhóm, chỉ có một nhóm tăng cao hơn CPI chung. Giá giao thông (chiếm 9,37%) tăng thấp hơn ở cách tính sau một năm, nhưng tăng rất cao ở cách tính bình quân năm, do giá xăng dầu thế giới tăng và việc quản lý còn nhiều yếu kém,…

Kết quả kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của năm 2022 đạt được do nhiều yếu tố.

Thứ nhất, yếu tố tổng quát là quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu. Quan hệ này được xét theo 2 giá (giá thực tế và giá so sánh).

Sản xuất GDP năm 2022 tính theo giá thực tế ước đạt 9513,3 nghìn tỷ đồng, tăng gần 12,2%, hay tăng 1033,6 nghìn tỷ đồng so với 2021, cao hơn tốc độ tăng và mức tăng của năm 2020 (tăng 4,38% và 397,2 nghìn tỷ đồng), năm 2021 (tăng 5,36% và tăng 435,7 nghìn tỷ đồng); cao hơn tốc độ tăng 9,96% và mức tăng 698,2 nghìn tỷ đồng của năm 2019 so với năm 2018 - là năm tăng trưởng cao trước đại dịch.

GDP năm 2022 tính theo giá so sánh ước đạt 5545,7 nghìn tỷ đồng, hay tăng 411,8 nghìn tỷ đồng so với năm 2021 - cao hơn so với tốc độ tăng và mức tăng của năm 2020 (tăng 2,87%, hay tăng 139,5 nghìn tỷ đồng), năm 2021 (tăng 2,56% hay tăng 128,2 nghìn tỷ đồng); cao hơn tốc độ tăng và mức tăng của năm 2019 so với năm 2018 (tăng 7,36%, hay tăng 333,6 nghìn tỷ đồng).

Như vậy, dù tính theo giá thực tế hay tính theo giá so sánh, dù tính tốc độ tăng hay mức tăng, thì cung ở trong nước (GDP sản xuất) năm 2022 cũng tăng cao, thể hiện sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Trong khi tăng trưởng và quy mô GDP ở trong nước tăng cao, thì tổng cầu ở trong nước tăng có những biểu hiện đáng lưu ý.

Xét theo sử dụng GDP, trong khi GDP theo giá so sánh năm 2022 tăng 8,02%, hay tăng 411,8 nghìn tỷ đồng, thì tích lũy tài sản chỉ tăng 5,75%, hay tăng 110,6 nghìn tỷ đồng, còn tiêu dùng cuối cùng chỉ tăng 7,18%, hay tăng 241,4 nghìn tỷ đồng. Cộng 2 khoản này tăng 6,66%, hay tăng 352 nghìn tỷ đồng - đều thấp hơn các con số tương ứng của GDP. Do vậy hàng hóa đã xuất siêu, dịch vụ nhập siêu.

Tích lũy tài sản là tiền đề của đầu tư, mà đầu tư là yếu tố trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả đầu tư năm nay tăng khá, khi hệ số ICOR giảm chỉ còn khoảng trên dưới 6 lần so với 2 năm trước (2020 là 14,27 lần, 2021 là 15,54 lần) và đây là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm áp lực đối với lạm phát. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP năm 2022 đạt 33,8% - thấp hơn so với nhiều năm trước (2016 là 34,17%, 2017 là 35%, 2018 là 34,62%, 2019 là 34,65%, 2020 là 34,85%, 2021 là 34,1%, bình quân thời kỳ 2016-2021 là 34%)...

Nguồn: Kiểm soát lạm phát theo mục tiêu

https://vninfor.vn/

Đỗ Văn Huân
vneconomy.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vì sao Ngân hàng Nhà nước "ưu tiên" kênh thị trường mở?

Vì sao Ngân hàng Nhà nước "ưu tiên" kênh thị trường mở?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng trên thị trường mở (OMO), giúp giảm áp lực thanh khoản và lãi suất liên ngân hàng.
Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Theo Thông tư 50 của NHNN, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
"Bị" áp VAT:  Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ

"Bị" áp VAT: Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ

Đề xuất thay đổi quy định thuế VAT với doanh nghiệp phân bón sẽ giúp phân bón nội địa cạnh tranh hơn so với phân bón nhập khẩu, từ đó hỗ trợ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ.
Tháo gỡ điểm nghẽn tín dụng nhà ở xã hội, tạo tuần hoàn và chu chuyển vốn

Tháo gỡ điểm nghẽn tín dụng nhà ở xã hội, tạo tuần hoàn và chu chuyển vốn

Giá bán, thu nhập của người mua nhà, tính pháp lý và hiệu quả của dự án vẫn sẽ là những cốt lõi tháo gỡ điểm nghẽn giúp tạo sự tuần hoàn và chu chuyển vốn tín dụng nhà ở xã hội.
Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á

Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á

Một đồng USD tăng giá dưới thời chính quyền Trump nhiệm kỳ II có thể gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng trung ương châu Á.
VietinBank (CTG): Nợ xấu có thể tăng nhẹ, tín dụng dự báo đạt 14%

VietinBank (CTG): Nợ xấu có thể tăng nhẹ, tín dụng dự báo đạt 14%

VietinBank (HoSE: CTG) tích cực thu hồi nợ xấu với giá trị thu hồi dự kiến lên tới 8.000 tỷ đồng. Điều này hỗ trợ cho thu nhập ngoài lãi của ngân hàng.

Các tin khác

Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng

Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay (22/11) đảo chiều giảm mạnh 100 đồng. Trong khi đó, giá USD trên thị trường thế giới lên mức cao nhất 13 tháng.
"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?

"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?

Nhiều số liệu khác nhau về lượng ngoại hối dự trữ đã bán ra nhưng ước tính khoảng 8-10 tỷ USD đã được NHNN đưa ra thị trường để ổn định cầu ngoại tệ.
World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới

World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới

Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề xuất kế hoạch tài trợ hơn 11 tỉ USD cho Việt Nam trong vòng 5 năm tới, tập trung vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng tái tạo, phát triển nông nghiệp bền vững…
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
Ngân hàng số: Bước chuyển thay đổi hành vi tiêu dùng

Ngân hàng số: Bước chuyển thay đổi hành vi tiêu dùng

Sự phát triển của ngân hàng thuần số không chỉ thúc đẩy tiện ích tài chính mà còn mở ra kỷ nguyên mới cho thói quen tiêu dùng hiện đại.
Rủi ro tài sản được kiểm soát, rủi ro thanh khoản ngân hàng gia tăng

Rủi ro tài sản được kiểm soát, rủi ro thanh khoản ngân hàng gia tăng

Rủi ro thanh khoản đang gia tăng khi các ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường ngắn hạn và lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh.
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024. Quy mô tài sản, dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng đều tăng trưởng.
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh

Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành trái phiếu xanh tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam đồng thời tuân thủ tự nguyện Nguyên tắc Trái phiếu Xanh của ICMA.
Nhận diện lực tăng trưởng tín dụng năm 2025

Nhận diện lực tăng trưởng tín dụng năm 2025

Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó đoán định, kinh tế trong nước còn những khó khăn, thách thức, quyết tâm đưa kinh tế nền tăng trưởng nhanh bằng các giải pháp quyết liệt của Chính phủ được đánh giá là động lực mạnh mẽ nhất đối với tăng trưởng tín dụng.
Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?

Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?

Kể từ năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chi hơn 20 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để ổn định đồng VND, thể hiện cam kết duy trì sự ổn định tiền tệ...
Thấy gì từ vụ 7.500 người “sập bẫy” Công ty GFDI?

Thấy gì từ vụ 7.500 người “sập bẫy” Công ty GFDI?

Vụ Công ty GFDI lừa 7.500 người với hơn 3.700 tỉ đồng cho thấy “bẫy lừa” lãi suất cao tiếp tục được các đối tượng giăng ra, vẫn chiêu trò cũ nhưng nạn nhân mới…
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng

Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng

Đại diện Eximbank vừa gửi thông tin đến báo chí liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động của ngân hàng này.
Thực hành ESG - Trách nhiệm thực thi trở thành cơ hội lớn

Thực hành ESG - Trách nhiệm thực thi trở thành cơ hội lớn

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ nhận được nhiều cơ hội lớn cả trong ngắn hạn và dài hạn khi thực hành ESG tốt.
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao

Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao

Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao và thiết lập kỷ lục mới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý cần làm gì để ứng phó với biến động của tỷ giá.
Nguồn vốn nào cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội?

Nguồn vốn nào cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội?

Quỹ phát triển nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng, nguồn theo phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương là cần thiết để có lực đẩy dài hạn...
Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng sắp thêm bước tiến mới

Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng sắp thêm bước tiến mới

Sau bước tiến chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng hoàn tất trong tháng 10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết sẽ xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng.
Chặn tăng vốn ảo khi IPO

Chặn tăng vốn ảo khi IPO

Quy định kiểm toán vốn điều lệ góp trong 10 năm (hoặc 5 năm) trước khi chào bán chứng khoán lần đầu sẽ góp phần tránh tình trạng tăng vốn ảo, vốn bị đánh tráo, tài sản không thực.
IMF: Việt Nam còn dư địa tài khóa lớn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

IMF: Việt Nam còn dư địa tài khóa lớn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn và các thành viên đoàn công tác của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam còn dư địa tài khóa lớn để hỗ trợ tăng trường kinh tế. Do đó, Việt Nam cần tăng cường năng lực, sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, thị trường vốn…
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động