Điện Biên: Hùng tráng một thời “chị gánh, anh thồ”

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã có hàng vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến không ngại hiểm nguy gian khó tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến dịch, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Giờ đây, những chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi năm nào phần lớn đã trở về với cát bụi, số còn lại cũng đã quá tuổi “cổ lai hy”, song ký ức về những ngày tháng gian khổ mà hào hùng cách đây 70 năm không bao giờ phai mờ.
Điện Biên: Hùng tráng một thời “chị gánh, anh thồ”
Bà Nguyễn Thị Lý chia sẻ kỷ niệm một thời “chị gánh, anh thồ” với phóng viên.

Trong những ngày cả nước hướng về Điện Biên, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ ở tổ dân phố 8, phường Nam Thanh, TP. Điện Biên Phủ - nơi bà Nguyễn Thị Lý đang sống. Bà Lý là dân công hỏa tuyến tham gia vận chuyển lương thực cho quân đội ta tại chiến trường Điện Biên Phủ. Năm nay đã bước sang tuổi 89, nhưng ký ức về một thời gánh gạo, mở đường vượt rừng, vượt thác, núi cao, vực sâu… vẫn vẹn nguyên trong tâm trí bà. Đặc biệt, mỗi khi có người nhắc về Chiến dịch Điện Biên Phủ hay dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong, bà Lý như trở về khí thế của tuổi đôi mươi.

Biết chúng tôi muốn nghe lại câu chuyện “chị gánh, anh thồ”, như chạm vào những kỷ niệm đẹp nhất của cuộc đời, ánh mắt bà rạng rỡ kể cho chúng tôi về những tháng năm không thể nào quên.

Sinh ra và lớn lên ở thôn An Lạc, xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), đến năm 1953, cô gái Nguyễn Thị Lý tròn 18 tuổi. Hưởng ứng lời hiệu triệu toàn dân tham gia vận tải lương phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, Lý hăm hở xung phong lên đường phục vụ chiến dịch.

Điện Biên: Hùng tráng một thời “chị gánh, anh thồ”
Bà Nguyễn Thị Lý chia sẻ những bức ảnh, kỷ niệm của 2 vợ chồng bà tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bà Lý kể: “Thời điểm ấy, trong thôn, xã đâu đâu cũng có khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Rất nhiều người dân tình nguyện tham gia phục vụ chiến dịch, vì vậy đường ra mặt trận đông như ngày hội; cả thôn, cả xã chỉ còn người già, trẻ em ở lại”.

Sau khi vượt qua các “vòng tuyển”, bà Lý cùng hàng trăm nam thanh nữ tú khác đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm cho chiến trường Điện Biên Phủ. Ngày đó, toàn bộ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu từ khắp nơi trong tỉnh được tập trung về kho Lược (Thọ Xuân) và kho Cẩm Thủy. Từ đây lương thực tiếp tục được vận chuyển bằng nhiều hướng với nhiều cung đường khác nhau để đảm bảo an toàn, bí mật, tránh quân địch phát hiện, như: Cung đường từ Thọ Xuân lên Lang Chánh rồi đến Hồi Xuân (Quan Hóa); cung đường từ Thọ Xuân qua Cẩm Thủy, lên Bá Thước rồi đưa về Hồi Xuân. Chặng xa hơn, hàng từ Hồi Xuân đến Suối Rút (Mai Châu - Hòa Bình). Từ đây, hàng tiếp tục được chuyển qua ngã ba Cò Nòi (Sơn La) rồi qua đèo Pha Đin, đến huyện Tuần Giáo. Sâu hơn, hàng tiếp tục được chuyển vào kho lớn tại khu rừng Nà Tấu, cách trận địa gần 40km. Một hướng khác đi từ Phú Lệ (Quan Hóa), xuyên rừng qua huyện Mường Lát, sang Thượng Lào rồi vòng về Điện Biên...

Trong căn nhà cấp bốn đơn sơ, bà Lý tự hào kể lại một thời khói lửa. Ngày ấy, trung bình mỗi chị em phụ nữ gánh 20kg gạo từ Thọ Xuân lên kho ở Suối Rút (tỉnh Hòa Bình) để vận chuyển đi Sơn La và lên chiến trường Điện Biên. Đoàn dân công tải lương lên Điện Biên Phủ phải đi nhiều đường khác nhau để tránh sự phát hiện của mật thám, máy bay địch. Màn đêm buông xuống là lúc các anh, các chị gánh gạo ra chiến trường. Để đưa gạo đến nơi an toàn là cả một quá trình gian nan, vất vả không lời nào tả hết. Bom đạn quân địch nổ sát bên tai; đường rừng hiểm trở, dốc cao, vực sâu, muỗi rừng cắn làm chị em sốt rét; cơm ăn, nước uống thiếu thốn; nhiều người đã mãi mãi ra đi. Nhưng với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, từng đoàn xe đạp thô sơ, người gánh bộ nườm nượp nối nhau vượt qua núi cao, đèo sâu vào chiến dịch. Từ chuyến đi đầu tiên đó, bà không nhớ nổi đã tham gia bao nhiêu chuyến và vận chuyển bao nhiêu hàng hóa lên Điện Biên. Cho đến một ngày, họ được đồng đội tuyến trên truyền tin: Điện Biên Phủ đã giải phóng! Ngay lập tức, cả khu rừng trầm lặng hàng ngày như vỡ òa bởi tiếng hò reo của hàng vạn dân công.

Điện Biên: Hùng tráng một thời “chị gánh, anh thồ”
Bà Lý không chỉ tự hào mình đã đóng góp công sức cho Chiến dịch Điện Biên Phủ mà chồng bà là ông Hoàng Hải (đã mất) tham gia trận đánh Đồi A1.

Với những đóng góp to lớn của thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong việc tải lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã đưa Thanh Hóa trở thành hậu phương lớn nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Những lần Trung ương giao Thanh Hóa huy động, vận chuyển lương thực, Thanh Hóa đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu. Điển hình, trong đợt đầu, Trung ương giao Thanh Hóa huy động và vận chuyển 1.352 tấn gạo (giao tại Hồi Xuân), 100 tấn thực phẩm (giao tại Sơn La). Đợt 2, huy động và vận chuyển 1.000 tấn gạo và 165 tấn thực phẩm giao tại Km22 đường 41, Thanh Hóa đã hoàn thành trước thời hạn 3 ngày.

Khi chiến dịch chuyển sang giai đoạn kết thúc, do yêu cầu khẩn cấp của chiến trường, Trung ương giao Thanh Hóa huy động đợt 3 với chỉ tiêu 2.000 tấn gạo và 282 tấn thực phẩm. Lúc này thóc dự trữ của tỉnh không còn, mùa vụ chưa đến kỳ thu hoạch, nhân dân đã “dốc bồ, đổ thúng” cung cấp cho tiền tuyến những hạt thóc cuối cùng; nhiều gia đình phải ăn ngô non, khoai sắn thay cơm dành gạo cho tiền tuyến. Để có đủ lương thực cho bộ đội ăn no đánh thắng, Thanh Hóa chủ trương huy động nhân dân ra đồng cắt tỉa từng nhánh lúa, bông lúa chín. Kết quả vượt chỉ tiêu giao, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điện Biên: Hùng tráng một thời “chị gánh, anh thồ”
Đoàn dân công gánh gạo phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)

Sau những tháng năm tham gia tải lương phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, những dân công hỏa tuyến như bà Lý tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bà Nguyễn Thị Lý đã được Nhà nước ghi công và tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

70 năm trôi qua, giờ đây những người “thồ hàng, gánh gạo, mở đường cho xe qua” như bà Lý còn lại rất ít. Nhưng những đóng góp của bà và đồng đội sẽ mãi mãi được lịch sử, được dân tộc tôn vinh và các thế hệ con cháu khắc ghi. Như Tổng Bí thư Lê Duẩn từng khẳng định: “Không có hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh (Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh) thì không có chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Nguồn: Hùng tráng một thời “chị gánh, anh thồ”

Văn Tâm
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Tiếp nhận hàng hóa hỗ trợ người dân Mường Pồn

Điện Biên: Tiếp nhận hàng hóa hỗ trợ người dân Mường Pồn

Sáng 26/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Điện Biên và Ban Vận động cứu trợ huyện Điện Biên đã tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lũ quét tại xã Mường Pồn.
Yên Bái: Người thương binh “Tàn nhưng không phế”

Yên Bái: Người thương binh “Tàn nhưng không phế”

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, trở về quê nhà sau chiến tranh, ông Nguyễn Trọng An, thương binh 4/4 ở thôn Cao 2, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn đã vượt lên nỗi đau thương tật, tích cực phát triển kinh tế xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Điện Biên: Tiếp nhận cứu trợ khắc phục thiệt hại lũ quét tại Mường Pồn

Điện Biên: Tiếp nhận cứu trợ khắc phục thiệt hại lũ quét tại Mường Pồn

Trận lũ quét tại xã Mường Pồn rạng sáng 25/7 đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân xã Mường Pồn (huyện Điện Biên), thiệt hại ước tính ban đầu 2,7 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn khi lũ quét xảy ra trong đêm khiến người dân không kịp trở tay, làm 2 người chết, 5 người mất tích, 2 người bị thương cùng 120 ngôi nhà bị cuốn trôi, đổ sập, hư hỏng; 40ha lúa bị vùi lấp, 2ha thủy sản thiệt hại hoàn toàn
Yên Bái cảnh báo rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Yên Bái cảnh báo rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Theo thống kê từ năm 2023 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái hơn 100 trường hợp xuất cảnh trái phép. Đa số xuất cảnh với mục đích lao động làm thuê, một số lấy chồng nước ngoài.
Yên Bái: Yên Bình lan tỏa những mô hình “05”

Yên Bái: Yên Bình lan tỏa những mô hình “05”

Sau hơn 3 năm, triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Yên Bình đã chỉ đạo xây dựng được nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng; nhiều mô hình, điển hình mới có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả đã được các cấp ghi nhận, tuyên dương khen thưởng.
Thiếu vật liệu đất đắp tại Đắk Nông: Đẩy nhanh đấu giá, gỡ vướng thủ tục

Thiếu vật liệu đất đắp tại Đắk Nông: Đẩy nhanh đấu giá, gỡ vướng thủ tục

Đắk Nông có trữ lượng đất làm vật liệu san lấp khá lớn, nhưng trong số 112 mỏ vật liệu đất đắp được đưa vào quy hoạch khai thác phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh, hiện mới có 1 mỏ được cấp phép khai thác, khối lượng 22.645 m3 phục vụ san lấp công trình Quảng trường Trung tâm TP. Gia Nghĩa. Đắk Nông đang lập thủ tục đấu giá 40 mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo hơn 31,7 triệu m3.

Các tin khác

Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, tặng quà gia đình chính sách

Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, tặng quà gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng nay (22/7), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng đã đến thăm, tặng quà 4 gia đình chính sách trên địa bàn huyện Điện Biên.
Yên Bái: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc thăm, tặng quà gia đình người có công ở huyện Văn Chấn

Yên Bái: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc thăm, tặng quà gia đình người có công ở huyện Văn Chấn

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 22/7, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đi thăm, tặng quà các gia đình thân nhân liệt sỹ, thương binh, nạn nhân chất độc hóa học trên địa bàn huyện Văn Chấn. Cùng đi có lãnh đạo Sở Y tế, Ban Dân tộc tỉnh.
Điện Biên: Tái cơ cấu nông nghiệp ở xã miền núi Ẳng Nưa

Điện Biên: Tái cơ cấu nông nghiệp ở xã miền núi Ẳng Nưa

Thời gian qua, huyện Mường Ảng luôn quan tâm đẩy mạnh ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao giá trị kinh tế, chất lượng và sức cạnh tranh cho nông sản, thực phẩm địa phương. Nhờ đó, đến nay một số sản phẩm nông sản trên địa bàn khẳng định thương hiệu, vị thế trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Điện Biên: Phát triển kinh tế song hành với đảm bảo quốc phòng an ninh

Điện Biên: Phát triển kinh tế song hành với đảm bảo quốc phòng an ninh

Với đặc thù là tỉnh biên giới, miền núi, những năm qua Điện Biên luôn coi trọng và tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh (QPAN). Tập trung thực hiện tốt các chương trình dự án phát triển KTXH gắn với xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân. Nhờ đó tình hình an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Yên Bái nhớ đồi cây của Tổng Bí thư

Yên Bái nhớ đồi cây của Tổng Bí thư

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái rất vinh dự, tự hào và luôn giữ gìn, bảo vệ đồi cây của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi tới Tổng Bí thư thăm, tham dự "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" cấp quốc gia tại tỉnh Yên Bái mùa xuân Kỷ Hợi 2019.
Yên Bái: Mù Cang Chải tập trung làm nhà cho hộ nghèo

Yên Bái: Mù Cang Chải tập trung làm nhà cho hộ nghèo

Để giúp các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện giải quyết khó khăn về nhà ở, sớm vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 20/2/2024 của UBND tỉnh Yên Bái về việc hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng và triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024.
Điện Biên: Ký kết hợp tác y tế giữa tỉnh và Bệnh viện Bạch Mai

Điện Biên: Ký kết hợp tác y tế giữa tỉnh và Bệnh viện Bạch Mai

Chiều nay (19/7), tại Sở Y tế Điện Biên, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và UBND tỉnh đã ký kết biên bản hợp tác toàn diện về y tế giai đoạn 2024 - 2030 với nhiều nội dung.
Yên Bái: Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy tiếp xúc cử tri thành phố

Yên Bái: Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy tiếp xúc cử tri thành phố

Sáng nay – 19/7, đồng chí Đỗ Đức Duy – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh cùng đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND thành phố đã tiếp xúc cử tri của 15 xã, phường trên địa bàn thành phố Yên Bái để báo cáo kết quả kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Hội Hữu nghị Nhật - Việt

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Hội Hữu nghị Nhật - Việt

Chiều 18/7, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao Hội Hữu nghị Nhật - Việt do ông Takabatake Motoaki, Chủ tịch Hội học tập cho người lao động làm trưởng đoàn, nhân dịp đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên.
Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị canh tác

Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị canh tác

Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, thời gian qua, thị xã Nghĩa Lộ tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực chuyển đổi đất lúa và cây trồng vùng gò đồi kém hiệu quả sang cây trồng khác có năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế cao hơn.
Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 116 lô đất làm nhà ở tại khu dân cư tập trung thị trấn Quỹ Nhất

Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 116 lô đất làm nhà ở tại khu dân cư tập trung thị trấn Quỹ Nhất

Ngày 12/8, Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn và UBND huyện Nghĩa Hưng sẽ tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng 116 lô đất cho nhân dân làm nhà ở tại khu dân cư tập trung thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Điện Biên: Những người trẻ góp sức cho du lịch

Điện Biên: Những người trẻ góp sức cho du lịch

Được đánh giá là nhiều tiềm năng nhưng du lịch Điện Biên vẫn trong quá trình phát triển, còn rất nhiều khó khăn phía trước. Thế nhưng, bất chấp những trở ngại đó, một số bạn trẻ sẵn sàng từ bỏ công việc có mức thu nhập cao, tại những địa phương phát triển để quay về quảng bá, phát triển du lịch Điện Biên. Đó là những thành viên trẻ sáng lập, điều hành và duy trì hoạt động của Công ty Du lịch Điện Biên Cùng Thổ Địa. Bằng cách làm du lịch khá mới, những người trẻ tiên phong này đã có những thành công nhất định trên con đường mình đã chọn, góp sức cho du lịch Điện Biên.
Điện Biên cần tận dụng tiềm năng, biến thách thức thành cơ hội phát triển kinh tế

Điện Biên cần tận dụng tiềm năng, biến thách thức thành cơ hội phát triển kinh tế

Sáng 15/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Tổ trưởng Tổ Biên tập làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Yên Bái: Bức tranh kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng

Yên Bái: Bức tranh kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng

Tiếp tục Chương trình làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 25 (mở rộng) đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm; bàn phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024... Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024 bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh bật lên nhiều điểm sáng.
Điện Biên: Những “cầu nối” nơi bản làng

Điện Biên: Những “cầu nối” nơi bản làng

Bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, người có uy tín ở huyện Điện Biên đã phát huy tốt vai trò quan trọng, đóng góp công sức trong công cuộc phát triển kinh tế xã - hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Yên Bái: Khánh thành, bàn giao nhà nhân ái cho hộ nghèo tại xã Tân Hương

Yên Bái: Khánh thành, bàn giao nhà nhân ái cho hộ nghèo tại xã Tân Hương

Sáng 13/7, tại xã Tân Hương, Huyện đoàn Yên Bình và xã Tân Hương phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức khánh thành, bàn giao nhà nhân ái cho gia đình bà Lục Thị Liên ở thôn Đồi Hồi, xã Tân Hương.
Điện Biên: Chống rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực

Điện Biên: Chống rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực

Phong trào “Chống rác thải nhựa” được các cấp Hội Phụ nữ thiết thực triển khai trong thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức, làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của hội viên và người dân trong việc hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững.
Yên Bái: Huyện Yên Bình kết nối hợp tác để đưa lao động làm việc tại Hàn Quốc

Yên Bái: Huyện Yên Bình kết nối hợp tác để đưa lao động làm việc tại Hàn Quốc

Ngày 12/7, UBND huyện Yên Bình đã có buổi làm việc với đoàn công tác của quận Yeoncheon, thành phố Gyeonggi (Hàn Quốc) về việc hợp tác, trao đổi lao động thời vụ và phát triển nông nghiệp.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động