Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.

Trong đó, Nghị định số 14/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.

Theo quy định mới, Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay.

b) Cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay.

c) Mua bán lại trái phiếu Chính phủ.

d) Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hạn mức cụ thể cho từng nội dung sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo thứ tự ưu tiên trên tại phương án điều hành ngân quỹ nhà nước quý.

Ngoài ra, Nghị định số 14/2025/NĐ-CP cũng quy định rõ hơn về việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để: cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay; cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay; mua bán lại trái phiếu Chính phủ; gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại.

Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương là 0%/năm

Cụ thể, việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay được quy định như sau:

a) Ngân quỹ nhà nước được sử dụng cho ngân sách trung ương tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương; cho ngân sách trung ương vay để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách trung ương.

b) Thời hạn cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước không quá 12 tháng, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại điểm c khoản này.

c) Các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải hoàn trả trong năm ngân sách. Bộ Tài chính quyết định việc cho ngân sách trung ương tạm ứng ngân quỹ nhà nước, phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại thời điểm xem xét, quyết định cho ngân sách trung ương tạm ứng ngân quỹ nhà nước.

Các khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải hoàn trả đúng hạn. Trong trường hợp ngân sách trung ương không bố trí được nguồn trả nợ khoản vay ngân quỹ nhà nước thì được gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định và kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính thực hiện cho ngân sách trung ương vay, gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước, bảo đảm trong phạm vi dự toán, kế hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.

d) Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương là 0%/năm.

Việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay, Nghị định quy định:

a) Ngân quỹ nhà nước được sử dụng cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách địa phương cấp tỉnh; cho ngân sách địa phương cấp tỉnh vay để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách địa phương cấp tỉnh.

b) Ngân sách địa phương cấp tỉnh được tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau:

Đáp ứng các điều kiện tạm ứng, vay của ngân sách địa phương cấp tỉnh theo quy định tại Điều 58 Luật Ngân sách nhà nước, Điều 52 Luật Quản lý nợ công, các Nghị định hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đối với từng địa phương cụ thể.

Trường hợp tạm ứng ngân quỹ nhà nước, mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước không được vượt quá số dư còn lại của dự toán chi ngân sách địa phương cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm đề nghị tạm ứng; đồng thời, việc đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Không có dư nợ tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước (gốc, lãi) quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước.

Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi
Nghị định số 14/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi quy định về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.

Cam kết trả nợ tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn; cho phép Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được chủ động trích tồn quỹ ngân sách địa phương cấp tỉnh để thu hồi khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước quá hạn hoàn trả.

c) Các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách địa phương cấp tỉnh phải hoàn trả trong năm ngân sách. Bộ Tài chính quyết định việc cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng ngân quỹ nhà nước, phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại thời điểm xem xét, quyết định cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng ngân quỹ nhà nước.

Các khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách địa phương cấp tỉnh phải hoàn trả đúng hạn trong năm ngân sách và không được gia hạn. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hằng năm được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Bộ Tài chính xem xét, quyết định cho ngân sách địa phương cấp tỉnh vay ngân quỹ nhà nước, phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại thời điểm xem xét, quyết định cho ngân sách địa phương cấp tỉnh vay ngân quỹ nhà nước.

d) Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách địa phương cấp tỉnh là 0%/năm.

Nghị định quy định việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua bán lại trái phiếu Chính phủ như sau:

a) Trái phiếu Chính phủ được chấp nhận trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ là trái phiếu Chính phủ bằng đồng Việt Nam do Kho bạc Nhà nước phát hành và đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán.

b) Kỳ hạn mua bán lại trái phiếu Chính phủ bao gồm kỳ hạn 07 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 01 tháng, 02 tháng và 03 tháng.

c) Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh lãi suất.

d) Bộ Tài chính xác định tỷ lệ phòng vệ rủi ro, đối tác giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước trong danh sách thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ qua Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

đ) Căn cứ phương án điều hành ngân quỹ nhà nước đã được Bộ Tài chính phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, Kho bạc Nhà nước thực hiện giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ, đảm bảo nguyên tắc an toàn, công khai và minh bạch.

Đối với sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại, Nghị định quy định:

a) Ngân quỹ nhà nước được gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và vốn doanh nghiệp nhà nước trên 50% vốn điều lệ, có chất lượng tốt, mức độ an toàn cao theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Căn cứ danh sách các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và vốn doanh nghiệp nhà nước trên 50% vốn điều lệ, có chất lượng tốt, mức độ an toàn cao do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp, Bộ Tài chính quyết định các ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, đảm bảo an toàn ngân quỹ nhà nước.

b) Thời hạn gửi ngân quỹ nhà nước tại ngân hàng thương mại bao gồm 01 tháng, 02 tháng và 03 tháng.

c) Việc gửi có kỳ hạn ngân quỹ nhà nước tại ngân hàng thương mại được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh lãi suất.

d) Căn cứ phương án điều hành ngân quỹ nhà nước đã được Bộ Tài chính phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, Kho bạc Nhà nước thực hiện giao dịch gửi có kỳ hạn ngân quỹ nhà nước tại ngân hàng thương mại, đảm bảo nguyên tắc an toàn, công khai và minh bạch.

Nghị định số 14/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/3/2025.

Nguồn: Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi

PV
thuongtruong.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi

Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.

Các tin khác

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động hút tiền gửi cận Tết

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động hút tiền gửi cận Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động. Với việc điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động có thể thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ các khách hàng vừa được nhận lương, thưởng cuối năm.
Kiến nghị hỗ trợ vận động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi tại TPHCM

Kiến nghị hỗ trợ vận động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi tại TPHCM

UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi năm 2024.
Tín dụng bứt phá, lợi nhuận VPBank trong 2024 vượt mốc 20.000 tỷ đồng

Tín dụng bứt phá, lợi nhuận VPBank trong 2024 vượt mốc 20.000 tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục kiện toàn nền tảng, mở rộng hệ sinh thái, tạo bệ phóng vững chắc cho chiến lược tăng trưởng bền vững trong trung-dài hạn.
ACB báo lãi kỷ lục, nợ xấu tăng gần 47%

ACB báo lãi kỷ lục, nợ xấu tăng gần 47%

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - mã chứng khoán ACB) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024, cho thấy kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế quý IV đạt 5.671 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 13,5%, đạt 4.545 tỷ đồng.
Thủ tướng: Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM trong 5-10 năm

Thủ tướng: Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM trong 5-10 năm

Tối 21/1 theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại tọa đàm "Ứng dụng AI trong sản xuất thông minh và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM".
Lợi nhuận sau thuế LPBank đạt 9.721 tỷ đồng, tăng gần 75%

Lợi nhuận sau thuế LPBank đạt 9.721 tỷ đồng, tăng gần 75%

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan. Lợi nhuận sau thuế đạt 9.721 tỷ đồng, tăng gần 75%. Đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của LPBank đạt hơn 508,3 nghìn tỷ đồng, tăng 32,8% so với cuối năm trước.
Chuyển giao bắt buộc thêm 2 ngân hàng thương mại

Chuyển giao bắt buộc thêm 2 ngân hàng thương mại

Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM(HDBank).
Lĩnh vực nào có nhu cầu vay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2025?

Lĩnh vực nào có nhu cầu vay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2025?

Kết quả khảo sát về xu hướng tín dụng do cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng mạnh nhất trong năm 2025.
Ngân hàng chỉ được giải thể sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ

Ngân hàng chỉ được giải thể sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ

đủ các khoản nợ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định rằng trong quá trình giải thể và thanh lý tài sản, người quản lý và cán bộ của tổ chức tín dụng không được thực hiện các hành vi như tẩu tán tài sản, cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản hoặc chuyển tiền ra nước ngoài.
Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?

Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?

Thông tư 02 hết hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay tái cơ cấu liên quan bất động sản.
Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế

Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế

Với mức tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 16% trong năm 2025, cao hơn 1% so với năm 2024, các ngân hàng sẽ cung cấp thêm khoảng 2,5 triệu tỷ đồng, nâng tổng số tiền cho vay lên khoảng 18,099 triệu tỷ đồng.
Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD

Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD

Lợi nhuận của nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong năm qua, đặc biệt nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của tín dụng trong quý cuối năm 2024.
Động lực nào giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 17% trong năm 2025?

Động lực nào giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 17% trong năm 2025?

Quỹ VinaCapital kỳ vọng lợi nhuận ngành ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng 17% trong năm 2025, nhờ vào tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 15% và NIM tăng nhẹ 0,06 điểm % so với năm ngoái lên 3,55 điểm %.
Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào tài khoản của người bán online?

Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào tài khoản của người bán online?

Đại diện Tổng cục Thuế tối 10/1 cho biết, thông tin lan truyền trên mạng xã hội “từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử (TMĐT)” là không chính xác, không đúng theo quy định pháp luật thuế.
Chưa xuất hiện tình trạng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác

Chưa xuất hiện tình trạng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, thời gian qua, dù một số ngân hàng tăng lãi suất, nhưng mức tăng vẫn trong giới hạn chấp nhận được. Hiện tại, chưa ghi nhận tình trạng dòng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc đổ vào các kênh đầu tư khác.
Xử phạt thuế thương mại điện tử với hơn 30.000 cá nhân

Xử phạt thuế thương mại điện tử với hơn 30.000 cá nhân

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính.
Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ, ngành tài chính tập trung triển khai 6 nhiệm vụ

Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ, ngành tài chính tập trung triển khai 6 nhiệm vụ

Năm 2025, dù thực hiện miễn, giảm, gia hạn hàng trăm ngàn tỷ đồng, thu NSNN lần đầu vượt ngưỡng 2 triệu tỷ đồng. Trong năm 2025, Bộ Tài chính sẽ bám sát chỉ đạo của Trung ương, phương châm hành động của Chính phủ, để tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Bộ Tài chính nói gì về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh?

Bộ Tài chính nói gì về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh?

Cơ sở đặt ra ngưỡng nợ thuế để hoãn xuất cảnh được xây dựng dựa trên số liệu thống kê trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế. Năm 2025, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động