Tín dụng bứt phá, lợi nhuận VPBank trong 2024 vượt mốc 20.000 tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục kiện toàn nền tảng, mở rộng hệ sinh thái, tạo bệ phóng vững chắc cho chiến lược tăng trưởng bền vững trong trung-dài hạn.

Tín dụng phục hồi, lợi nhuận tăng tốc

Thuận nước đẩy thuyền nhờ xu hướng phục hồi rõ nét của nền kinh tế trong quý cuối năm, quy mô tín dụng hợp nhất của VPBank cán mốc 710 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (PBT) hợp nhất trong năm đạt hơn 20 nghìn tỷ đồng. Tính riêng quý 4, lợi nhuận hợp nhất của VPBank đạt hơn 6.100 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ.

Ngân hàng mẹ, trong đó, ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 18,3 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2023. Các công ty con tiếp tục đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của tập đoàn, đặc biệt là sự trở lại mạnh mẽ của FE Credit sau quá trình tái cấu trúc toàn diện, khi báo lãi liên tiếp trong 3 quý gần nhất và đạt 500 tỷ đồng lợi nhuận cả năm 2024.

Với chiến lược tập trung bán lẻ, hưởng lợi từ đà tăng trưởng cao của khu vực thương mại - dịch vụ (tăng 8,21% trong quý 4 và 7,38% cho cả năm 2024, theo số liệu của Tổng cục Thống kê), VPBank đã tăng tốc mở rộng quy mô tín dụng, ghi nhận cho vay tăng trưởng ổn định trong các phân khúc chiến lược và phân khúc tiềm năng FDI.

Tín dụng bứt phá, lợi nhuận VPBank trong 2024 vượt mốc 20.000 tỷ đồng

Kết thúc 31/12/2024, quy mô tín dụng tại ngân hàng mẹ đạt hơn 629 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với đầu năm và cao hơn so với trung bình ngành 15%. Riêng quý cuối năm, tín dụng của ngân hàng mẹ tăng 8,2% so với quý liền trước, trong đó hai phân khúc Khách hàng cá nhân và SME ghi nhận tín dụng tăng gần 7% so với quý 3. Sản phẩm cho vay ô tô tiếp tục gặt hái thành công, vững vàng duy trì vị thế dẫn đầu về thị phần xe du lịch cá nhân trên thị trường.

Nhờ cầu tiêu dùng cải thiện dần trong năm và quá trình tái cấu trúc thành công, quy mô tín dụng của FE Credit tăng 10,3% và doanh số giải ngân cả năm 2024 tăng 40% so với 2023.

Bên cạnh việc duy trì vị thế tại mảng bán lẻ, VPBank cũng không ngừng tìm kiếm cơ hội ở những phân khúc mới tiềm năng. Với sự hậu thuẫn của cổ đông chiến lược SMBC, phân khúc FDI của ngân hàng đã ghi nhận dư nợ tín dụng tăng trưởng gấp ba lần so với 2023.

Quản lý bảng cân đối hiệu quả, kiểm soát tốt chi phí vốn

Nhờ quản lý bảng cân đối sát sao, hiệu quả, VPBank đã duy trì sự ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong năm 2024.

Thông qua việc tối ưu danh mục huy động từ khách hàng và đa dạng hóa nguồn vốn trung- dài hạn quốc tế, chi phí vốn của ngân hàng riêng lẻ nằm ở mức 4,3%, giảm gần 2% so với cả năm 2023, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng của thu nhập lãi.

Các tỷ lệ an toàn thanh khoản như tỷ lệ cho vay trên tổng huy đông LDR (81,6%), vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn (27,3%) đều ở mức tốt so với quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Cùng với đó, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II của ngân hàng hợp nhất đạt 15,4%, tiếp tục dẫn đầu hệ thống.

Với công tác thu hồi nợ thực hiện bài bản, đi đôi với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, VPBank đã ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động thu hồi nợ. Thu từ nợ đã xử lý rủi ro hợp nhất trong năm 2024 đạt 5,6 nghìn tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần so với năm 2023.

VPBank tiếp tục áp dụng đa dạng các biện pháp xử lý nợ xấu, giúp đảm bảo tỷ lệ nợ xấu (NPL) theo Thông tư 11 của ngân hàng mẹ được kiểm soát dưới ngưỡng 3% theo quy định của NHNN. Đồng thời, nợ xấu của FE Credit tiếp tục xu hướng cải thiện rõ rệt khi giảm trong ba quý liền kề.

Hệ sinh thái mở rộng khác biệt, sẵn sàng bứt phá trong tương lai

Với hệ sinh thái rộng mở khác biệt, VPBank đang có một vị thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, có thể đáp ứng được toàn diện các nhu cầu tài chính và phong cách sống của đa dạng phân khúc khách hàng, mở đường cho kỷ nguyên phát triển bền vững cùa ngân hàng trong tương lai.

Đối với sự gia nhập của GPBank vào hệ sinh thái VPBank mở rộng mới đây, VPBank tiếp nhận không chỉ là một ngân hàng con mà còn là sự cộng hưởng gia tăng sức mạnh tổng thể giúp nối dài mạng lưới kinh doanh của hệ thống, qua đó củng cố hơn nữa vị thế cạnh tranh của tập đoàn trên thị trường. Sau khi hoàn tất chuyển giao GPBank, ngân hàng được kỳ vọng sẽ giúp phục hồi GPBank, ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, trong khi tăng cường niềm tin của nhà đầu tư và người dân đối với hệ thống ngân hàng.

Cùng với đó, tiếp tục kiên định với chiến lược phát triển bền vững trong dài hạn, trong năm 2024, VPBank chủ động tìm kiếm và hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm đa dạng hóa nguồn vốn xanh phục vụ nhu cầu vay vốn lớn trong nước. Nổi bật trong đó là hợp đồng tín dụng được ngân hàng ký kết với Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) trị giá tới 150 triệu USD, tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và truyền tải điện tại Việt Nam, góp phần hiện thực hóa mục tiêu quốc gia về phát thải ròng bằng 0 tới năm 2050.

Để chuẩn bị cho những thời cơ và vận hội mới, VPBank đã đầu tư không ngừng nghỉ vào hoạt động chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. Trong năm 2024, ngân hàng bước đầu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động vận hành, với những dự án nổi bật như hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc gọi tự động và phân tích Voice of Customer, công cụ hỗ trợ chiết xuất chứng từ thông minh và chatbot Gen AI (AI tạo sinh), ….

Năng lực quản trị của VPBank, trong khi đó, liên tục được tăng cường và cải thiện qua từng năm. Năm 2024 đánh dấu bước tiến ngân hàng lọt Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất – nhóm công ty vốn hóa lớn năm 2024 tại Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024, đồng thời ghi dấu lần thứ 6 liên tiếp lọt Top 20 doanh nghiệp có điểm số ESG cao nhất và Top 5 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường năm 2024 trong rổ Chỉ số Phát triển Bền vững (VNSI) của HOSE.

Sự ghi nhận của thị trường và cơ quan quản quản lý đã phần nào khẳng định nỗ lực không ngừng nghỉ của ngân hàng nhằm kiến tạo một hệ sinh thái bền vững, toàn diện, mang lại các giá trị gia tăng cho cộng đồng, xã hội và nền kinh tế.

Nguồn: Tín dụng bứt phá, lợi nhuận VPBank trong 2024 vượt mốc 20.000 tỷ đồng

PV
thuongtruong.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tín dụng bứt phá, lợi nhuận VPBank trong 2024 vượt mốc 20.000 tỷ đồng

Tín dụng bứt phá, lợi nhuận VPBank trong 2024 vượt mốc 20.000 tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục kiện toàn nền tảng, mở rộng hệ sinh thái, tạo bệ phóng vững chắc cho chiến lược tăng trưởng bền vững trong trung-dài hạn.

Các tin khác

ACB báo lãi kỷ lục, nợ xấu tăng gần 47%

ACB báo lãi kỷ lục, nợ xấu tăng gần 47%

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - mã chứng khoán ACB) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024, cho thấy kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế quý IV đạt 5.671 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 13,5%, đạt 4.545 tỷ đồng.
Thủ tướng: Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM trong 5-10 năm

Thủ tướng: Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM trong 5-10 năm

Tối 21/1 theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại tọa đàm "Ứng dụng AI trong sản xuất thông minh và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM".
Lợi nhuận sau thuế LPBank đạt 9.721 tỷ đồng, tăng gần 75%

Lợi nhuận sau thuế LPBank đạt 9.721 tỷ đồng, tăng gần 75%

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan. Lợi nhuận sau thuế đạt 9.721 tỷ đồng, tăng gần 75%. Đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của LPBank đạt hơn 508,3 nghìn tỷ đồng, tăng 32,8% so với cuối năm trước.
Chuyển giao bắt buộc thêm 2 ngân hàng thương mại

Chuyển giao bắt buộc thêm 2 ngân hàng thương mại

Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM(HDBank).
Lĩnh vực nào có nhu cầu vay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2025?

Lĩnh vực nào có nhu cầu vay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2025?

Kết quả khảo sát về xu hướng tín dụng do cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng mạnh nhất trong năm 2025.
Ngân hàng chỉ được giải thể sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ

Ngân hàng chỉ được giải thể sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ

đủ các khoản nợ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định rằng trong quá trình giải thể và thanh lý tài sản, người quản lý và cán bộ của tổ chức tín dụng không được thực hiện các hành vi như tẩu tán tài sản, cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản hoặc chuyển tiền ra nước ngoài.
Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?

Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?

Thông tư 02 hết hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay tái cơ cấu liên quan bất động sản.
Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế

Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế

Với mức tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 16% trong năm 2025, cao hơn 1% so với năm 2024, các ngân hàng sẽ cung cấp thêm khoảng 2,5 triệu tỷ đồng, nâng tổng số tiền cho vay lên khoảng 18,099 triệu tỷ đồng.
Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD

Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD

Lợi nhuận của nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong năm qua, đặc biệt nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của tín dụng trong quý cuối năm 2024.
Động lực nào giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 17% trong năm 2025?

Động lực nào giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 17% trong năm 2025?

Quỹ VinaCapital kỳ vọng lợi nhuận ngành ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng 17% trong năm 2025, nhờ vào tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 15% và NIM tăng nhẹ 0,06 điểm % so với năm ngoái lên 3,55 điểm %.
Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào tài khoản của người bán online?

Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào tài khoản của người bán online?

Đại diện Tổng cục Thuế tối 10/1 cho biết, thông tin lan truyền trên mạng xã hội “từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử (TMĐT)” là không chính xác, không đúng theo quy định pháp luật thuế.
Chưa xuất hiện tình trạng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác

Chưa xuất hiện tình trạng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, thời gian qua, dù một số ngân hàng tăng lãi suất, nhưng mức tăng vẫn trong giới hạn chấp nhận được. Hiện tại, chưa ghi nhận tình trạng dòng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc đổ vào các kênh đầu tư khác.
Xử phạt thuế thương mại điện tử với hơn 30.000 cá nhân

Xử phạt thuế thương mại điện tử với hơn 30.000 cá nhân

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính.
Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ, ngành tài chính tập trung triển khai 6 nhiệm vụ

Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ, ngành tài chính tập trung triển khai 6 nhiệm vụ

Năm 2025, dù thực hiện miễn, giảm, gia hạn hàng trăm ngàn tỷ đồng, thu NSNN lần đầu vượt ngưỡng 2 triệu tỷ đồng. Trong năm 2025, Bộ Tài chính sẽ bám sát chỉ đạo của Trung ương, phương châm hành động của Chính phủ, để tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Bộ Tài chính nói gì về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh?

Bộ Tài chính nói gì về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh?

Cơ sở đặt ra ngưỡng nợ thuế để hoãn xuất cảnh được xây dựng dựa trên số liệu thống kê trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế. Năm 2025, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 2/2025/QĐ-TTg về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thống đốc: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Thống đốc: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khó lường, không thể có 2 chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) đều mở rộng. CSTT linh hoạt kết hợp với CSTK mở rộng có trọng tâm thể hiện sự điều hành của Chính phủ luôn gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao vượt trội trong năm 2025?

Ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao vượt trội trong năm 2025?

Các ngân hàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém có thể sẽ tiếp tục được cấp hạn mức tín dụng cao hơn mức trung bình của ngành trong năm 2025.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động