Điện Biên: Ngọt ngào lời Then, tiếng tính

Trong tiết trời se lạnh xen lẫn những cơn mưa phùn đầu xuân, bên hiên nhà sàn thời gian đã khắc lên dấu ấn rêu phong, lời Then, tiếng đàn tính mời bạn, mừng xuân mới ngân vang hòa cùng tiếng suối róc rách reo ca. Về Cao Bằng những ngày đầu xuân mới, lắng nghe hơi thở mùa xuân đang bật mầm, nảy lộc, nghe tiếng tính trong trẻo, ngọt ngào len lỏi khắp các bản làng để thêm yêu quê hương, đất nước.

KHO TÀNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

Then vừa là một loại hình văn nghệ dân gian, vừa là một biểu hiện của tín ngưỡng dân gian. Một trong những điểm đặc sắc của Then là ngôn ngữ ẩn chứa chiều sâu văn hóa. Nội dung các khúc hát Then đều toát lên tư tưởng nhân văn sâu sắc, chứa đựng tình yêu thiên nhiên, tình yêu đôi lứa.

Qua quá trình giao thoa văn hóa, nghệ thuật hát Then, đàn tính đã theo chân đồng bào Tày, Nùng đến khắp các vùng, miền đất nước. Với người Tày, Nùng Cao Bằng, Then tính không chỉ là khúc hát đầu xuân cầu bình an, may mắn mà còn gắn liền với các nghi lễ sinh hoạt tín ngưỡng trong cả năm. Trong mỗi dịp lễ, tết, người Tày, Nùng tổ chức hát Then tính hoặc mời thầy để cúng cầu an, giải hạn, cúng tổ tiên, mừng nhà mới, mừng thọ ông bà, cha mẹ...

“Then” có nghĩa là “Thiên”, tức là “Trời”, vì thế “Then” được đồng bào coi là điệu hát của thần tiên để lại, thường được người Tày, Nùng dùng trong các lễ và được quan niệm giúp chuyển lời cầu khấn đến nhà trời. Vì thế, màu sắc văn hóa tâm linh rất rõ rệt trong nghệ thuật hát Then.

Lời hát Then là những câu chữ được dân gian chắt lọc, gọt giũa, vừa là những câu thơ trữ tình, giàu nhạc điệu, vừa là lời khuyên răn, khích lệ, vừa là những kinh nghiệm về đối nhân xử thế. Hát Then tính có ở hai vùng, miền với giai điệu, cây đàn đặc trưng riêng, đó là Then tính miền Tây và Then tính miền Đông. Then miền Tây có cây đàn tính 3 dây âm cao thánh thót, làn điệu Then dịu ngọt, mềm mại, dung dị như người thiếu nữ; Then miền Đông có cây đàn tính hai dây thanh trầm hơn, nhưng khi tiếng Then cất lên lại mạnh mẽ, trải lòng miên man, giai nhịp rộn ràng khúc tứ như chàng trai tuấn tú tài ba, hào phóng.

HƠI THỞ CUỘC SỐNG TRONG TỪNG CÂU HÁT

“Mời anh lên Cao Bằng quê em/Đèo Cao Bắc trên đường ranh giới… á… ơi… ơi/Tài Hồ Sìn cầu nối chân (ơi) mây/Xuân về én lượn bay Thành phố/Đưa anh về phiên chợ Sóc (ởi) Giang…/Cùng anh về thăm hang Pác Bó… á… ơi… ơi/Nơi Bác Hồ đã ở năm (ơi) xưa/Đưa cách mạng nước ta toàn thắng/Núi Các Mác sừng sững (a) ngàn năm…”.

Điện Biên: Ngọt ngào lời Then, tiếng tính
Câu lạc bộ dân ca, hát Then, đàn tính thị trấn Nguyên Bình biểu diễn tại phố đi bộ Kim Đồng.

Từng ngón tay nhịp nhàng lướt trên mặt đàn tính cùng lời hát vui tươi, tha thiết, các thành viên Câu lạc bộ (CLB) dân ca, hát Then, đàn tính thị trấn Nguyên Bình (Nguyên Bình) ngân nga lời hát Then chào đón mùa xuân mới. Cô Trương Thị Báy, Chủ nhiệm CLB chia sẻ: Hát Then, đàn tính là bản sắc văn hóa truyền thống của người Tày bắt nguồn từ câu chuyện về cuộc sống giản dị, niềm vui trong lao động sản xuất, tình yêu thiên nhiên, tình yêu đôi lứa…, điệu Then cất lên đằm thắm, mượt mà, tiếng đàn tính trầm bổng ngân nga làm vơi bớt mệt nhọc sau một ngày lao động vất vả. Nhưng hát Then, đàn tính là loại hình nghệ thuật dân gian khó học, muốn thể hiện đúng và hay đòi hỏi người học phải có năng khiếu, lòng kiên trì.

Đều đặn hằng tuần vào các tối thứ Bảy và Chủ nhật, các thành viên trong CLB dân ca, hát Then, đàn tính thị trấn Nguyên Bình ngồi quây quần tại nhà văn hóa say sưa tập luyện đàn tính và những làn điệu Then. Vừa lướt đôi bàn tay trên cây đàn tính, vừa cất tiếng hát Then, em Nông Thị Minh Nguyệt, thành viên nhỏ tuổi nhất CLB dân ca, hát Then, đàn tính thị trấn Nguyên Bình như đắm chìm vào làn điệu quê hương. Lớn lên bên câu hát Then, điệu tính, Minh Nguyệt luôn trân trọng, mong muốn gìn giữ mạch nguồn văn hóa đã gắn bó với mình.

Em Nguyệt chia sẻ: Hằng năm khi đến tết, mẹ và các bác trong xóm đều sắm sửa những bộ áo chàm, mang theo cây đàn tính ngân nga những câu hát Then. Em thấy điệu hát Then như lời ru ngọt ngào, vừa đằm thắm, vừa trong trẻo. Vì thế em đã xin phép mẹ tham gia CLB để theo học các bà, các cô, mong muốn của em là muốn gìn giữ điệu Then, tiếng tính quê hương.

Cứ thế, những khúc hát Then, đàn tính được các thế hệ CLB truyền nối cùng gìn giữ, phát triển. Lời Then, tiếng tính theo hơi thở cuộc sống, ngấm sâu vào tư tưởng, ngân lên những bản nhạc giàu bản sắc văn hóa, khắc họa tinh tế đời sống, nhịp sống, dòng chảy cuộc sống dân tộc đương đại.

VANG MÃI ĐIỆU THEN

Nhằm phát huy giá trị và vẻ đẹp văn hóa của lời Then, tiếng tính, thời gian qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch có nhiều hoạt động gìn giữ và quảng bá hát Then thông qua việc tổ chức các hội diễn văn nghệ, liên hoan đàn tính, hát Then. Nhiều nghệ nhân, CLB dân ca trên địa bàn tỉnh sưu tầm và đặt lời mới cho Then xoay quanh nội dung ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước… Hiện nay, toàn tỉnh có trên 800 CLB văn nghệ quần chúng, Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh (thành lập năm 2011) đến nay phát triển được 10 chi hội ở các huyện với 2.192 hội viên, tổ chức nghiên cứu, sưu tầm 45 bài hát dân ca các dân tộc; sáng tác, đặt lời mới trên 200 bài hát; xây dựng 96 chương trình văn nghệ dân ca từ các chi hội cơ sở; tích cực truyền dạy, phổ biến dân ca trong nhân dân; tổ chức truyền dạy cho hơn 600 hội viên thuộc nhiều lứa tuổi trong và ngoài tỉnh. Hội thành lập 5 CLB dân ca; phát triển 12 hội viên thiếu niên, nhi đồng; thành lập 4 CLB hát Then, đàn tính, hát dân ca tại các cơ sở gắn với phát triển du lịch; thành lập, ra mắt mô hình điểm nhóm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Then tại Thành phố và huyện Hòa An; tổ chức truyền dạy di sản Then cho 27 học viên, trang bị 15 bộ trang phục truyền thống dân tộc Tày, 15 cây đàn tính cho các học viên lớp truyền dạy tại xã Cao Chương (Trùng Khánh)…

Điện Biên: Ngọt ngào lời Then, tiếng tính
Câu lạc bộ dân ca thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa) tập luyện văn nghệ.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tô Thị Trang cho biết: Toàn tỉnh hiện có 7 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (trong đó có di sản nghi lễ Then của người Tày Cao Bằng). Cùng với sự kiện UNESCO công nhận “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh tích cực hỗ trợ, ủng hộ các nghệ nhân, các CLB hát Then, đàn tính trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thời gian tới, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, chương trình, góp phần giới thiệu, quảng bá những giá trị di sản văn hóa hát Then, đàn tính đến với bạn bè trong nước và quốc tế, từ đó, tôn vinh loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng, nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy, phát triển và không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới.

Hòa cùng với dòng chảy của thời gian, từng câu hát Then vẫn ngân vang lời ca như sợi dây kết nối văn hóa truyền thống với đời sống hiện tại. Tất cả quyện lấy nhau, mang theo từng cung bậc cảm xúc, hòa cùng tiếng suối đại ngàn tuôn chảy qua bao thế hệ. Ở đâu có dân tộc Tày, Nùng sinh sống thì câu hát Then tính vẫn ngân vang.

Nguồn: Ngọt ngào lời Then, tiếng tính

Hải Đăng
baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Ngọt ngào lời Then, tiếng tính

Điện Biên: Ngọt ngào lời Then, tiếng tính

Trong tiết trời se lạnh xen lẫn những cơn mưa phùn đầu xuân, bên hiên nhà sàn thời gian đã khắc lên dấu ấn rêu phong, lời Then, tiếng đàn tính mời bạn, mừng xuân mới ngân vang hòa cùng tiếng suối róc rách reo ca. Về Cao Bằng những ngày đầu xuân mới, lắng nghe hơi thở mùa xuân đang bật mầm, nảy lộc, nghe tiếng tính trong trẻo, ngọt ngào len lỏi khắp các bản làng để thêm yêu quê hương, đất nước.

Các tin khác

Điện Biên: Những địa danh "có một không hai"

Điện Biên: Những địa danh "có một không hai"

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, nhiều cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã chọn Điện Biên là quê hương thứ 2 của mình. Có người đón gia đình từ quê lên, người xây dựng hạnh phúc trên vùng đất mới. Từ nông trường trên nền đạn bom ác liệt, hôm nay đã có một Điện Biên đổi mới hình thành và cả những địa danh “có một không hai” mang tên đại đội.
Điện Biên: Mùa thu hoạch lá dong

Điện Biên: Mùa thu hoạch lá dong

Trung tuần tháng Chạp, khi những cơn gió lạnh chính đông ùa về, người dân tại các xã: Leng Su Sìn, Nậm Kè, huyện Mường Nhé lại tất bật bước vào mùa thu hoạch lá dong. Đây là thời điểm lá dong rừng trở thành mặt hàng được săn đón, gắn liền với hình ảnh những chiếc bánh chưng xanh trên mâm cỗ ngày Tết cổ truyền.
Điện Biên: Chuyện giữ rừng ở Huổi Lóng

Điện Biên: Chuyện giữ rừng ở Huổi Lóng

Suốt nhiều năm qua, hơn 910ha rừng ở bản Huổi Lóng, xã Na Sang, huyện Mường Chà luôn được người dân ở bản đồng vui lòng bảo vệ. Không còn sót ra cháy rừng, khám phá rừng làm nương hoặc khai thác lâm sản trái phép, những cánh rừng của bản Huổi Lóng ngày càng xanh tốt.
Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông

Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 14/1, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc tết cán bộ, chiến sĩ và một số gia đình chính sách trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.
Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ

Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ

"Mỗi điểm dừng chân đều được thắp sáng dưới ánh điện, trong không khí đêm sâu lắng, lời thuyết minh dường như giàu cảm xúc hơn giúp du khách tập trung cảm nhận câu chuyện của lịch sử…" - đó là ấn tượng để lại khi đến tham quan di tích Đồi A1 vào buổi tối.
Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2

Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2

81 lô đất tại huyện Phong Điền và Phú Lộc, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 1 và tháng 2/2025. Giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2.
Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng

Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng

Sáng nay (12/1), tại trung tâm xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ phối hợp với Công ty TNHH MTV Thiện Nguyện Sun For Life tổ chức chương trình “Chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng” tặng quà tết đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và học sinh trên địa bàn.
Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá

Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá

Tại một góc xa xôi của vùng biên giới thuộc xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé), điểm trường bản Tả Khoa Pá có lớp học ghép của 10 em nhỏ thuộc ba độ tuổi khác nhau: 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi. Đây không chỉ là nơi tiếp nhận tri thức đầu đời mà còn là không gian ấm áp giữa thiên nhiên khắc nghiệt và điều kiện thiếu thốn.
Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025, sáng 11/1, tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, UBND TP. Điện Biên Phủ tổ chức hội thi ẩm thực với chủ đề “Hương sắc Điện Biên”.
Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế

Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế

Tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng chất thải chăn nuôi, tăng thu nhập… là những lợi ích từ việc nuôi trùn quế (còn gọi là giun quế) bằng chất thải, phụ phẩm nông nghiệp để cho ra loại phân bón hữu cơ có giá trị.
Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội

Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội

Với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh đào khoe sắc”, Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025 sẽ khai mạc vào 8 giờ 30 phút ngày 11/1 tại đảo hoa, xã Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ). Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được UBND TP. Điện Biên Phủ gấp rút hoàn thiện, sẵn sàng cho lễ hội thành công tốt đẹp.
Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa

Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa

Giữa nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ dần mai một. Song, với những nỗ lực trao truyền đến nay dưới nhiều nếp nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Điện Biên, những đôi tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị vẫn nhịp nhàng, bền bỉ giữ tiếng thoi đưa…
Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Đến với thị xã Mường Lay những ngày này, du khách không chỉ được hòa mình trong tiếng hò reo và nhịp chèo xé nước của các đội đua thuyền đuôi én, mãn nhãn với màn biểu diễn dù lượn, lướt ván hấp dẫn mà còn được chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống đặc sắc…
Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Sau thời gian dài chờ đợi, những hộ dân tại khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét thuộc các bản: Suối Lư I, Suối Lư II và Suối Lư III (xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông) đã được di dời đến khu tái định cư Huổi Po. Tất cả đều vui mừng, phấn khởi khi được chuyển đến nơi ở mới an toàn, rộng rãi, đầy đủ cơ sở hạ tầng.
Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh chương trình OCOP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực phát triển sản xuất và hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ấn tượng Điện Biên

Ấn tượng Điện Biên

Điện Biên - vùng đất biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, nổi tiếng bởi lịch sử hào hùng và sở hữu cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ. Những cung đường đèo uốn lượn bên bản làng ẩn hiện giữa mây núi, mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc chính là điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là những tín đồ phượt đam mê tìm hiểu, khám phá.
Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, người làm nông nghiệp tại Điện Biên đã và đang đầu tư nguồn lực hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Trường Mầm non Sín Thầu (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé) là nơi trẻ em vùng đất cực Tây bắt đầu hành trình học tập, là mái nhà ấm áp nuôi dưỡng tương lai. Điều đặc biệt tại ngôi trường này chính là vườn rau xanh, không chỉ cung cấp thực phẩm sạch mà còn mang lại những bài học quý giá về thiên nhiên và lao động cho các bé.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động