Luật hóa xử lý nợ xấu: Gỡ khó cho khối tiền trăm nghìn tỷ bất động

NHNN nhận định việc luật hóa Nghị quyết 42 nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn nhằm xử lý các vướng mắc, khó khăn đã và đang cản trở các ngân hàng.

Hàng nghìn tỷ ‘bất động’ khi Nghị quyết 42 kết thúc

Dù lạc quan về tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận, kiểm soát nợ xấu vẫn là ưu tiên lớn của các ngân hàng trong năm 2025. Tuy nhiên, đến nay, việc xử lý nợ xấu gặp nhiều thách thức do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, khiến các ngân hàng tiếp tục đề xuất luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết, sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, việc xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thời gian thu hồi nợ bị kéo dài do một số biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu không còn cơ sở pháp lý để áp dụng.

Cụ thể, MB cho biết, tính đến tháng 3/2024, quy mô tài sản bảo đảm gắn với các khoản nợ xấu thuộc phạm vi Nghị quyết 42 là khoảng 8.900 tỷ đồng. Thời gian thu hồi nợ tăng hơn 27% so với những năm trước do MB không được thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý và cần thêm thời gian để thỏa thuận, thuyết phục khách hàng, bên thế chấp bàn giao tài sản bảo đảm và thủ tục tố tụng, thi hành án bị kéo dài. Do đó, thời gian thu hồi nợ bình quân năm 2024 của MB là 7,53 tháng trong khi thời gian thu hồi nợ bình quân năm 2023 là 5,93 tháng.

Không chỉ vậy, chi phí thu hồi nợ cũng tăng tới 22% so với trước đây do khách hàng không hợp tác và MB phải áp dụng thêm nhiều giải pháp xử lý nợ khác như khởi kiện, thi hành án,… Trong năm 2024, MB đã thực hiện nộp đơn khởi kiện 960 vụ việc, tăng gần 2,8 lần so với năm 2022 và 2,4 lần so với năm 2023.

Luật hóa xử lý nợ xấu: Gỡ khó cho khối tiền trăm nghìn tỷ bất động
Ngân hàng gặp khó trong xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực.

Techcombank cũng cho biết, sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, ngân hàng gặp không ít vướng mắc trong xử lý nợ xấu do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện. Một trong những bất cập lớn nhất là sự chậm trễ trong triển khai thủ tục thi hành án, gây cản trở quá trình xử lý tài sản đảm bảo.

Tính đến 31/3/2024, Techcombank có 98 tài sản có giá trị lớn khoảng từ 2,5 tỷ đến 20 tỷ đồng (tổng giá trị khoảng 649 tỷ đồng) đã có Quyết định thi hành án từ 90 ngày đến hơn 2000 ngày nhưng chưa được kê biên. Cùng kỳ, Techcombank có 5 tài sản với tổng giá trị khoảng 4,4 tỷ đồng đã gửi văn bản nhận cấn trừ nhưng chưa được bàn giao. Thời gian nhận bàn giao của những tài sản này là từ 2 năm đến gần 5 năm.

Ngoài ra, Techcombank có 7 tài sản (tổng giá trị bán đấu giá 10 tỷ đồng) đã bán đấu giá nhưng chưa nhận tiền bán đấu giá do chưa bàn giao được tài sản cho người trúng đấu giá. Thời gian chậm bàn giao từ 6 tháng đến hơn 3 năm.

“Công tác phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự tại một số nơi, một số thời điểm còn chậm trễ, hoặc thiếu sự phối hợp giữa các bên, dẫn tới nhiều trường hợp chậm triển khai thủ tục thi hành án, thậm chí thời gian triển khai thủ tục kéo dài, làm chậm tiến độ, giảm hiệu quả xử lý nợ xấu của Techcombank”, phía ngân hàng cho hay.

Hay như TPBank, ngân hàng này cho biết, do hiệu ứng của Nghị quyết 42 hết hiệu lực nên đa số khách hàng/bên bảo đảm có nợ quá hạn không hợp tác trả nợ.

Thậm chí, còn xảy ra tình trạng khách hàng không đồng thuận, thiện chí bàn giao tài sản, có phản ứng gay gắt đối với việc tctd thu giữ tài sản và gửi đơn tố giác cán bộ ngân hàng thực hiện hành vi “cưỡng đoạt tài sản” đến cơ quan có thẩm quyền. Vụ việc sau đó đã bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

“Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ ngân hàng khi tác nghiệp trong trường hợp này cũng gặp khó khăn nhất định, do cơ sở pháp lý chưa thực sự rõ ràng”, TPBank cho hay.

Đồng quan điểm, ACB cho hay, sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, nhiều cơ quan địa phương đã từ chối tham gia vào việc thu giữ tài sản bảo đảm của các TCTD với lý do cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương hỗ trợ thu giữ không còn. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp chủ tài sản chống đối rất quyết liệt, không đồng ý bàn giao tài sản vì cho rằng việc thu giữ tài sản bảo đảm của TCTD không minh bạch, không đúng quy định pháp luật do không có sự chứng kiến, xác nhận của chính quyền địa phương.

Hệ quả là việc thu giữ tài sản bảo đảm không thành công hoặc phát sinh khiếu kiện, tranh chấp liên quan đến việc thu giữ tài sản bảo đảm, khiến cho quá trình xử lý nợ xấu kéo dài.

Luật hóa Nghị quyết 42

NHNN mới đây vừa công bố Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng để luật hoá một số nội dung của Nghị quyết số 42/2017/QH14. Bản dự thảo dự kiến sẽ được trình và có thể được thông qua tại kỳ họp Quốc Hội vào tháng 5/2025.

Theo NHNN, không giống như giao dịch dân sự thông thường, hoạt động ngân hàng được vận hành theo phương thức đi vay (nhận tiền gửi của người gửi tiền) để cho (doanh nghiệp, người dân) vay.

“Do vậy, ngân hàng chịu áp lực về thời gian cũng như chi phí để hoàn trả người gửi tiền khi được yêu cầu. Nếu áp dụng các quy định chung như đối với giao dịch vay dân sự (khởi kiện và chờ thi hành bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền) hoặc không có quy định đặc thù riêng, quyền lợi của ngân hàng sẽ không được bảo vệ thích đáng, dẫn đến một mặt, ngân hàng không có khả năng hoàn trả tiền gửi cho người gửi tiền khi được yêu cầu, làm phát sinh các khủng hoảng tài chính theo hiệu ứng domino”, NHNN nhấn mạnh.

Mặt khác, ngân hàng không có xu hướng, động lực cho vay, dẫn đến vốn của ngân hàng không được xoay vòng, không tạo ra lợi nhuận, giá trị gia tăng cho nền kinh tế, khiến doanh nghiệp, người dân khó tiếp cận vốn vay hoặc tiếp cận vốn vay với chi phí cao.

Luật hóa xử lý nợ xấu: Gỡ khó cho khối tiền trăm nghìn tỷ bất động
Ba chính sách liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tại Nghị quyết số 42 được đề xuất luật hóa theo hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.

NHNN cho biết, việc tiếp tục luật hóa các quy định tại Nghị quyết 42 nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn nhằm xử lý các vướng mắc, khó khăn đã và đang cản trở TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ thực hiện các quyền lợi hợp pháp của mình trong việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu.

Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ và giảm chi phí xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, từ đó góp phần giảm chi phí các khoản cấp tín dụng, hạ lãi suất, tăng cường khả năng quay vòng vốn và tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp; tránh để phát sinh và bùng phát tình trạng người dân, doanh nghiệp tiếp cận “tín dụng đen”.

Theo đó, ba chính sách liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tại Nghị quyết số 42 được đề xuất luật hóa theo hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD bao gồm:

Một là, về quyền thu giữ tài sản bảo đảm, NHNN kiến nghị trao quyền cho các tổ chức tín dụng thu giữ tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng vay không thanh toán được nợ, với điều kiện hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về quyền này.

Hai là, về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên phải thi hành án đang bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại TCTD không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Ba là, về vấn đề hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, NHNN yêu cầu cần thiết lập một khung pháp lý rõ ràng về hoàn trả tài sản bị thu giữ liên quan đến các vụ án hình sự hoặc hành chính.

Tuy nhiên, MB kiến nghị việc Luật hóa Nghị quyết 42 phải đi cùng với sự điều chỉnh đồng bộ của các quy định pháp luật có liên quan.

“Nếu Luật hóa Nghị quyết 42 mà không điều chỉnh kịp thời các quy định pháp luật khác có liên quan như Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Thi hành án dân sự… thì có thể gây mâu thuẫn, khó áp dụng trên thực tế.

Đồng thời, mặc dù thị trường mua bán nợ xấu sẽ phát triển nếu có quy định pháp luật rõ ràng nhưng cũng có thể xuất hiện những nhà đầu tư lợi dụng kẻ hở pháp luật để đầu cơ, thao túng giá trị nợ xấu, gây ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng và khách hàng vay, bên đảm bảo”, phía MB cho biết.

Nguồn: Luật hóa xử lý nợ xấu: Gỡ khó cho khối tiền trăm nghìn tỷ bất động

Khánh Tú
Nguồn : vietnamfinance.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tăng huy động vốn qua trái phiếu, ngân hàng đối mặt bài toán chi phí

Tăng huy động vốn qua trái phiếu, ngân hàng đối mặt bài toán chi phí

Ngân hàng sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) để tăng vốn cấp 2 nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng như định hướng của Chính phủ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động được kiểm soát để không tăng.
Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng vào cuộc gọi vốn từ chào bán cổ phần

Ngân hàng vào cuộc gọi vốn từ chào bán cổ phần

Để tăng cường tiềm lực tài chính và mở rộng hoạt động tín dụng, các ngân hàng không chỉ sử dụng hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu để tăng vốn điều lệ, mà còn triển khai kế hoạch chào bán cổ phiếu mới.
Đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân

Đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng mạnh, từ 16,4 tỷ USD năm 2022 lên 20,5 tỷ USD năm 2023 và dự kiến 25 tỷ USD năm 2024. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.
Ngân hàng chật vật xử lý nợ xấu, mong chờ luật hóa Nghị quyết 42

Ngân hàng chật vật xử lý nợ xấu, mong chờ luật hóa Nghị quyết 42

Việc thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn, trong khi xử lý tài sản bảo đảm cũng không hề đơn giản, gây ảnh hưởng đến khả năng luân chuyển vốn của ngân hàng và nền kinh tế. Thực trạng này đặt ra thách thức cho các ngân hàng trong việc cân bằng giữa tăng trưởng tín dụng và kiểm soát rủi ro.
Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản mã hóa: Kiểm soát chặt chẽ nguy cơ rửa tiền

Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản mã hóa: Kiểm soát chặt chẽ nguy cơ rửa tiền

Các cơ quan quản lý không chỉ cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng và toàn diện mà còn phải áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến để xử lý nghiêm các sàn giao dịch và giao dịch tài sản mã hóa không phép, góp phần giảm thiểu rủi ro rửa tiền.

Các tin khác

“Gió mới” trong cạnh tranh huy động tiền nhàn rỗi

“Gió mới” trong cạnh tranh huy động tiền nhàn rỗi

Hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại đã giới thiệu tính năng sinh lời từ tiền nhàn rỗi, phát triển thành ứng dụng hoặc sản phẩm chiến lược, được đầu tư bài bản nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút tiền gửi cả có kỳ hạn và không kỳ hạn.
Áp lực lớn nhưng dư địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"

Áp lực lớn nhưng dư địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"

Lãi suất huy động đồng loạt giảm, lãi suất cho vay cũng đang ở mức rất thấp. Tuy nhiên, dư địa giảm lãi suất còn hạn hẹp. Các ngân hàng đang gặp khó khi vừa muốn cho vay với lãi suất thấp vừa đảm bảo lợi nhuận cho người gửi tiền.
Luật hóa xử lý nợ xấu: Gỡ khó cho khối tiền trăm nghìn tỷ bất động

Luật hóa xử lý nợ xấu: Gỡ khó cho khối tiền trăm nghìn tỷ bất động

NHNN nhận định việc luật hóa Nghị quyết 42 nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn nhằm xử lý các vướng mắc, khó khăn đã và đang cản trở các ngân hàng.
BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà

BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà

“An cư lạc nghiệp” là câu thành ngữ quen thuộc phản ánh quan niệm và triết lý sống bền vững của người Việt, đặc biệt với giới trẻ trong độ tuổi xây dựng tương lai, việc sở hữu một tổ ấm ổn định chính là nền tảng vững chắc để an tâm phát triển sự nghiệp.
Sẽ miễn thuế nhập khẩu cho đơn hàng online dưới 1 triệu đồng?

Sẽ miễn thuế nhập khẩu cho đơn hàng online dưới 1 triệu đồng?

Bộ Tài chính đề xuất giảm giá trị miễn thuế từ 2 triệu đồng xuống còn 1 triệu theo từng đơn hàng đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (TMĐT), tổng định mức miễn giảm còn 48 triệu/năm
Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố quan trọng để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố quan trọng để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045

Việc phát triển các trung tâm tài chính (TTTC) được coi là một yếu tố quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 (là năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam).
Áp lực lớn nhưng dự địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"

Áp lực lớn nhưng dự địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"

Lãi suất huy động đồng loạt giảm, lãi suất cho vay cũng đang ở mức rất thấp. Tuy nhiên, dư địa giảm lãi suất còn hạn hẹp. Các ngân hàng đang gặp khó khi vừa muốn cho vay với lãi suất thấp vừa đảm bảo lợi nhuận cho người gửi tiền.
Lãi suất điều hành có tiếp tục giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Lãi suất điều hành có tiếp tục giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Thị trường đang chú ý chặt chẽ đến động thái của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh xuất hiện nhiều đồn đoán về khả năng cơ quan này sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành.
Doanh nghiệp đề xuất ngân hàng tiếp tục ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp

Doanh nghiệp đề xuất ngân hàng tiếp tục ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp

Nhiều doanh nghiệp đề xuất ngành ngân hàng xem xét tiếp tục ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng hướng tới mục tiêu lợi nhuận tỷ USD

Ngân hàng hướng tới mục tiêu lợi nhuận tỷ USD

Các ngân hàng kỳ vọng nhu cầu tín dụng sẽ dần phục hồi và dự kiến trình đại hội đồng cổ đông kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu lợi nhuận lên đến hàng tỷ USD.
Số hóa ngân hàng yếu kém: "Con đường sáng" sau bước chuyển giao

Số hóa ngân hàng yếu kém: "Con đường sáng" sau bước chuyển giao

Nhiều thương vụ chuyển giao ngân hàng bắt buộc đã hoàn tất thủ tục và bước vào vận hành theo mô hình mới. Trong quá trình tái cơ cấu nhiều thách thức, hướng đến ngân hàng số là con đường được nhiều ngân hàng lựa chọn.
Lãi vay hạ nhiệt, doanh nghiệp lo gánh nặng phí dịch vụ kèm theo

Lãi vay hạ nhiệt, doanh nghiệp lo gánh nặng phí dịch vụ kèm theo

Ngành ngân hàng cho rằng vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng trong năm nay, đồng thời lãi suất cho vay đã giảm tới 0,4% so với cuối năm 2024. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra thận trọng trong việc vay vốn do lãi suất thực tế vẫn ở mức cao.
Cẩn trọng kiểm soát dòng chảy vốn tín dụng

Cẩn trọng kiểm soát dòng chảy vốn tín dụng

Giá vàng lên mốc kỷ lục trên 100 triệu đồng/lượng, giá bất động sản tăng đáng kể ở một số khu vực là những yếu tố có thể khiến dòng tiền chuyển dịch về các kênh đầu tư nóng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn nhàn rỗi của các ngân hàng.
Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?

Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Quân Đội MB (HOSE: MBB) gia nhập nhóm tài sản đạt 1,13 triệu tỷ đồng. Lợi nhuận đứng đầu nhóm ngân hàng cổ phần với hơn 28.829 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng MB ở mức 1,62% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 238%, cao thứ 2 trong hệ thống.
Fed giữ nguyên lãi suất: Áp lực nào tới kinh tế Việt Nam?

Fed giữ nguyên lãi suất: Áp lực nào tới kinh tế Việt Nam?

Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và một số ngân hàng trung ương trên thế giới chậm lại quá trình nới lỏng tiền tệ có thể tạo áp lực với tỷ giá và gây khó cho nỗ lực thúc đẩy dòng vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu NHNN nghiên cứu kiến nghị về áp dụng Basel III

Thủ tướng yêu cầu NHNN nghiên cứu kiến nghị về áp dụng Basel III

Một trong những yêu cầu trong Chỉ thị 09 là việc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu triển khai các kiến nghị của các ngân hàng liên quan đến áp dụng bộ chuẩn mực Basel III.
Đại diện NHNN nói gì về đề xuất cho vay lãi suất 0% lĩnh vực đổi mới sáng tạo?

Đại diện NHNN nói gì về đề xuất cho vay lãi suất 0% lĩnh vực đổi mới sáng tạo?

Phó thống đốc Đào Minh Tú tán thành quan điểm công nghệ là vũ khí để doanh nghiệp phát triển đột phá, song đầu tư công nghệ không thể chỉ dựa vào vốn ngân hàng.
Việt Nam có đầy đủ năng lực và vị thế để trở thành một trung tâm tài chính quan trọng trên thế giới

Việt Nam có đầy đủ năng lực và vị thế để trở thành một trung tâm tài chính quan trọng trên thế giới

Sáng 21/3 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã tới thăm Sàn giao dịch chứng khoán Luxembourg (LuxSE) và có cuộc làm việc với Ban Giám đốc LuxSE.
Xem thêm
Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động