Điểm nghẽn nào “bó chân” du lịch ?

Một năm kể từ ngày Việt Nam mở cửa du lịch trở lại sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch cả nước đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực.

vninfor.vn

Một năm kể từ ngày Việt Nam mở cửa du lịch trở lại sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch cả nước đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Song hoạt động du lịch vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc, cần được tháo gỡ sớm để đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển, thu hút khách du lịch quốc tế.

Nhiều ý kiến cho rằng, nước ta cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế.

Phục hồi nhưng chưa đạt kỳ vọng

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa hoàn toàn du lịch và là một trong 62 quốc gia trên thế giới dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế nhập cảnh liên quan đến dịch Covid-19. Từ tháng 3-2022, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trở lại và thị trường nội địa cũng nhanh chóng phục hồi, phát triển mạnh. Tuy nhiên, tổng thu từ khách du lịch năm 2022 của nước ta chỉ đạt 66% so với trước khi có dịch vào năm 2019. Hoạt động phục hồi và phát triển du lịch của nước ta được cho là “đi trước nhưng về chậm” so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tại Hội nghị toàn quốc về du lịch mới đây, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, chỉ rõ: “Phát triển du lịch của nước ta hiện chưa cân xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người, truyền thống văn hóa lịch sử của chúng ta. Ngành du lịch của nước ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, vươn lên nên mức độ chuyên nghiệp còn hạn chế, chất lượng du lịch, sản phẩm du lịch chưa thật sự hấp dẫn. Kết nối cung - cầu du lịch, giản tiện cho khách du lịch còn hạn chế. Mức độ chi tiêu của khách du lịch tăng trưởng chưa cao. Thủ tục xuất nhập cảnh, lưu trú, y tế còn những điểm bất cập. Việc hoạch định chiến lược về thị trường, đối tác còn hạn chế, chưa kịp thời điều chỉnh trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực hiện nay”.

Doanh nghiệp và người dân được xác định là chủ thể quan trọng trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng khá nặng nề, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành du lịch, đặc biệt là nhân lực giàu chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn chế. Liên kết du lịch giữa các vùng, các địa phương, các ngành còn thấp, mang tính hình thức và hiệu quả chưa cao. Các cơ chế, chính sách phát triển du lịch còn hạn chế, chưa thực sự gợi mở để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này.

Thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam là mục tiêu trọng tâm của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn tới, nhưng hoạt động này hiện đang gặp nhiều trở ngại. Theo ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Hãng hàng không Vietnam Airlines: “Cho đến nay, tất cả các hãng hàng không Việt Nam, trong đó có Vietnam Airlines, đã mở lại tất cả các đường bay quốc tế, mở thêm 2 khu vực thị trường mới trong giai đoạn dịch bệnh là Ấn Độ và Mỹ, mở thêm 2 đường bay. Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta vẫn thấp. Vì vậy, hệ số sử dụng của các hãng hàng không Việt Nam trên các đường bay quốc tế chỉ đạt khoảng 60-64%”. Thêm vào đó, một số chính sách, điều kiện cấp thị thực của nước ta hiện nay chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch khi chọn Việt Nam làm điểm đến.

Năm 2023, ngành du lịch đề ra mục tiêu lượng khách du lịch quốc tế đạt 8 triệu lượt, gấp gần 2,3 lần so với năm 2022. Đây là một mục tiêu khá lớn trong bối cảnh hiện tại, đặt ra nhiều thách thức cho ngành du lịch nước ta năm nay.

Cần trợ lực gì để du lịch tăng tốc ?

Sau khi du lịch được mở cửa trở lại, Quảng Ninh là một trong những địa phương có tốc độ phục hồi khá ấn tượng. Năm 2022, tổng lượng khách du lịch của tỉnh đạt 11,6 triệu lượt, tăng 164,6% so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế đạt 304.000 lượt, mang lại cho tỉnh nguồn thu gần 22.600 tỉ đồng. 2 tháng đầu năm 2023, tổng lượng khách du lịch của tỉnh đã đạt trên 3,3 triệu lượt. Để có được kết quả ấn tượng đó, Quảng Ninh đã có sự đổi mới tư duy phát triển. Đẩy mạnh thu hút đầu tư hạ tầng và chủ động xúc tiến, quảng bá du lịch. Đặc biệt, tỉnh này còn tích cực chuyển hướng cơ cấu sản phẩm, hướng tới thị trường du lịch cao cấp, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch xanh, du lịch bền vững.

Tương tự tỉnh Quảng Ninh, Lâm Đồng đang từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng du lịch của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 147 dự án du lịch với tổng vốn đầu tư là 54.000 tỉ đồng. Ông Trần Văn Hiệp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Thời gian gần đây và sắp tới, chúng tôi tập trung khai thác các sản phẩm du lịch mới như du lịch khám phá thiên nhiên; du lịch văn hóa, giáo dục và khoa học; du lịch mạo hiểm; du lịch canh nông; du lịch cắm trại;... Chúng tôi trực tiếp xác định những đề án và Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 18 về phát triển du lịch chất lượng cao”. Nhờ đó, Lâm Đồng trở thành địa phương đi trước cả nước trong việc khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới.

Từ thực tế thành công của hai địa phương trên, có thể thấy để đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch, nước ta cần có sự chuyển biến, thích nghi nhanh và bền vững trong bối cảnh hiện nay. Để thu hút lượng lớn khách quốc tế, Việt Nam cần cung cấp những sản phẩm du lịch mà họ cần, thay vì những sản phẩm mà chúng ta đang có như hiện tại. Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đã mở cửa hàng miễn thuế dưới phố đầu tiên ở Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng để phát triển du lịch mua sắm; Tập đoàn BRG đầu tư phát triển du lịch golf hay Công ty Oxalis Adventure đi đầu trong việc tổ chức loại hình du lịch mạo hiểm. Đó đều là những sản phẩm du lịch giàu tiềm năng, cần được tập trung khai thác để nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch mới, có chất lượng cao, rất cần sự quan tâm, trợ lực của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách gợi mở và hoạt động cụ thể, thiết thực. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, kiến nghị: “Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Nghị quyết số 08 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, có một số việc cần làm ngay như chuyển giá điện của các cơ sở lưu trú du lịch, các ưu đãi về thuế sử dụng đất của các cơ sở du lịch. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch lớn trên thế giới được thành lập doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam và được thực hiện tất cả các dịch vụ du lịch. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cần hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho Hiệp hội Du lịch tổ chức văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở các thị trường trọng điểm...”.

Bên cạnh đó, với vai trò là chủ thể trong phát triển du lịch, doanh nghiệp và người dân cũng cần quan tâm, thể hiện vai trò, trách nhiệm trong hoạt động du lịch. Khai thác có hiệu quả các lợi thế sẵn có. Phát triển du lịch dựa trên cơ sở giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc. Tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, vui tươi để Việt Nam thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Làm cho khách du lịch quốc tế khi đến đây sẽ muốn quay trở lại nhiều lần nữa. Qua đó, giúp nước ta đạt mục tiêu thu hút 8 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2023 và tiếp tục tăng trưởng nhanh những năm tiếp theo.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

baohaugiang.com.vn/du-lich/diem-nghen-nao-bo-chan-du-lich--120598.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng

Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng

76 năm tuổi đời, 55 năm tuổi Đảng, suốt chặng đường công tác của cuộc đời, ông Nguyễn Quốc Tuấn ở tổ dân phố số 5, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng, phát triển quê hương. Hành trình của ông không chỉ là câu chuyện của cá nhân mà còn là tấm gương sáng ngời về sự cống hiến, lòng yêu nước, kiên trung, tinh thần trách nhiệm với quê hương và lối sống giản dị, giàu lòng nhân ái, được nhân dân kính trọng, noi theo.
Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Trong quá trình phát triển chăn nuôi và chế biến nông sản các trang trại, gia trại, hộ gia đình trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh và hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân

Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân

Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, là đối tượng thụ hưởng chính trong chuyển đổi số (CĐS), thời gian qua, cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm phổ cập kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình CĐS.
Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Ngày 8/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm II - Trực tiếp hỗ trợ Trẻ khuyết tật tổ chức trao quà hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão gây ra trên địa bàn xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông.
Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp

Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp

9 tháng năm 2024, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Yên Bái đã tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Điện Biên: Điện về sáng bản Pa Thơm

Điện Biên: Điện về sáng bản Pa Thơm

Mỗi lần đến với bản Pa Thơm, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên), chúng tôi lại được chứng kiến những đổi thay trong cuộc sống của bà con nơi đây. Đặc biệt, đầu năm 2024, khi điện về bản, cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc...

Các tin khác

Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch

Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch

Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có trên 80 cơ sở lưu trú, trong đó các cơ sở homestay đón và phục vụ trên 40% lượng khách du lịch. Trong phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã có vai trò không nhỏ của phụ nữ.
Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Trước đây rơm rạ sau thu hoạch thường được nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh xử lý bằng cách đốt ngay tại đồng ruộng. Hệ lụy nhãn tiền là mùa gặt luôn đi kèm với… mùa khói. Khoảng 2 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nông dân biết tận dụng nguồn rơm rạ vào chăn nuôi, sản xuất, tạo ra nhiều giá trị hữu ích. Hình ảnh “người người đốt rơm rạ, nhà nhà đốt rơm rạ” vào mỗi mùa gặt nhờ đó cũng giảm đi đáng kể.
Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Những năm qua, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, đã vận động nhân dân lựa chọn cây, con giống phù hợp với lợi thế địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Lễ “Xên đông” còn gọi là Lễ Cúng rừng là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có giá trị tinh thần to lớn, mang ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, điều hòa nguồn nước và giữ cân bằng sinh thái, hướng tới một môi trường sống xanh, hài hòa, bền vững.
Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian

Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mỗi vùng đất, mỗi bản làng tại Yên Bái còn đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong số đó, các trò chơi dân gian mang trong mình những câu chuyện, tri thức và bản sắc văn hóa phong phú.
Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Để các hội viên Hội Phụ nữ tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay ưu đãi, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh cũng như các địa phương trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội LHPN triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng. Nhờ có nguồn vốn vay với lãi suất thấp mà nhiều hội viên phụ nữ đã có thêm điều kiện về tài chính, đầu tư phát triển sản xuất, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo.
Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Điện Biên là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Với lợi thế đó, tỉnh Điện Biên đã và đang hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trên cơ sở tận dụng tối đa ưu thế về điều kiện tự nhiên kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn.
Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Bằng sự sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó, những người nông dân huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế tiêu biểu gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, đem lại thu nhập cao và cuộc sống ổn định cho người dân, mở rộng các hình thức liên kết, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Thời điểm này, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đang vào mùa lúa chín đẹp nhất trong năm, đường lên huyện sau bão số 3 đã thông, thuận lợi cho du khách tham gia các lễ hội tiếp theo của du lịch mùa vàng.
Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Là xã vùng cao, nhiều dân tộc anh em chung sống, xuất phát điểm rất thấp nhưng với sự quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên đã khắc phục khó khăn, tìm cho mình những cách làm phù hợp với điều kiện của địa phương để cán đích xã nông thôn mới.
Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động, HTX rau, hoa công nghệ cao Ngọc Chiến, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả an toàn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Nhằm tiếp tục tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch Mù Cang Chải năm 2024 và những năm tiếp theo, tạo thêm những sản phẩm mới cho du lịch địa phương, vừa qua, tại khu vực Tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải đã khởi động và tổ chức Chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách những ngày cuối tuần sau gần 2 tuần bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão bão số 3.
Điện Biên: Mường Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế

Điện Biên: Mường Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế

Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa các loại cây trồng, con nuôi có giá trị vào sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm.
Yên Bái bảo tồn văn hoá trong xây dựng nông thôn mới

Yên Bái bảo tồn văn hoá trong xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, cùng với xây dưng nông thôn mới (XDNTM), các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa đã được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực. Nhiều nhà văn hóa thôn, điểm sinh hoạt cộng đồng đã được xây dựng, tạo không gian cho người dân tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
Điện Biên: Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

Điện Biên: Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

Tủa Chùa là huyện vùng cao, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Với địa hình núi đá, các bản làng người Mông thường phân tán, đường đi khó khăn. Chính vì vậy, trải qua quá trình sinh sống, phát triển lâu dài, người Mông nơi đây đã hình thành nhiều nghề tự cung tự cấp, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Một trong số đó là nghề làm giấy và vẫn luôn được duy trì cho đến ngày nay.
Điện Biên: Chiềng Hắc chủ động phòng, chống thiên tai

Điện Biên: Chiềng Hắc chủ động phòng, chống thiên tai

Quản lý, vận hành hiệu quả các công trình thoát lũ đã được đầu tư xây dựng; tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích ngô trên đất dốc sang trồng cây ăn quả, trồng rừng sản xuất. Đồng thời, chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai; bố trí địa điểm di chuyển các hộ ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn... là những giải pháp được xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tập trung thực hiện trong những năm qua, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Yên Bái: Sức hút nơi cổng trời Cao Phạ

Yên Bái: Sức hút nơi cổng trời Cao Phạ

Những năm qua, người dân xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã thay đổi tư duy và nhận thức về phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững kết hợp bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra sức hút riêng cho sản phẩm du lịch của địa phương.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động