Điểm nghẽn định giá đất - Bài 1: Nút thắt lớn của thị trường bất động sản

Ách tắc định giá đất khiến hàng trăm dự án bất động sản mắc kẹt, làm tắc nghẽn nguồn lực đất đai, gây tổn hại sức khoẻ của doanh nghiệp và sự phát triển của các địa phương.

Tắc nghẽn trong định giá đất đã gây ách tắc cho nhiều dự án bất động sản, làm chậm tiến độ triển khai và ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư. Giới đầu tư hiện đang kỳ vọng một nghị định vừa được Chính phủ ban hành sẽ giúp khơi thông những vướng mắc này, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản phục hồi và phát triển.

Nhân dịp này, TheLEADER khởi đăng chuyên đề về những vướng mắc trong định giá đất và tính tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước gặp phải thời gian qua cũng như gợi mở những định hướng tháo gỡ.

Muôn kiểu ách tắc

Thị trường bất động sản đã và vẫn đang đối diện với vướng mắc trong xác định giá đất, khiến hàng loạt dự án bị đình trệ.

Có nhiều lý do khiến định giá đất bị tắc nghẽn, trong đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu đến từ việc dự án đã được bàn giao đất, tiến hành thi công xây dựng, thậm chí mở bán, nhưng không được định giá đất ngay tại thời điểm giao đất. Điều này khiến việc định giá đất của dự án bị đình trệ do khó truy vấn thông tin đất đai tại thời điểm giao đất.

Điển hình cho trường hợp này là một dự án bất động sản nghỉ dưỡng quy mô gần 1.000 ha tại Bình Thuận. Mặc dù đã được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2008 và bắt đầu giao đất từ năm 2011, nhưng hiện dự án vẫn chưa xác định được giá đất.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025, tuy nhiên, việc thi công đã bị tạm dừng trong thời gian dài do các vướng mắc pháp lý.

Chính quyền địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp đã nhiều lần kêu cứu tại các phiên họp với tổ công tác của Chính phủ, nhưng vấn đề cốt lõi vẫn là việc xác định giá đất cụ thể. Đây là quá trình gặp nhiều khó khăn do việc giao đất kéo dài, chia làm nhiều đợt, trong khi địa phương thiếu dữ liệu và phương pháp xác định giá đất chưa rõ ràng.

Việc không xác định được giá đất khiến dự án không thể tính tiền sử dụng đất để nộp về ngân sách, chưa thống nhất được phương án thu tiền sử dụng đất một lần hay hàng năm. Điều này làm cho pháp lý dự án tiếp tục dở dang, dù chủ đầu tư đã giao dịch bán bất động sản với hàng nghìn khách hàng.

Nhiều dự án bất động sản tại địa phương khác cũng gặp tình trạng tương tự. Một dự án của Tập đoàn Trung Thủy tại TP.HCM dù đã cất nóc tầng 40, dự kiến bàn giao cuối năm nay, nhưng vẫn chưa thể mở bán do công ty đã nộp hồ sơ để đóng tiền sử dụng đất nhưng chưa xác định được giá đất để nộp tiền sử dụng đất.

Một dự án khác tại TP.HCM cũng chật vật chờ tính tiền sử dụng đất là khu dân cư Phú Thuận. Sau khi nhận chuyển nhượng và hoàn tất các thủ tục như phê duyệt quy hoạch 1/500, công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở từ năm 2015, chủ đầu tư dự án là Công ty CP Đầu tư Anh Tuấn đến nay vẫn chưa thể triển khai tiếp do chưa được nộp tiền sử dụng đất.

Nguyên nhân là do vào thời điểm giao đất, TP.HCM chưa xác định được số tiền sử dụng đất của dự án, nên chủ đầu tư chưa có cơ sở để đóng theo quy định. Doanh nghiệp đã nhiều lần nộp hồ sơ đến các sở, ngành liên quan với mong muốn được thực hiện nghĩa vụ tài chính, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Hai dự án ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương là chung cư A&T Sky Garden do Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị A&T Bình Dương làm chủ đầu tư và chung cư Tecco Luxury của Tổng công ty Tecco Miền Nam cũng đang gặp vướng mắc tương tự.

Hiện hai dự án này đã được cơ quan chức năng phê duyệt quy hoạch và cấp phép xây dựng, chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng theo giấy phép nhưng chưa thể mở bán chính thức do chưa xác định được giá đất.

Điểm nghẽn định giá đất - Bài 1: Nút thắt lớn của thị trường bất động sản
Nhiều dự án gặp vướng ở khâu định giá đất. Ảnh: Hoàng Anh

Vỡ kế hoạch kinh doanh

Bên cạnh việc ách tắc định giá đất do thời gian giao đất kéo dài, khó xác định giá đất tại thời điểm bàn giao, có những dự án vỡ kế hoạch kinh doanh do phải nộp thêm tiền sử dụng đất lớn hơn rất nhiều so với giá tạm tính hoặc ước tính ban đầu của doanh nghiệp.

Đơn cử như Kim Oanh Group đã bỏ ra hơn 780 tỉ từ năm 2018 để mua dự án 27 ha tại Bình Dương. Dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để làm nhà ở thương mại nhưng do vướng mắc liên quan đến Luật Đất đai và Luật Đầu tư nên chưa triển khai.

Thay vì chờ điều chỉnh chính sách, Kim Oanh group đã quyết định chuyển hướng sang đầu tư nhà ở xã hội để phục vụ nhu cầu nhà ở cấp thiết của địa phương.

Tuy nhiên, khi làm nhà ở xã hội, thay vì ghi nhận đầy đủ chi phí, tối thiểu là những chi phí hợp lý thực tế đã bỏ ra tại thời điểm doanh nghiệp sở hữu quỹ đất, cộng các chi phí lãi vay, trượt giá, cơ quan quản lý chỉ ghi nhận giá trị này cho doanh nghiệp theo khung giá của UBND tỉnh.

Số tiền định giá đất còn lại của dự án chỉ hơn 100 tỉ đồng nên nếu tính giá vốn bỏ ra thì doanh nghiệp lỗ 600 tỷ đồng.

Tương tự, tiền sử dụng đất bị đội lên quá cao cũng đang gây ra khó khăn rất lớn cho BIDGroup trong quá trình triển khai hai dự án bất động sản tại Thái Bình.

Theo đó, khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chỉnh trang khu tập thể phường Lê Hồng Phong, theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao, BIDGroup đã được tỉnh Thái Bình đối ứng bằng khu đất diện tích 9.407m2 để thực hiện dự án Eden Garden.

Vướng mắc lớn nhất đến từ việc tính tiền sử dụng đất cho hai dự án này.Dự án chỉnh trang khu tập thể, tiền sử dụng đất được tính lên đến hơn 187 tỷ đồng, tương đương 37,6 triệu đồng/m2 căn hộ, trong khi đây thực chất là dự án tái định cư.

Chủ đầu tư lập luận, nếu tính từ tiền sử dụng đất cao như vậy, cộng chi phí xây dựng, giá thành sản phẩm sẽ hơn 40 triệu đồng/m2. Đây là mức rất cao, không phù hợp với căn hộ tái định cư tại TP. Thái Bình.

Còn với dự án Eden Garden, doanh nghiệp bị giao đất chậm hơn kế hoạch. Do đó, tiền sử dụng đất được tính vào đúng thời điểm giá đất tăng cao khiến doanh nghiệp chịu thiệt.

Cụ thể, theo Quyết định số 25/QĐ-UBND, ngày 20/8/2021, chi phí giải phóng mặt bằng và quyền sử dụng đất của dự án là gần 221 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, theo thông báo về tiền sử dụng đất của tỉnh, doanh nghiệp phải nộp trên 720 tỷ đồng.

Việc thay đổi cách tính giá đất đã khiến chi phí tiền sử dụng đất của các doanh nghiệp bị tăng lên rất nhiều lần. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí vốn, kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Nói như đại diện một doanh nghiệp đang bị mắc kẹt vì chưa thể xác định tiền sử dụng đất, các doanh nghiệp hiện nay đang ở thế tiến thoái lưỡng nan, "muốn đi tới cũng không được, muốn lùi cũng không, rất khó cho doanh nghiệp".

Nguồn: Điểm nghẽn định giá đất - Bài 1: Nút thắt lớn của thị trường bất động sản

Phương Linh
theleader.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Môi giới bất động sản không được hành nghề tự do từ ngày 1/1/2025

Môi giới bất động sản không được hành nghề tự do từ ngày 1/1/2025

Theo quy định mới thì cá nhân thực hiện hoạt động môi giới bất động sản không được hành nghề tự do.
Tắc nghẽn định giá đất - Bài 2: Hệ lụy nhãn tiền

Tắc nghẽn định giá đất - Bài 2: Hệ lụy nhãn tiền

Tắc định giá đất không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp, làm ách tắc nguồn cung bất động sản, mà còn là điểm nghẽn nhiều hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Tắc nghẽn định giá đất - Bài 1: Nút thắt lớn của thị trường bất động sản

Tắc nghẽn định giá đất - Bài 1: Nút thắt lớn của thị trường bất động sản

Ách tắc định giá đất khiến hàng trăm dự án bất động sản mắc kẹt, làm tắc nghẽn nguồn lực đất đai, gây tổn hại sức khoẻ của doanh nghiệp và sự phát triển của các địa phương.
Lãi suất thả nổi tăng, người mua nhà e dè xuống tiền

Lãi suất thả nổi tăng, người mua nhà e dè xuống tiền

Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn dù nhu cầu tìm mua nhà trong quý II/2024 đã tăng lên đáng kể nhưng tỷ lệ thanh toán thành công vẫn chưa cao vì người mua e dè lãi suất thả nổi.
Nửa đầu năm, doanh thu bất động sản TPHCM tăng hơn 6% so cùng kỳ

Nửa đầu năm, doanh thu bất động sản TPHCM tăng hơn 6% so cùng kỳ

Báo cáo của Cục Thống kê TPHCM cho biết doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 123,887 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với cùng kỳ.
Điểm nghẽn định giá đất - Bài 1: Nút thắt lớn của thị trường bất động sản

Điểm nghẽn định giá đất - Bài 1: Nút thắt lớn của thị trường bất động sản

Ách tắc định giá đất khiến hàng trăm dự án bất động sản mắc kẹt, làm tắc nghẽn nguồn lực đất đai, gây tổn hại sức khoẻ của doanh nghiệp và sự phát triển của các địa phương.

Các tin khác

Giải pháp giảm giá cho nhà ở xã hội

Giải pháp giảm giá cho nhà ở xã hội

Theo HoREA, dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần và quy định hoán đổi quỹ đất 20% ở vị trí khác có giá trị tương đương sẽ giúp kéo giảm giá thành.
Doanh nghiệp địa ốc đẩy mạnh tái cấu trúc trong cơn bĩ cực

Doanh nghiệp địa ốc đẩy mạnh tái cấu trúc trong cơn bĩ cực

Nhiều doanh nghiệp địa ốc triển khai kế hoạch thoái vốn, bán dự án, giải thể công ty con nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư, cơ cấu nợ vay.
Tín dụng tăng tốc bất thường?

Tín dụng tăng tốc bất thường?

Tăng trưởng tín dụng trong hơn 3 tuần đầu tháng 6/2024 cao gần bằng mức đạt được của 5 tháng đầu năm. Với tốc độ này, khả năng mục tiêu 15% của cả năm là hoàn toàn có thể đạt được.
Hà Nội điều chỉnh tăng giá đất tại nhiều quận huyện

Hà Nội điều chỉnh tăng giá đất tại nhiều quận huyện

Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã xem xét, thông qua thông qua mức hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 đối với các trường hợp áp dụng hệ số theo quy định. Theo đó, giá đất năm 2024 áp dụng tại 5 khu vực trên địa bàn thành phố và được điều chỉnh tăng so với mức hệ số đã ban hành cho năm 2024.
Liệu có bong bóng giá chung cư?

Liệu có bong bóng giá chung cư?

Người mua nhà cần thận trọng và xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định để tránh rơi vào bẫy giá ảo và đảm bảo lợi ích lâu dài.
Liệu có bong bóng giá chung cư?

Liệu có bong bóng giá chung cư?

Người mua nhà cần thận trọng và xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định để tránh rơi vào bẫy giá ảo và đảm bảo lợi ích lâu dài.
Xây dựng khung chính sách vượt trội về giá đất

Xây dựng khung chính sách vượt trội về giá đất

HoREA đề nghị Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đặc biệt xem xét trước khi ban hành Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để xây dựng khung chính sách vượt trội.
Nợ xấu bất động sản sẽ hết “xấu”?

Nợ xấu bất động sản sẽ hết “xấu”?

Tình trạng nợ xấu bất động sản vẫn chưa được giải quyết triệt để trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, vấn đề này được dự báo sẽ dần được giải quyết khi thị trường địa ốc phục hồi bền vững.
Chính phủ ban hành nghị định mới về giá đất

Chính phủ ban hành nghị định mới về giá đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27/6/2024 quy định về giá đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực.
Bất động sản công nghiệp khởi sắc nhờ FDI

Bất động sản công nghiệp khởi sắc nhờ FDI

Dự báo về dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam được các chuyên gia cho rằng sẽ là “liều thuốc bổ” cho ngành bất động sản công nghiệp.
Lận đận danh phận condotel

Lận đận danh phận condotel

Không như kỳ vọng, các chuyên gia cho biết số lượng condotel hiện nay đang rất lớn, song tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai năm 2024, danh phận của condotel vẫn rất mờ nhạt.
Bất động sản dẫn đầu dòng tín dụng

Bất động sản dẫn đầu dòng tín dụng

Trong bối cảnh hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp, sự chuyển biến từ tín dụng bất động sản đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tín dụng chung trên địa bàn TP.HCM.
3 luật về bất động sản chính thức có hiệu lực từ 01/08/2024

3 luật về bất động sản chính thức có hiệu lực từ 01/08/2024

Sáng 29/06, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ có hiệu lực từ 01/08/2024, sớm hơn 5 tháng so với thời điểm đã được quyết định trước đó là ngày 01/01/2025.
Tín dụng nhà ở tăng trở lại, nhóm bất động sản kỳ vọng cải thiện lợi nhuận

Tín dụng nhà ở tăng trở lại, nhóm bất động sản kỳ vọng cải thiện lợi nhuận

Trong bối cảnh lãi suất được duy trì ở mức hấp dẫn, cùng với kì vọng các luật liên quan đến bất động sản sẽ được thi hành sớm từ tháng 8/2024, bất động sản dự báo sẽ hồi phục từ giữa cuối năm 2024.
Gần 2 tỷ đô vốn FDI đăng ký vào bất động sản trong nửa đầu năm 2024

Gần 2 tỷ đô vốn FDI đăng ký vào bất động sản trong nửa đầu năm 2024

Nửa đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký cấp mới vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 2 tỷ USD, gấp 4.7 lần cùng kỳ và chiếm gần 20% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8

Sáng 29/6, với 404/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 83,3%), Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về giá đất

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về giá đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/6/2024: Tuổi Thìn thu nhập đủ đầy

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/6/2024: Tuổi Thìn thu nhập đủ đầy

Xem tử vi 29/6 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/6/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, tài lộc.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động