Điện Biên: Tạo điều kiện tốt nhất cho “búp non” vùng cao đến trường

Giáo dục mầm non vẫn luôn là bậc học còn nhiều gian khó, vất vả nhất tại vùng cao tỉnh ta. Ngoài đặc thù địa bàn, thì cơ sở vật chất nhiều nơi đã hư hỏng, xuống cấp; điều kiện dạy học, sinh hoạt của cả cô và trò đều thiếu thốn. Vì thế Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mở ra nhiều hứa hẹn cho giáo dục mầm non Điện Biên. Và cũng một lần nữa khẳng định thành quả vượt khó đã đạt được trong sự nghiệp này của tỉnh nhà.

“Búp non” ra lớp

Điện Biên là một trong những tỉnh miền núi khó khăn bậc nhất cả nước. Toàn tỉnh hiện có 113 trường mầm non hoạt động ở vùng khó khăn (13 trường với 30 điểm trường lẻ) và vùng đặc biệt khó khăn (100 trường với 748 điểm trường lẻ). Thế nhưng tỉnh đang vượt xa chỉ tiêu học sinh mầm non, đặc biệt là nhà trẻ ra lớp của toàn quốc. Một điều khó tin, là nỗ lực của ngành giáo dục trong nhiều năm qua.

Ông Đào Thái Lai, Trưởng phòng Giáo dục mầm non – tiểu học (Sở Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Những năm qua, tỉnh ta đã chủ động dành sự quan tâm và thực hiện tốt việc xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là kêu gọi hỗ trợ duy trì bữa ăn bán trú cho trẻ nhà trẻ (chưa được chế độ hỗ trợ bữa ăn của Nhà nước), nên đã huy động được 46,5% trẻ 0 – 2 tuổi ra lớp, trong đó vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn có tỷ lệ 40,9% trẻ 0 – 2 tuổi đi học 2 buổi/ngày. Đối với trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi) toàn tỉnh cũng đã đạt 99,7%, tính riêng vùng khó đạt 99,5%. Cả 2 phần việc hiện đều đã cao hơn tỷ lệ mặt bằng chung toàn quốc và cao hơn mục tiêu chương trình đề ra”. Số giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ vùng cao với gần 63% giáo viên là người dân tộc thiểu số, 60% giáo viên có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

Ngày 26/12/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”, mục đích tăng cơ hội cho trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp học.

Mục tiêu đặt ra đến năm 2025 có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non. Trong đó 30% trẻ được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi. Các tỷ lệ đến năm 2030 của các nội dung trên lần lượt là 25%, 95% và 60%. Đối với giáo viên, đến năm 2025 bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; đến năm 2030 là 60%; và đảm bảo định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, đến năm 2030 xóa bỏ 100% phòng học nhờ, tạm, xây mới trường học theo dự báo quy hoạch; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, trong lớp...

Từ cơ sở đó, UBND tỉnh ta cũng đã ban hành Quyết định số 1269/QĐ-UBND, ngày 15/8/2023 Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, giai đoạn 2022 – 2030” tỉnh Điện Biên, nâng tỷ lệ phấn đấu một số mục tiêu cao hơn so với Chính phủ đề ra.

Tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 40% trẻ nhà trẻ và 99,7% trẻ mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; trong đó 30,9% trẻ được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Đến năm 2030 các tỷ lệ trên lần lượt là 51,4%, 99,8% và 61,1%. Đến 2025 bồi dưỡng ít nhất 50% giáo viên, đến 2030 bồi dưỡng ít nhất 80% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ mẹ đẻ của trẻ... Những chỉ tiêu này không khó so với những kết quả đã đạt được và duy trì trong công tác giáo dục mầm non đến thời điểm hiện tại của tỉnh ta.

Mong chờ trường lớp khang trang

Theo số liệu khi UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình trên, tỉnh ta có 794 lớp mẫu giáo ghép với hơn 20.000 học sinh (hầu hết ở vùng đặc biệt khó khăn). Toàn tỉnh có 2.451 phòng học bậc mầm non, vẫn còn 611 phòng bán kiên cố, 88 phòng học tạm, nhờ, mượn; và 118 điểm trường chưa có bếp nấu ăn. Phòng công vụ cho giáo viên cũng rất hạn chế với con số khiêm tốn 444 phòng; công trình nước sạch còn thiếu 247. Chương trình hỗ trợ giáo dục mầm non được phê duyệt và triển khai thực hiện sẽ giải quyết những khó khăn, thiếu thốn ấy cho tỉnh ta.

Điểm trường Pa Ít, Trường Mầm non Huổi Mí, huyện Mường Chà cách trung tâm xã hơn 60km đi đường bộ vô cùng gian khó, cộng thêm khoảng 30 phút đi đường sông. Nơi đây chưa có điện, sóng cũng chập chờn. Tại điểm này, trường có dãy nhà ghép, bán kiên cố đã được làm từ nhiều năm trước, trong đó 2 phòng học và 1 phòng sinh hoạt cho giáo viên. Trời nắng thì nóng bức, ngột ngạt. Đông về gió lùa rét buốt. Không chỉ Pa Ít, cô Lâm Thị Chính, Hiệu trưởng Trường Mầm non Huổi Mí cho biết: “Trường có 12 điểm lẻ, trong đó có 5 điểm đặc biệt khó khăn – “3 không”, không điện, đường, sóng điện thoại. 2 điểm trường trong số đó đã được xã hội hóa xây dựng hoặc đang xây dựng, còn lại 3 điểm bán kiên cố, đều đã cũ, nơi ở của giáo viên thì hạn hẹp trong khi các cô phải ở cả tuần, nếu mưa gió thì vài tuần mới ra được trung tâm. Mong khi triển khai chương trình, các điểm ấy của Nhà trường sẽ sớm được đầu tư, giúp các cô vơi bớt khó khăn khi cắm bản”.

Theo quyết định phê duyệt của tỉnh, để đạt mục tiêu đến năm 2030 xóa bỏ 100% phòng học nhờ, tạm, và đảm bảo công tác giáo dục, tỉnh ta cần xây mới 66 phòng học kiên cố, 57 phòng công vụ, 71 công trình vệ sinh, 594 bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, 142 bộ thiết bị, đồ chơi ngoài trời, cùng hơn 5.000 tài liệu, học liệu trong giai đoạn 2023 – 2025. Tiếp đó xây mới 124 phòng học kiên cố, 30 phòng công vụ, 102 công trình vệ sinh... giai đoạn 2026 – 2030. Tổng kinh phí dự kiến cho cả chương trình là hơn 791 tỷ đồng.

Với những chỉ tiêu, kế hoạch đó, Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, giai đoạn 2022 – 2030” trên địa bàn tỉnh ta dù mới được phê duyệt nhưng mang nhiều kỳ vọng. Không chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ ra lớp, nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn tiếp sức cho cán bộ, giáo viên mầm non vùng sâu vùng xa yên tâm công tác, gắn bó với bản làng.

Nguyễn Hiền
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Tiếp nhận hàng hóa hỗ trợ người dân Mường Pồn

Điện Biên: Tiếp nhận hàng hóa hỗ trợ người dân Mường Pồn

Sáng 26/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Điện Biên và Ban Vận động cứu trợ huyện Điện Biên đã tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lũ quét tại xã Mường Pồn.
Điện Biên: Tiếp nhận cứu trợ khắc phục thiệt hại lũ quét tại Mường Pồn

Điện Biên: Tiếp nhận cứu trợ khắc phục thiệt hại lũ quét tại Mường Pồn

Trận lũ quét tại xã Mường Pồn rạng sáng 25/7 đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân xã Mường Pồn (huyện Điện Biên), thiệt hại ước tính ban đầu 2,7 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn khi lũ quét xảy ra trong đêm khiến người dân không kịp trở tay, làm 2 người chết, 5 người mất tích, 2 người bị thương cùng 120 ngôi nhà bị cuốn trôi, đổ sập, hư hỏng; 40ha lúa bị vùi lấp, 2ha thủy sản thiệt hại hoàn toàn
Yên Bái cảnh báo rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Yên Bái cảnh báo rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Theo thống kê từ năm 2023 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái hơn 100 trường hợp xuất cảnh trái phép. Đa số xuất cảnh với mục đích lao động làm thuê, một số lấy chồng nước ngoài.
Yên Bái: Yên Bình lan tỏa những mô hình “05”

Yên Bái: Yên Bình lan tỏa những mô hình “05”

Sau hơn 3 năm, triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Yên Bình đã chỉ đạo xây dựng được nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng; nhiều mô hình, điển hình mới có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả đã được các cấp ghi nhận, tuyên dương khen thưởng.
Thiếu vật liệu đất đắp tại Đắk Nông: Đẩy nhanh đấu giá, gỡ vướng thủ tục

Thiếu vật liệu đất đắp tại Đắk Nông: Đẩy nhanh đấu giá, gỡ vướng thủ tục

Đắk Nông có trữ lượng đất làm vật liệu san lấp khá lớn, nhưng trong số 112 mỏ vật liệu đất đắp được đưa vào quy hoạch khai thác phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh, hiện mới có 1 mỏ được cấp phép khai thác, khối lượng 22.645 m3 phục vụ san lấp công trình Quảng trường Trung tâm TP. Gia Nghĩa. Đắk Nông đang lập thủ tục đấu giá 40 mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo hơn 31,7 triệu m3.
Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, tặng quà gia đình chính sách

Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, tặng quà gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng nay (22/7), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng đã đến thăm, tặng quà 4 gia đình chính sách trên địa bàn huyện Điện Biên.

Các tin khác

Yên Bái: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc thăm, tặng quà gia đình người có công ở huyện Văn Chấn

Yên Bái: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc thăm, tặng quà gia đình người có công ở huyện Văn Chấn

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 22/7, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đi thăm, tặng quà các gia đình thân nhân liệt sỹ, thương binh, nạn nhân chất độc hóa học trên địa bàn huyện Văn Chấn. Cùng đi có lãnh đạo Sở Y tế, Ban Dân tộc tỉnh.
Điện Biên: Tái cơ cấu nông nghiệp ở xã miền núi Ẳng Nưa

Điện Biên: Tái cơ cấu nông nghiệp ở xã miền núi Ẳng Nưa

Thời gian qua, huyện Mường Ảng luôn quan tâm đẩy mạnh ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao giá trị kinh tế, chất lượng và sức cạnh tranh cho nông sản, thực phẩm địa phương. Nhờ đó, đến nay một số sản phẩm nông sản trên địa bàn khẳng định thương hiệu, vị thế trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Điện Biên: Phát triển kinh tế song hành với đảm bảo quốc phòng an ninh

Điện Biên: Phát triển kinh tế song hành với đảm bảo quốc phòng an ninh

Với đặc thù là tỉnh biên giới, miền núi, những năm qua Điện Biên luôn coi trọng và tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh (QPAN). Tập trung thực hiện tốt các chương trình dự án phát triển KTXH gắn với xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân. Nhờ đó tình hình an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Yên Bái nhớ đồi cây của Tổng Bí thư

Yên Bái nhớ đồi cây của Tổng Bí thư

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái rất vinh dự, tự hào và luôn giữ gìn, bảo vệ đồi cây của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi tới Tổng Bí thư thăm, tham dự "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" cấp quốc gia tại tỉnh Yên Bái mùa xuân Kỷ Hợi 2019.
Yên Bái: Mù Cang Chải tập trung làm nhà cho hộ nghèo

Yên Bái: Mù Cang Chải tập trung làm nhà cho hộ nghèo

Để giúp các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện giải quyết khó khăn về nhà ở, sớm vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 20/2/2024 của UBND tỉnh Yên Bái về việc hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng và triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024.
Điện Biên: Ký kết hợp tác y tế giữa tỉnh và Bệnh viện Bạch Mai

Điện Biên: Ký kết hợp tác y tế giữa tỉnh và Bệnh viện Bạch Mai

Chiều nay (19/7), tại Sở Y tế Điện Biên, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và UBND tỉnh đã ký kết biên bản hợp tác toàn diện về y tế giai đoạn 2024 - 2030 với nhiều nội dung.
Yên Bái: Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy tiếp xúc cử tri thành phố

Yên Bái: Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy tiếp xúc cử tri thành phố

Sáng nay – 19/7, đồng chí Đỗ Đức Duy – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh cùng đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND thành phố đã tiếp xúc cử tri của 15 xã, phường trên địa bàn thành phố Yên Bái để báo cáo kết quả kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Hội Hữu nghị Nhật - Việt

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Hội Hữu nghị Nhật - Việt

Chiều 18/7, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao Hội Hữu nghị Nhật - Việt do ông Takabatake Motoaki, Chủ tịch Hội học tập cho người lao động làm trưởng đoàn, nhân dịp đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên.
Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị canh tác

Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị canh tác

Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, thời gian qua, thị xã Nghĩa Lộ tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực chuyển đổi đất lúa và cây trồng vùng gò đồi kém hiệu quả sang cây trồng khác có năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế cao hơn.
Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 116 lô đất làm nhà ở tại khu dân cư tập trung thị trấn Quỹ Nhất

Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 116 lô đất làm nhà ở tại khu dân cư tập trung thị trấn Quỹ Nhất

Ngày 12/8, Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn và UBND huyện Nghĩa Hưng sẽ tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng 116 lô đất cho nhân dân làm nhà ở tại khu dân cư tập trung thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Điện Biên: Những người trẻ góp sức cho du lịch

Điện Biên: Những người trẻ góp sức cho du lịch

Được đánh giá là nhiều tiềm năng nhưng du lịch Điện Biên vẫn trong quá trình phát triển, còn rất nhiều khó khăn phía trước. Thế nhưng, bất chấp những trở ngại đó, một số bạn trẻ sẵn sàng từ bỏ công việc có mức thu nhập cao, tại những địa phương phát triển để quay về quảng bá, phát triển du lịch Điện Biên. Đó là những thành viên trẻ sáng lập, điều hành và duy trì hoạt động của Công ty Du lịch Điện Biên Cùng Thổ Địa. Bằng cách làm du lịch khá mới, những người trẻ tiên phong này đã có những thành công nhất định trên con đường mình đã chọn, góp sức cho du lịch Điện Biên.
Điện Biên cần tận dụng tiềm năng, biến thách thức thành cơ hội phát triển kinh tế

Điện Biên cần tận dụng tiềm năng, biến thách thức thành cơ hội phát triển kinh tế

Sáng 15/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Tổ trưởng Tổ Biên tập làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Yên Bái: Bức tranh kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng

Yên Bái: Bức tranh kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng

Tiếp tục Chương trình làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 25 (mở rộng) đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm; bàn phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024... Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024 bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh bật lên nhiều điểm sáng.
Điện Biên: Những “cầu nối” nơi bản làng

Điện Biên: Những “cầu nối” nơi bản làng

Bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, người có uy tín ở huyện Điện Biên đã phát huy tốt vai trò quan trọng, đóng góp công sức trong công cuộc phát triển kinh tế xã - hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Yên Bái: Khánh thành, bàn giao nhà nhân ái cho hộ nghèo tại xã Tân Hương

Yên Bái: Khánh thành, bàn giao nhà nhân ái cho hộ nghèo tại xã Tân Hương

Sáng 13/7, tại xã Tân Hương, Huyện đoàn Yên Bình và xã Tân Hương phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức khánh thành, bàn giao nhà nhân ái cho gia đình bà Lục Thị Liên ở thôn Đồi Hồi, xã Tân Hương.
Điện Biên: Chống rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực

Điện Biên: Chống rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực

Phong trào “Chống rác thải nhựa” được các cấp Hội Phụ nữ thiết thực triển khai trong thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức, làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của hội viên và người dân trong việc hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững.
Yên Bái: Huyện Yên Bình kết nối hợp tác để đưa lao động làm việc tại Hàn Quốc

Yên Bái: Huyện Yên Bình kết nối hợp tác để đưa lao động làm việc tại Hàn Quốc

Ngày 12/7, UBND huyện Yên Bình đã có buổi làm việc với đoàn công tác của quận Yeoncheon, thành phố Gyeonggi (Hàn Quốc) về việc hợp tác, trao đổi lao động thời vụ và phát triển nông nghiệp.
Yên Bái: Cựu chiến binh Đỗ Thanh Toản - nghị lực làm nên thành công

Yên Bái: Cựu chiến binh Đỗ Thanh Toản - nghị lực làm nên thành công

Bằng ý chí, nghị lực của người lính và khát khao làm giàu trên mảnh đất quê hương, cựu chiến binh (CCB) Đỗ Thanh Toản ở tổ 10, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái đã nỗ lực phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất, kinh doanh, trở thành tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động