Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản mã hóa: Kiểm soát chặt chẽ nguy cơ rửa tiền
Góc khuất của tài sản mã hóa
Hiện nay, hơn 20 sàn giao dịch tài sản mã hóa quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, thu hút khoảng 20 triệu nhà đầu tư với tổng giá trị giao dịch lên đến hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, việc thiếu hành lang pháp lý rõ ràng khiến loại hình tài sản này trở thành thách thức lớn đối với sự ổn định tài chính và an ninh quốc gia nếu không có cơ chế giám sát chặt chẽ.
Thượng tá Dương Đức Hùng, Phó trưởng Phòng chống khủng bố, Cục An ninh nội địa, Bộ Công an, cho biết lực lượng chức năng đã phát hiện một số tổ chức khủng bố nước ngoài lợi dụng tài sản số để xâm nhập vào Việt Nam, thông qua cả hình thức công khai và ngầm. Điều này đặt Việt Nam trước nguy cơ trở thành điểm trung chuyển tài chính bất hợp pháp.
Theo báo cáo từ Chainalysis – tổ chức chuyên phân tích dữ liệu blockchain, trong khoảng thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022, tổng giá trị tiền mã hóa chảy vào Việt Nam ước tính đạt 90,8 tỷ USD, trong đó gần 1 tỷ USD có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp như lừa đảo, rửa tiền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Ngoài ra, theo thống kê của lực lượng công an, đến cuối năm 2024, Việt Nam đã khởi tố và điều tra 44 vụ án liên quan đến tội rửa tiền. Trong số đó, một số vụ có liên quan đến việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tiền mã hóa, với thủ đoạn sử dụng các sàn giao dịch không phép để chuyển tiền ra nước ngoài.
Thượng tá Hùng nhận định: “Những con số này không chỉ phản ánh sự quan tâm lớn của người dân và doanh nghiệp Việt Nam đối với tiền mã hóa, mà còn cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý dòng tiền số.” Ông cũng chỉ ra rằng, sự phổ biến của giao dịch tiền mã hóa không qua trung gian tài chính chính thống, kết hợp với tỷ lệ sử dụng tiền mặt cao trong nền kinh tế, đã tạo điều kiện cho các đối tượng xấu che giấu nguồn tiền bất hợp pháp. Báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, chỉ khoảng 30% giao dịch tài chính tại Việt Nam được thực hiện qua hệ thống ngân hàng chính thức, phần còn lại chủ yếu qua tiền mặt hoặc các kênh không được kiểm soát chặt chẽ.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Minh Thơ, Phó cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền (NHNN), nhấn mạnh rằng tài sản mã hóa có tính ẩn danh, phi tập trung và không biên giới, do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố. Hiện nay, việc Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cụ thể để quản lý tài sản số khiến quốc gia này rơi vào “vùng xám” trong công tác kiểm soát tài chính.
Bà Thơ cũng cho biết, nhiều quốc gia đã đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam về việc xây dựng khung pháp lý nhằm kiểm soát hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Việc Việt Nam bị đưa vào danh sách “xám” về rửa tiền buộc chúng ta phải nhanh chóng triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả, trong đó Luật Công nghiệp, công nghệ số được kỳ vọng sẽ tạo ra bước tiến quan trọng.
Bổ sung thêm ý kiến, ông Trần Huyền Dinh, Chủ nhiệm Ủy ban Ứng dụng Fintech, Hiệp hội Blockchain Việt Nam, nhận định Việt Nam chưa có hệ thống giám sát giao dịch cũng như cơ chế tuân thủ KYC/AML (định danh khách hàng và chống rửa tiền). Đây là một trong những lý do khiến Việt Nam bị xếp vào danh sách “xám” của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF) năm 2023, đồng thời thị trường trong nước xuất hiện nhiều vụ lừa đảo tài chính.
Ông Dinh cũng đề cập đến thực trạng hợp tác hạn chế giữa các sàn giao dịch và cơ quan chức năng. “Năm 2024, chương trình truy vết các dự án on-chain có dấu hiệu lừa đảo ChainTracer đã nhận được nhiều báo cáo về tình trạng gian lận. Tuy nhiên, dù chúng tôi liên hệ với các sàn để phối hợp điều tra, phần lớn các sàn đều từ chối hợp tác, thậm chí ngay cả khi có yêu cầu từ cơ quan công an,” ông Dinh chia sẻ.
![]() |
Cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng và toàn diện, áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến để xử lý nghiêm các sàn giao dịch và giao dịch tài sản mã hóa không phép, góp phần giảm thiểu rủi ro rửa tiền. |
Việc đánh giá tài sản mã hóa vẫn còn khá mới mẻ, đi kèm với nhiều rủi ro và thách thức. Bà Đoàn Mai Hạnh, Giám đốc cao cấp Kinh doanh và Tự doanh Thị trường Tài chính tại Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), khuyến nghị cần lựa chọn cẩn thận các loại tài sản mã hóa trước khi cung cấp cho khách hàng.
Hiện nay, các sàn giao dịch lớn trên thế giới như Binance hỗ trợ hơn 400 đồng tiền mã hóa, trong khi Coinbase có trên 200 loại. Tuy nhiên, đại diện TCBS đề xuất Việt Nam nên triển khai thí điểm với một số loại tiền mã hóa nhất định, ưu tiên các tài sản có giá trị cao, thanh khoản tốt và được công nhận rộng rãi trên thị trường quốc tế.
Bổ sung quan điểm này, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết cơ quan này đã tham gia góp ý trong quá trình soạn thảo nghị quyết thí điểm về sàn giao dịch tài sản mã hóa. Một trong những yêu cầu quan trọng là các sàn giao dịch phải áp dụng các biện pháp phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Điều này bao gồm việc xác minh danh tính khách hàng, báo cáo giao dịch đáng ngờ, lưu trữ thông tin và cung cấp dữ liệu cho cơ quan quản lý khi cần thiết.
Đồng quan điểm, Thượng tá Dương Đức Hùng nhấn mạnh sự cần thiết của một khung pháp lý rõ ràng, toàn diện, trong đó quy định trách nhiệm pháp lý của các sàn giao dịch trong công tác phòng chống rửa tiền. Ông cũng đề xuất thành lập tổ công tác liên ngành để giám sát các giao dịch đáng ngờ liên quan đến tiền mã hóa, đồng thời ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc theo dõi và truy vết dòng tiền. Ngoài ra, cần xây dựng một hệ thống giám sát tập trung do Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhằm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch tài sản mã hóa.
Trước đó, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, trong dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ, cơ quan này đề xuất triển khai thí điểm với quy mô hạn chế trong giai đoạn đầu. Điều này giúp nhà chức trách có thời gian nghiên cứu và xây dựng chính sách phù hợp để quản lý tiền mã hóa một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước cũng được đề xuất cùng phối hợp quản lý sàn giao dịch tài sản mã hóa nhằm giảm thiểu rủi ro đối với an ninh tài chính.
Về mô hình sàn giao dịch, Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng Việt Nam nên thí điểm mô hình sàn giao dịch tập trung. Điều này sẽ giúp nhận diện và kiểm soát nền kinh tế ngầm liên quan đến tài sản mã hóa.
“Hiện nay, hàng trăm tỷ đô la được giao dịch, nhưng chưa thể xác định rõ dòng tiền nào là hợp pháp, dòng tiền nào là bất hợp pháp. Việc triển khai thí điểm sàn giao dịch tập trung sẽ giúp Việt Nam tăng cường tính minh bạch, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và từng bước thoát khỏi danh sách xám về chống rửa tiền (AML) của FATF”, ông Định nhận định.
Nguồn: Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản mã hóa: Kiểm soát chặt chẽ nguy cơ rửa tiền
Tin liên quan
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực 31/03/2025 16:25
H'Hen Niê lên tiếng về tin đồn mang thai con đầu lòng 31/03/2025 15:42
Cùng chuyên mục

Tỷ giá tăng nóng, đồng loạt giảm lãi suất về mức thấp
Tài chính 31/03/2025 14:00

Tăng huy động vốn qua trái phiếu, ngân hàng đối mặt bài toán chi phí
Tài chính 31/03/2025 11:00

Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao
Tài chính 30/03/2025 16:00

Ngân hàng vào cuộc gọi vốn từ chào bán cổ phần
Tài chính 29/03/2025 16:00

Đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân
Tài chính 29/03/2025 12:00

Ngân hàng chật vật xử lý nợ xấu, mong chờ luật hóa Nghị quyết 42
Tài chính 29/03/2025 07:00
Các tin khác

Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản mã hóa: Kiểm soát chặt chẽ nguy cơ rửa tiền
Tài chính 28/03/2025 16:00

“Gió mới” trong cạnh tranh huy động tiền nhàn rỗi
Tài chính 28/03/2025 06:00

Áp lực lớn nhưng dư địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"
Tài chính 27/03/2025 15:00

Luật hóa xử lý nợ xấu: Gỡ khó cho khối tiền trăm nghìn tỷ bất động
Tài chính 27/03/2025 14:00

BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà
Tài chính 27/03/2025 09:48

Sẽ miễn thuế nhập khẩu cho đơn hàng online dưới 1 triệu đồng?
Kinh tế - Tài chính 27/03/2025 09:00

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố quan trọng để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045
Tài chính 27/03/2025 06:00

Áp lực lớn nhưng dự địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"
Kinh tế - Tài chính 26/03/2025 18:00

Lãi suất điều hành có tiếp tục giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
Kinh tế - Tài chính 26/03/2025 06:00

Doanh nghiệp đề xuất ngân hàng tiếp tục ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp
Tài chính 25/03/2025 14:00

Ngân hàng hướng tới mục tiêu lợi nhuận tỷ USD
Tài chính 25/03/2025 10:00

Số hóa ngân hàng yếu kém: "Con đường sáng" sau bước chuyển giao
Kinh tế - Tài chính 25/03/2025 08:00

Lãi vay hạ nhiệt, doanh nghiệp lo gánh nặng phí dịch vụ kèm theo
Tài chính 24/03/2025 17:00

Cẩn trọng kiểm soát dòng chảy vốn tín dụng
Tài chính 24/03/2025 15:00

Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?
Tài chính 24/03/2025 14:42

Fed giữ nguyên lãi suất: Áp lực nào tới kinh tế Việt Nam?
Tài chính 24/03/2025 13:00

Thủ tướng yêu cầu NHNN nghiên cứu kiến nghị về áp dụng Basel III
Tài chính 24/03/2025 10:00

Đại diện NHNN nói gì về đề xuất cho vay lãi suất 0% lĩnh vực đổi mới sáng tạo?
Tài chính 23/03/2025 08:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58