Hãi hùng thuốc Đông y gia truyền trộn chất gây ung thư đã bị cấm từ năm 1983
vninfor.vn
Tưởng mua được thuốc Đông y thần dược, không ngờ có thành phần thuốc cấm
Chị N.T.T ở Quận Hoàng Mai, Hà Nội có cô con gái năm nay 7 tuổi, cháu thường xuyên bị các bệnh về mũi họng và cảm mạo liên tục, mặc dù chi T đã cho con chạy chữa nhiều nơi, đi khắp các bệnh viện nhưng tình trạng không cải thiện. Vì thế cháu 7 tuổi nhưng người nhỏ bé, ốm nheo ốm nhóc. Mới đây, nghe có người mách loại thuốc Đông y gia truyền đặc trị bệnh của cháu, chị T liền nhờ người bạn mua cho con uống. kết quả thật bất ngờ chỉ sau khi dùng khoảng hơn 1 tháng cháu gần như khỏi hẳn tình trạng bệnh lại còn ăn tốt, ngủ tốt, tăng cân rất nhanh. Điều này làm vợ chồng chị T rất mừng. Thuốc này là dạng bột, có tên là “giải nhiệt tiêu ban tán”. Loại thuốc này chỉ ghi ở bao bì một dòng chữ là cơ sở Phú Sơn địa chỉ ở 165 Lê Đại Hành, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh ngoài ra không ghi thêm bất kỳ thông tin gì đến giấy phép sản xuất hay số điện thoại liên lạc.
Chi T cho biết, vì con uống có tác dụng nhanh chóng nên đã không giấu được niềm vui, chị T đã đem chuyện con gái uống thuốc đông y gia truyền này kể với cậu em họ là bác sĩ. Khi nghe thuốc Đông y thuốc mà có tác dụng như thần dược vậy, cậu bác sĩ đã nghi ngờ và muốn xem tên thuốc chị T đã cho con uống.
“Khi cậu em tôi cầm gói thuốc tôi đưa, nó há hốc mồm và nói, thuốc đông y không thể có tác dụng nhanh như vậy được, có thể có thuốc
tây y trộn vào. Nó khuyên tôi nên mang đi xét nghiệm độc lập xem thành phần trong gói thuốc đó là những cái gì. Tôi đã đi làm xét nghiệm độc lập và gửi mẫu đến Trung tâm chống độc BV Bạch Mai, kết quả bác sĩ nói làm tôi choáng váng và không thể tin vào mắt mình, tôi đang hại con mình”. Chị T chia sẻ.
Chị T cho hay, kết quả xét nghiệm cho thấy trong gói thuốc “giải độc
tiêu ban tán” mà chị T cho con dùng có chứa các thành phần của thuốc tây y đó là Phenacetin, paracetamol, Chlorphenamine và caffein
Kết quả xét nghiệm độc lập được gia đình chị T đưa đi kiểm tra tại BV Bạch Mai cho thấy trong gói thuốc này chứa phenacetin là một loại chất gây ung thư đã bị FDA Hoà Kỳ cấm từ năm 1983
Theo Bs. Ngô Đức Hùng, khoa cấp cứu A9, BV Bạch Mai cho biết, Phenacetin là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, nó là một trong những thuốc giảm sốt tổng hợp đầu tiên có mặt trên thị trường. Nó cũng được biết đến trong lịch sử là một trong những thuốc
giảm đau không opioid đầu tiên không có đặc tính chống viêm. Tuy nhiên, vào tháng 11/1983 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã yêu cầu thu hồi thuốc có chứa chất phenaceti do đặc tính gây ung thư và làm hư thận. Những khuyến cáo chỉ ra rằng việc dùng đều đặn và lâu dài loại thuốc này sẽ gây hoại tử nhú thận hoặc viêm thận kẽ thứ phát, dẫn đến suy thận nặng, không hồi phục. Nếu dùng liên tục mỗi ngày 1 g thuốc thì sau 3 năm, những triệu chứng đầu tiên của bệnh thận sẽ xuất hiện. Vì vậy, chỉ nên dùng phenacetin khi các thuốc giảm đau khác (aspirin, paracetamol) không có kết quả; không dùng phenacetin cho người suy thận hoặc, không dùng lâu dài.
Ngay khi nhận được thông tin xét nghiệm độc lập của chị T, nhóm phóng viên chúng tôi đã đến điều tra tại cơ sở sản xuất loại thuốc này nằm tại địa chỉ 165 Lê Đại Hành, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh. Đây là căn nhà mặt phố 2 tầng. Cửa đóng kín rào không thể tiếp cận, bên trên vẫn treo biển Phú Sơn. Phóng viên đã chờ để tiếp cận trong nhiều ngày nhưng cơ sở vẫn đóng cửa im ỉm, trong khi thuốc thì mọi người vẫn mua được.
Cơ sở bán thuốc trộn chất cấm do gây ung thư
Thuốc đặc trị viêm mũi xoang trộn tân dược
Cũng tương tự như anh chị T, Anh H.X.H làm lái xe ở quận Gò Vấp TP. Hồ Chí Minh là bạn thân của chị T, anh H bị viêm xoang đã lâu, anh cũng đi hết nơi này đến nơi khác nhưng bệnh chị thuyên giảm rồi lại tái phát. Nghe có người mách có thuốc đông y đặc trị viêm mũi xoang của một thầy lang ở An Giang, anh H cũng nhờ người mua. Anh H cho biết, mỗi gói nhỏ giá khoảng 7.000 đồng được viên thành những viên hoàn nhỏ, nghe người gửi thuốc nói đó đều là các loại thuốc được làm từ rễ cây và các vị thuốc đông y, những vị thuốc này được tán thành bột và viên lại thành các viên hoàn để bán cho người dùng. Mỗi ngày uống khoảng 2-3 viên, nếu cảm thấy chưa ổn có thể dùng 5-6 viên. Sau uống một thời gian anh H thấy tình trạng bệnh của mình cải thiện rõ rệt. Vì thấy có tác dụng tốt nên anh H giới thiệu loại thuốc này cho bạn bè dùng.
Tuy nhiên, anh H cũng thừa nhận là khi uống vào anh ăn khoẻ, ngủ khoẻ, ăn không biết no. Nhưng vì nghĩ rằng thuốc nam tốt nên cũng không để ý gì. Anh H cũng nói chuyện với chị T về việc từ khi uống thuốc vào ăn khoẻ, ngủ ngon, chi T đã lấy mẫu thuốc Đông y gia truyền của anh H và mang đi xét nghiệm độc lập tại BV Bạch Mai. Kết quả gói thuốc đông y gia truyền trị bệnh viêm xoang viêm mũi có chứa thành phần Chlorphenamine và Pharacetamol.
Cũng theo BS. Ngô Đức Hùng, Chlorpheniramin là loại thuốc kháng histamin H1. Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng (theo mùa và quanh năm) và các triệu chứng dị ứng khác như: mày đay, viêm mũi vận mạch do histamin…
Kết quả xét nghiệm thuốc gia truyền y học dân tộc chữa viêm xoang cũng cho thấy đã được trộn thành phần thuốc tây y
Khi dùng Chlorpheniramin cần chú ý tới tác dụng an thần của thuốc, biểu hiện trên mỗi cá thể có khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, gây chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động... Do vậy, thuốc cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc. Tác dụng an thần của Chlorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác.Người có bệnh phổi mạn tính và trẻ em dưới 2 tuổi phải rất thận trọng khi dùng thuốc có chứa chlorpheniramin, đề phòng nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp. Chlorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ. Thận trọng dùng cho người trên 60 tuổi.
Không được dùng thuốc trong các trường hợp: người bệnh đang có cơn hen cấp, người có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, glocom góc hẹp, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày, hẹp tắc môn vị - tá tràng, phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng, người bệnh quá mẫn với thuốc...
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, chỉ nên dùng chlorpheniramin theo từng đợt và mỗi đợt không nên kéo dài vì chlorpheniramin chỉ chữa được triệu chứng chứ không điều trị được nguyên nhân.
Với viên thuốc hoàn mà được trộn tân dược, ở trong trường hợp này là trộn Chlorphenamine và Pharacetamol thì rất khó để định được hàm lượng thuốc là bao nhiêu vì thế cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khoẻ.
BS. Ngô Đức Hùng chia sẻ, trong quá trình xử trí các ca cấp cứu, anh gặp rất nhiều trường hợp người bệnh mua thuốc đông y gia truyền trên mạng về uống đặc biệt là các bệnh nhân bị tiểu đường, viêm khớp, viêm mũi xong... Có những bệnh nhân bị diễn biến nặng phải đi cấp cứu như trường hợp của bệnh nhân ở Bắc Ninh bị tiều đường có dùng viên hoàn mua trên mạng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, nguy kịch. Khi bác sĩ tiến hành xét nghiệp thuốc bệnh nhân dùng thì phát hiện ra chất cấm Phenformin. Đây là hoạt chất giúp hạ đường huyết nhưng gây nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm chết người. Do đó, loại thuốc này đã bị cấm sử dụng từ năm 1978. Nhiều người đã lợi dụng thuốc này trộn vào thuốc đông y để bán ra thị trường .
Tin liên quan
Viên uống chống nắng có "thần thánh" như quảng cáo? 31/05/2023 16:03
Người Việt đang chi hàng nghìn tỷ đồng cho quảng cáo mạng xã hội 09/04/2023 10:00
Cùng chuyên mục
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Sức khỏe - Làm đẹp 24/11/2024 09:00
Trà xanh và 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 23/11/2024 09:00
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
Sức khỏe - Làm đẹp 22/11/2024 15:14
Các loại trà tốt nhất hỗ trợ giảm cân vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 21/11/2024 10:37
7 lợi ích sức khoẻ khi ăn trứng luộc vào buổi sáng
Sức khỏe 20/11/2024 09:00
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
Sức khỏe 19/11/2024 12:19
Các tin khác
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Sức khỏe - Làm đẹp 15/11/2024 11:28
Tác dụng làm đẹp của củ gừng
Sức khỏe - Làm đẹp 13/11/2024 08:00
Smart A – Được thầy cô tin dùng trong chăm sóc sức khỏe học đường
Sức khỏe 12/11/2024 14:58
Thực phẩm chứa kali ngăn đường huyết tăng vọt
Sức khỏe - Làm đẹp 12/11/2024 08:10
Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
Sức khỏe - Làm đẹp 11/11/2024 13:00
5 thực phẩm giúp hạ đường huyết tự nhiên
Sức khỏe - Làm đẹp 10/11/2024 13:15
Uống nước ép táo tự làm có an toàn không?
Sức khỏe - Làm đẹp 09/11/2024 12:51
Cách uống nghệ mật ong tốt nhất cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 09/11/2024 08:00
Nguy cơ tiểu đường có thể dẫn đến đột quỵ bất kỳ lúc nào
Sức khỏe - Làm đẹp 07/11/2024 22:59
Đông y thế hệ 2 - Đông y hiện đại
Sức khỏe - Làm đẹp 07/11/2024 13:18
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?
Sức khỏe - Làm đẹp 06/11/2024 07:00
5 sự kết hợp trái cây gây hại cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 05/11/2024 10:10
Lợi và hại khi uống cà phê hòa tan
Sức khỏe - Làm đẹp 04/11/2024 09:00
Ngâm chân bằng nước nóng có thật sự trị được bệnh xương khớp?
Sức khỏe - Làm đẹp 03/11/2024 13:32
Nho xanh và nho đỏ: Loại nào tốt hơn?
Sức khỏe - Làm đẹp 02/11/2024 10:00
Vì sao chuyên gia gợi ý nên sử dụng sữa non SuvieMi hàng ngày?
Sức khỏe - Làm đẹp 01/11/2024 09:42
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Sức khỏe - Làm đẹp 01/11/2024 08:05
5 lý do nên ăn trứng hàng ngày
Sức khỏe - Làm đẹp 31/10/2024 08:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00