Yên Bái: Người thương binh “Tàn nhưng không phế”
Ông Nguyễn Trọng An chăm sóc đồi quế. |
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, rộng rãi, ông An hào hứng kể về một thời khói lửa hào hùng. Năm 1978, lúc đó 21 tuổi, ông xung phong lên đường nhập ngũ, được biên chế vào đơn vị C1, Tiểu đoàn 2 Bát Xát, tỉnh Hoàng Liên Sơn. 4 năm tham gia quân ngũ, đến năm 1982, ông bị thương phải lùi về hậu phương điều trị và được xuất ngũ. Trở về quê hương, mang theo trong người những vết thương chiến tranh, năm 1983, ông lập gia đình, tài sản là căn nhà tạm rộng 40 m2 và ít đất đồi cha mẹ cho làm vốn. Sinh ra và lớn lên ở thôn Cao 2, xã Chấn Thịnh, trong gia đình đông anh em và khó khăn nên khi trở về địa phương ông An luôn tâm niệm một điều phải vươn lên để tạo dựng cuộc sống.
Ông An cho biết: "Thời điểm những năm 1983 vô cùng khó khăn, quyết tâm phải vươn lên thoát nghèo vì gia đình và vì đồng đội nên tôi cứ cố gắng làm, hôm nào trái gió trở trời đau ốm thì nghỉ, khỏe lên tôi lại bắt tay khai khẩn ruộng nương để trồng cấy”.
Đến năm 1990, khi Nhà nước có chủ trương giao đất giao rừng, ông mạnh dạn nhận gần 4 ha đồi rừng để tập trung phát triển kinh tế. Những diện tích đồi gò thấp, ông trồng ngô, sắn lấy lương thực, khu vực trũng thấp ông cải tạo dẫn nước để cấy lúa. Để có đồng vốn phát triển kinh tế, ông nấu rượu, nuôi thêm gà, ba ba, lươn, ốc nhồi. Thêm thắt mỗi thứ một chút, có đồng vốn ông mua đôi lợn nái về nuôi, lúc đầu để bán giống, sau đó ông tập trung nuôi lợn thịt, bình quân mỗi lứa 30 con. Có thêm đồng vốn, ông tập trung trồng rừng và trồng hơn 4.000 m2 chè.
Ông An cho biết thêm: "Tôi cứ làm dần, chỗ nào không làm được thì thuê thêm người làm. Cứ như vậy, đồi cây này đến kỳ khai thác, tôi lại tập trung trồng đồi cây khác. Tận dụng nguồn phân chuồng để trồng cấy, nhờ đó mà đất đai không bị bạc màu”.
Nói thì đơn giản, song thực tế phát triển kinh tế gia đình là cả một vấn đề. Có thời điểm chăn nuôi dịch bệnh, đàn lợn, đàn gà hầu như mất trắng, vốn liếng không có để tiếp tục đầu tư nên ông An phải dừng chăn nuôi cả năm trời để vệ sinh, khử khuẩn khu vực chuồng trại. Mỗi lần thất bại, ông lại đúc rút cho mình kinh nghiệm để phát triển chăn nuôi hiệu quả hơn.
Nhờ vậy mà đàn vật nuôi của gia đình ông đã phát triển tốt, mỗi năm ông xuất bán 2 lứa gà, 2 lứa lợn thịt, trừ chi phí cho thu lãi hơn 100 triệu đồng; vừa bán giống vừa bán ba ba thương phẩm mỗi năm ông thu lãi khoảng 15 triệu đồng. Mấy năm trở lại đây, nhận thấy cây quế có giá trị kinh tế cao, sau khi khai thác trắng toàn bộ diện tích 4 ha đồi cây lâm nghiệp, ông đã mua quế giống về trồng.
Hiện tại, một số diện tích quế trên 5 năm đã có thể tỉa thưa để bán, những diện tích còn lại cũng hơn 3 năm tuổi. Với mô hình chăn nuôi tổng hợp kết hợp trồng rừng, mỗi năm cho gia đình ông có nguồn thu từ 200 - 300 triệu đồng. Không chỉ gương mẫu là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình, giúp đồng đội, năm 2016, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, ông đã hiến hơn 2.000 m2 đất ở, vườn đồi để mở rộng lòng lề đường giao thông nông thôn; bản thân ông An luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào chung của thôn, của xã.
Ở tuổi gần 70, sự cần cù, năng động, sáng tạo và ý chí vươn lên thoát đói nghèo đã đưa ông Nguyễn Trọng An trở thành tấm gương sáng về nghị lực của một người th
Tin liên quan
Giá USD tiếp tục lập đỉnh 25/11/2024 07:00
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Địa phương 11/11/2024 09:05
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
Địa phương 08/11/2024 22:09
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông
Địa phương 08/11/2024 09:19
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái
Địa phương 08/11/2024 07:15
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản
Địa phương 07/11/2024 06:05
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi
Địa phương 06/11/2024 15:40
Các tin khác
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa
Địa phương 05/11/2024 07:15
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Địa phương 03/11/2024 09:10
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
Địa phương 03/11/2024 07:15
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm
Địa phương 02/11/2024 09:11
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu
Địa phương 01/11/2024 14:40
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Địa phương 01/11/2024 07:05
Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng
Địa phương 29/10/2024 21:22
Điện Biên: Chợ phiên Pu Nhi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Địa phương 29/10/2024 08:08
Tạo đà cho sản xuất công nghiệp Yên Bái
Địa phương 29/10/2024 05:05
Điện Biên: Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025
Địa phương 28/10/2024 08:05
Yên Bái: Suối Giàng tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ
Địa phương 28/10/2024 07:05
Yến Bái: Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc
Địa phương 24/10/2024 15:05
Yên Bái: Huyện Văn Yên Lễ dâng hương cúng cơm mới Đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ
Địa phương 24/10/2024 07:07
Điện Biên: 15 năm hành trình làm “mẹ đặc biệt”
Địa phương 23/10/2024 19:43
Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông
Địa phương 22/10/2024 09:42
Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va
Địa phương 20/10/2024 12:00
Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)
Địa phương 20/10/2024 07:00
Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ
Địa phương 19/10/2024 08:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00