EU "cạn lời" vì dầu Nga vẫn chảy mạnh về châu Âu: Thậm chí còn gián tiếp tạo nên kỷ lục xuất khẩu của Nga

Mặc cho hàng loạt lệnh cấm vận từ EU, dầu mỏ Nga vẫn đang có những khách hàng gián tiếp và thị trường tiềm năng ở ngay chính châu Âu.

vninfor.vn

Ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại, mới đây tuyên bố khối này sẽ hành động chống lại việc nhập khẩu các sản phẩm nhiên liệu của Ấn Độ sử dụng dầu của Nga. Theo Al Jazeera, đây là một chỉ trích hiếm hoi về vai trò của Ấn Độ trong việc giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times, ông Borell cho biết EU không thấy có vấn đề về gia tăng thương mại dầu mỏ giữa Nga và Ấn Độ nhưng kêu gọi trừng phạt việc Ấn Độ bán lại dầu của Nga vào châu Âu dưới dạng nhiên liệu tinh chế, bao gồm cả dầu diesel.

Trong năm qua, Ấn Độ đã nổi lên như một trong những khách hàng hàng đầu của dầu mỏ Nga. Việc tiếp cận dầu thô giá rẻ của Nga đã thúc đẩy sản lượng và lợi nhuận tại các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ, cho phép họ xuất khẩu các sản phẩm nhiên liệu tinh chế với giá cạnh tranh sang Châu Âu. Trong những tháng gần đây, các báo cáo trên Reuters và Bloomberg cùng những báo cáo khác đã trích dẫn bằng chứng ngày càng nhiều về việc các công ty Ấn Độ mua dầu của Nga, tinh chế và bán lại cho châu Âu.

Josep Borrell, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại https://vninfor.vn/

"Việc Ấn Độ mua dầu của Nga là điều bình thường. Và nếu, nhờ những hạn chế của chúng tôi về giá dầu, Ấn Độ có thể mua loại dầu này với giá rẻ hơn nhiều, thì Nga càng nhận được ít tiền càng tốt", ông Borrell nói trong cuộc phỏng vấn. "Nhưng nếu họ sử dụng nó để trở thành một trung tâm tinh chế dầu của Nga và các sản phẩm phụ để bán cho chúng tôi... chúng tôi phải hành động".

Dầu mỏ tinh chế: Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ

Dầu mỏ tinh chế là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ và những hạn chế lớn đối với việc bán loại dầu này sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế quốc gia. Những hạn chế như vậy cũng có thể gây thêm áp lực buộc Ấn Độ cân nhắc lại mối quan hệ bền chặt truyền thống với Nga.

Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ, trước đây hiếm khi mua dầu của Nga do chi phí vận chuyển cao, đã nhập khẩu 970.000-981.000 thùng mỗi ngày (bpd) trong năm tài chính 2022/23 (tháng 4-tháng 3), chiếm hơn 1/5 tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu của nước này.

Nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga Rosneft và nhà máy lọc dầu hàng đầu của Ấn Độ là Tập đoàn dầu mỏ Ấn Độ cũng đã ký một thỏa thuận nhằm tăng và đa dạng hóa các loại dầu được giao cho Ấn Độ.

Theo dữ liệu theo dõi tàu từ Kpler, Reliance Industries và Nayara Energy là những nhà xuất khẩu nhiên liệu tinh chế chính của Ấn Độ và là khách hàng chính mua dầu của Nga. Ấn Độ thường xuất khẩu trung bình 154.000 thùng dầu diesel và nhiên liệu máy bay mỗi ngày sang châu Âu trước năm 2022. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 200.000 thùng/ngày sau khi EU cấm hoàn toàn việc nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga từ ngày 5/2 năm nay, dữ liệu từ Kpler cho thấy.

Ông Borrell cho rằng bất kỳ cơ chế nào để ngăn chặn dòng dầu của Nga sẽ cần phải được thực hiện bởi Ấn Độ, gợi ý rằng EU có thể nhắm mục tiêu vào những khách hàng mua nhiên liệu tinh chế của Ấn Độ mà họ tin rằng có nguồn gốc từ dầu thô của Nga.

"Nếu họ bán, đó là vì có ai đó đang mua. Và chúng ta phải xem ai đang mua", ông nói.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cho đến nay Nga đã thất bại trong việc cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng mỗi ngày (bpd) như đã cam kết và thậm chí có thể đang tìm cách tăng sản lượng để bù đắp cho doanh thu bị mất.

IEA cho biết trong Báo cáo thị trường dầu mỏ rằng xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu của Nga tiếp tục chứng tỏ khả năng phục hồi, với xuất khẩu đạt mức cao nhất trong tháng 4 kể từ sau khi xung đột bùng nổ, đạt mức 8,3 triệu thùng/ngày.

Theo OilPrice, con số kỷ lục trong xuất khẩu tỏ ra trái ngược với kỳ vọng rằng Nga sẽ giảm nguồn cung cho thị trường hiện nay.

Nga đã cảnh báo vào tháng 2 rằng họ sẽ cắt giảm sản lượng dầu thô 500.000 thùng/ngày do lệnh cấm nhập khẩu của EU và trần giá đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Ban đầu, Nga cho biết việc giảm sản lượng này sẽ áp dụng cho tháng 3. Nhưng Phó Thủ tướng Alexander Novak đã tuyên bố từ giữa tháng 3 rằng việc cắt giảm sẽ được kéo dài cho đến cuối năm 2023.

Doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Nga ước tính tăng 1,7 tỷ USD so với tháng trước, lên 15 tỷ USD trong tháng 4, nhưng đã giảm 27% so với một năm trước, trong khi tiền thu thuế từ lĩnh vực dầu khí giảm 64%, cơ quan này cho biết thêm.

IEA lưu ý: "Nga dường như gặp một số vấn đề trong việc tìm kiếm khách sẵn sàng mua dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của mình".

Dữ liệu theo dõi tàu chở dầu do Bloomberg theo dõi cho thấy hôm 13/5 cho thấy xuất khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển đã tăng trong 4 tuần tính đến ngày 12/5 lên mức cao kỷ lục mới và hiện ước tính đã tăng 10% so với đầu tháng 4.

Dầu thô trên các tàu khởi hành từ các cảng xuất khẩu dầu của Nga và trên đường đến các thị trường quốc tế đã đạt kỷ lục khác ở mức 3,61 triệu thùng mỗi ngày trong 4 tuần tính đến ngày 12/5, theo dữ liệu được báo cáo bởi Bloomberg. Đó là khối lượng xuất khẩu dầu thô bằng đường biển cao nhất của Nga kể từ khi Bloomberg bắt đầu theo dõi chi tiết các chuyến hàng vào đầu năm 2022.

https://markettimes.vn/eu-can-loi-vi-dau-nga-van-chay-manh-ve-chau-au-tham-chi-con-gian-tiep-tao-nen-ky-luc-xuat-khau-cua-nga-28030.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lạm phát giảm mạnh, kỳ vọng NHNN giữ nguyên lãi suất

Lạm phát giảm mạnh, kỳ vọng NHNN giữ nguyên lãi suất

Lạm phát toàn phần đã giảm xuống mức thấp nhất trong trong tháng 8. Kỳ vọng NHNN giữ nguyên lãi suất chính sách so với dự báo tăng 50 điểm cơ bản trước đó.
Câu chuyện của cải của các dân tộc và bài học từ người Do Thái

Câu chuyện của cải của các dân tộc và bài học từ người Do Thái

Khi nói đến của cải, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tài sản hữu hình: Những mảnh đất màu mỡ, các công trình kiến trúc hùng vĩ, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Những thứ này đã định hình sự thịnh vượng của nhiều dân tộc suốt hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, câu chuyện của cải (wealth) không chỉ đơn giản là việc sở hữu tài sản vật chất mà còn là kỹ nghệ tái tạo và phát triển những tài sản ấy ở những thế hệ tiếp theo. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, có không ít các quốc gia giàu có về tài nguyên, đất đai nhưng lại không đạt được sự thịnh vượng bền vững trong khi những quốc gia khác, dù không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lại trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu.
Tám tháng đầu năm 2024, NSNN bội thu hơn 231 ngàn tỷ

Tám tháng đầu năm 2024, NSNN bội thu hơn 231 ngàn tỷ

Theo Tổng cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tám tháng năm 2024 ước tăng 17.8% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 1.9% so với cùng kỳ năm 2023, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.
Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng?

Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng?

Đang có những động thái cho thấy chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Vì sao lại vào thời điểm này và đó là những chính sách gì? Liệu điều này có tiếp tục được duy trì trong giai đoạn tới?
HDBank (HDB) - Kỳ vọng nới room ngoại và cơ sở hỗ trợ tăng trưởng?

HDBank (HDB) - Kỳ vọng nới room ngoại và cơ sở hỗ trợ tăng trưởng?

HDBank (HDB) được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh nửa cuối 2024, với kỳ vọng nới room ngoại cùng nhiều lợi thế.
Ngân hàng không được cấp tín dụng cho cổ đông vượt trần sở hữu?

Ngân hàng không được cấp tín dụng cho cổ đông vượt trần sở hữu?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (Luật các TCTD 2010) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 (Luật các TCTD sửa đổi 2017) và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (Luật các TCTD sửa đổi 2024).

Các tin khác

Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 40% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 40% kế hoạch

Tính đến hết tháng 8, cả nước giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 được 274.501 tỷ đồng, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, 13 bộ và 35 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn bình quân chung của cả nước.
Giải pháp khắc phục tình trạng tài chính của HVN

Giải pháp khắc phục tình trạng tài chính của HVN

Nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục, HVN cho biết, trong năm 2024-2025 sẽ thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tài chính hiện tại.
SCB chấm dứt hoạt động 107 phòng giao dịch

SCB chấm dứt hoạt động 107 phòng giao dịch

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đã chấm dứt hoạt động 107 phòng giao dịch tại nhiều tỉnh thành trên cả nước kể từ tháng 6 năm ngoái đến nay.
Lũy kế 8 tháng đầu năm, thu nội địa tăng 18,9%

Lũy kế 8 tháng đầu năm, thu nội địa tăng 18,9%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán, tăng 17,8% so cùng kỳ năm 2023.
Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp lễ

Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp lễ

Trước nhu cầu đa dạng của khách hàng cùng xu hướng thanh toán không tiền mặt, ngân hàng đã tận dụng tối đa lợi thế về mặt công nghệ nhằm đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp thanh toán hiện đại. Mặt khác, ngân hàng còn đồng bộ hệ thống để hoạt động xuyên lễ thông qua các điểm giao dịch số tự động 365+.
Yếu tố hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Yếu tố hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Lạm phát tại Việt Nam dự kiến sẽ duy trì ở mức khoảng 4% cho đến cuối năm do các tác động cơ sở, điều này có thể hạn chế khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất.
Đề xuất bồi thường khi chậm hoàn thuế: Chuyên gia nói gì?

Đề xuất bồi thường khi chậm hoàn thuế: Chuyên gia nói gì?

Trước đề xuất trả lãi 10% một năm khi chậm hoàn thuế, một số ý kiến cho rằng, doanh nghiệp chỉ cần được hoàn thuế đúng quy định, chấm dứt tình trạng “ách tắc”.
Cơ hội duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ

Cơ hội duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ

Áp lực đối với tỷ giá và lãi suất trong nước sẽ vơi bớt khi FED được dự báo sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới. Điều đó tạo điều kiện cho NHNN duy trì mặt bằng lãi suất thấp như hiện tại để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Đón đợt "sóng" mới, chọn ngân hàng gửi tiết kiệm lãi suất 9,5%/năm

Đón đợt "sóng" mới, chọn ngân hàng gửi tiết kiệm lãi suất 9,5%/năm

Lãi suất huy động được điều chỉnh tăng từ cuối tháng 3 và dự báo sẽ tiếp tục đi lên. Có ngân hàng đang trả mức lãi suất tới 9,5%/năm cho khách hàng VIP.
Nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế

Nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế

Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã có sự phục hồi, nhưng chuyên gia nhận định, nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, cần có thêm giải pháp hỗ trợ thanh khoản, nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế.
Áp lực cho các ngân hàng nhỏ

Áp lực cho các ngân hàng nhỏ

Với kết quả kinh doanh phục hồi tích cực tại Q2.2024, ngành ngân hàng tiếp tục nằm trong top 15 ngành dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Dưới mặt bằng tích cực của toàn ngành, bối cảnh cạnh tranh tăng trưởng tín dụng làm nổi bật sự phân hóa đáng kể giữa các ngân hàng quy mô lớn và các ngân hàng nhỏ hơn. Trong khi các ngân hàng lớn tiếp tục phát triển và củng cố thị phần, các ngân hàng nhỏ lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ áp lực cạnh tranh gia tăng, nợ xấu leo thang, đến tình trạng biến động nhân sự cấp cao.
Thêm điều kiện cho nới lỏng tiền tệ

Thêm điều kiện cho nới lỏng tiền tệ

Tỷ giá VND/USD đã hạ nhiệt trong khi sức hấp thụ vốn có thể tăng. Đây là điều kiện rộng đường hơn cho nới lỏng tiền tệ.
Giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng nhẹ

Giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng nhẹ

Cùng chung đà tăng với thị trường vàng thế giới, giá vàng miếng trong nước neo ở mốc 81 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng nhẹ.
Vì sao các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trở lại?

Vì sao các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trở lại?

Các ngân hàng thương mại chiếm đến 87% tổng giá trị phát hành trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 7, theo FiinRatings.
Tăng nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội

Tăng nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội

HoREA vừa đề xuất một số giải pháp nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội và ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel III của ngân hàng Việt

Quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel III của ngân hàng Việt

Việc gia tăng thanh khoản đi kèm với nhu cầu giảm có thể dẫn đến mức độ dư thừa cao hơn, làm cho ngân hàng bất ổn hơn.
Tín dụng tăng mở ra nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Tín dụng tăng mở ra nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mức độ hấp thụ vốn cải thiện sẽ tạo động lực để các ngân hàng hiện là nhóm nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đa dạng đầu ra sang kênh đầu tư TPDN, từ đó giúp thị trường TPDN sôi động trở lại.
Tăng trưởng tín dụng tới nửa tháng 8/2024 phục hồi trở lại

Tăng trưởng tín dụng tới nửa tháng 8/2024 phục hồi trở lại

Tăng trưởng tín dụng đã tích cực trở lại sau khi sụt giảm vào tháng 7, hứa hẹn khả năng sẽ tăng tốc cùng đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động