Để nông nghiệp Việt Nam bứt phá giới hạn

Việt Nam đang trở thành một đại diện quan trọng trong ngành nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên Việt Nam lại dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và đặc biệt là ngành nông nghiệp phải hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để nông nghiệp Việt Nam bứt phá giới hạn
Surajit Rakshit, Giám đốc Toàn quốc Trung tâm Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Chuỗi cung ứng, HSBC Việt Nam

Tại “Diễn đàn Kết nối Doanh nghiệp – Đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây Ninh 2023” vừa qua, ông Surajit Rakshit, Giám đốc Toàn quốc Trung tâm Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Chuỗi cung ứng - HSBC Việt Nam đã có tham luận xoay quanh vai trò của Chính phủ, các tổ chức tài chính và bản thân các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp trong việc đưa nông nghiệp Việt Nam bứt phá giới hạn, duy trì vị thế trên trường quốc tế, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng cũng như chiến lược bền vững của quốc gia.

Markettimes xin giới thiệu bài viết của ông Surajit Rakshit:

Nông nghiệp từ lâu đã là một ngành xương sống của nền kinh tế Việt Nam

Tôi từng ngắm nhìn Việt Nam qua hàng trăm bức ảnh đẹp lung linh, một đất nước nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp trải dài từ Bắc chí Nam. Trong số đó, tôi đặc biệt ấn tượng với những hình ảnh đồng lúa và ruộng bậc thang trải dài xanh mướt. Vẻ đẹp hút mắt này không chỉ đánh dấu những điểm đến không thể bỏ qua của Việt Nam mà còn giới thiệu câu chuyện đáng tự hào của một quốc gia có bước chuyển mình vượt qua giai đoạn khó khăn thiếu lương thực để trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp hàng đầu thế giới.

Nông nghiệp từ lâu đã là một ngành xương sống của nền kinh tế Việt Nam với nhiều lợi thế cạnh tranh như diện tích đất canh tác, độ phủ của rừng, các vùng lãnh hải, khí hậu nhiệt đới, lực lượng lao động dồi dào và chi phí hiệu quả. Ngành này đóng góp khoảng 12,5% vào GDP của đất nước. Năm 2022, nông nghiệp của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 3,3%, cao nhất trong những năm gần đây. Trong đó, sản xuất trồng trọt tăng 2,8%, thủy sản tăng 4,4% và lâm nghiệp tăng 6,1%. Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt hơn 53 tỷ USD, tăng 9,3%. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đi khắp nơi trên thế giới. Nhóm mặt hàng chính bao gồm hạt óc chó, cà phê, hạt điều, gạo và cao su, đóng góp hơn 10 tỷ USD vào xuất khẩu nông nghiệp. Nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đã tiếp cận được các thị trường mới.

Vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp dựa trên cây trồng của Việt Nam đang có bước phát triển nhanh chóng. Việt Nam đang trở thành một đại diện quan trọng trong ngành nông nghiệp toàn cầu. Liên hiệp quốc (LHQ) đã chọn Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 của Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững - Mạng lưới một hành tinh của LHQ vừa diễn ra trong tháng 4. Hội nghị quy tụ các chuyên gia từ nhiều nơi trên thế giới cùng thảo luận giải pháp tốt nhất để phát triển các "hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, bao trùm". Đồng thời, Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng chọn Việt Nam là một trong ba quốc gia đầu tiên thí điểm mô hình Trung tâm Sáng tạo về Lương thực (Innovation Food Hub), một sáng kiến tiêu biểu của Liên minh Hành động vì Lương thực (Food Action Alliance) được thiết kế nhằm cải thiện sự bền vững trong sản xuất lương thực.

Việt Nam cũng đã ký 15 Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA), thêm 1 hiệp định FTA vừa kết thúc đàm phán tháng 4 và 3 FTA nữa đang trong vòng đàm phán. Sau khi triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (Vietnam-Korea Free Trade Agreement - VKFTA), Việt Nam đã trở thành thị trường cung ứng xoài lớn thứ ba cho Hàn Quốc, đạt 1,700 tấn, tương đương 7,4 triệu USD. Nhờ Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EU-Vietnam Free Trade Agreement - EVFTA), Việt Nam đã trở thành nguồn cung cấp hạt điều lớn nhất cho EU. Trong 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 98,900 tấn hạt điều sang các thị trường châu Âu, trị giá lên đến 699 triệu USD, ghi nhận mức tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021. EU cũng là nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hỗ trợ của chính phủ

Để ngành nông nghiệp tiếp tục tỏa sáng, phát triển và đóng góp vào sự phát triển bền vững cũng như mục tiêu cân bằng phát thải của Việt Nam, Chính phủ chắc chắn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thật vậy, các nhà làm chính sách đã rất tích cực thể hiện vai trò này. Nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, chè… Những sản phẩm này thuộc nhóm áp dụng các biện pháp hỗ trợ ưu đãi như miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước, ưu đãi về tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực… Chưa hết, Việt Nam tiếp tục triển khai các chính sách nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết 53/NQ-CP nhằm tạo điều kiện tiếp cận tín dụng, triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp và các biện pháp hỗ trợ ưu đãi cho doanh nghiệm để khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp cũng như các khu vực nông thôn.

Chính phủ cũng đang chú trọng giải quyết một trong những thử thách khó khăn nhất – biến đổi khí hậu – để giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Do điều kiện địa lý, Việt Nam đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và đặc biệt là ngành nông nghiệp phải hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2016, Việt Nam ký Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu, cam kết giảm phát thải khí nhà kính (KNK) 8% trong giai đoạn 2021-2030 so với kịch bản thông thường bằng nguồn lực trong nước và sẽ tăng lên 25% nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Nhằm hiện thực hóa những mục tiêu này, Chính phủ đã ra Quyết định 2053/QD-TTg, bao gồm các hoạt động thích ứng và giảm thiểu trong ngành nông nghiệp.

Sau khi đưa ra cam kết mạnh mẽ tại COP26 về cân bằng phát thải, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, đây là một chính sách quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam, vạch ra những mục tiêu cụ thể về giảm phát thải khí nhà kính. Cam kết giảm phát thải KNK từ nông nghiệp cũng đã được khẳng định trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, được phê duyệt năm 2022. Theo đó, dự báo mức tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp sẽ đạt 2,5-3% mỗi năm. Tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón được sản xuất và tiêu thụ đạt trên 30%. Chính phủ cũng có kế hoạch tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học lên trên 30%. Đồng thời, ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Mới đây, Chính phủ cũng vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050. Thường được biết đến với tên gọi là Quy hoạch điện VIII, quy hoạch tổng thể này đã được "thai nghén" suốt gần ba năm, trong đó nhấn mạnh khoản đầu tư rất lớn cần thiết để phát triển ngành năng lượng Việt Nam. Nhu cầu này mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp năng lượng nước ngoài. Khi đi vào thực hiện, quy hoạch cũng này sẽ có tác động không nhỏ lên ngành nông nghiệp.

Vai trò của các tổ chức tài chính

Các ngân hàng như HSBC đang sẵn sàng hỗ trợ hoặc cân nhắc các giải pháp thương mại xanh (được hỗ trợ bởi một số chứng nhận nhất định) hoặc giải pháp tài trợ chi phí vốn/máy móc nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất bền vững. Hiện tại, chúng tôi đang chuẩn bị thông qua một khoản vay xanh cho một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành trồng trọt và thủy hải sản. Trước đó, chúng tôi thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc đầu tiên ở ASEAN nhằm hỗ trợ chi phí vốn và vốn lưu động cho Nutifood (một doanh nghiệp trong ngành sữa). Là một ngân hàng có mạng lưới rộng khắp thế giới cùng những cam kết và tham gia sớm và sâu rộng vào công cuộc chuyển đổi sang cân bằng phát thải, sự hỗ trợ của chúng tôi không chỉ gói gọn trong các giải pháp ngân hàng. Bất kể họ cần hướng dẫn về khung phát triển bền vững, tài chính hay thông tin chuyên môn, chúng tôi đều có thể hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị cho hành trình chuyển dịch.

Những nỗ lực này hoàn toàn nằm trong chiến lược bền vững tổng thể của HSBC nhằm hỗ trợ khách hàng hiểu và hành động hướng đến chuyển dịch giảm phát thải cũng như giúp họ đạt được các mục tiêu bền vững nói chung. Đầu năm 2022, HSBC Việt Nam công bố cam kết thu xếp lên đến 12 tỷ USD tài chính bền vững trực tiếp và gián tiếp cho Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam tới năm 2030. Chúng tôi đang tiên phong đáp ứng các nhu cầu liên quan đến bền vững của khách hàng và đạt được nhiều bước tiến trong cam kết của mình, hoàn thành khoảng 14% mục tiêu sau khi hoàn tất một loạt giao dịch xanh cho khách hàng với những giải pháp đa dạng, từ những công cụ tài chính thương mại xanh đến các khoản vay liên kết bền vững cũng như tài trợ chuỗi cung ứng bền vững. Những cam kết như vậy của các tổ chức tài chính sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp tiếp cận tài chính xanh hỗ trợ tăng trưởng cũng như chiến lược bền vững của họ.

Sự tham gia của chính các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp cũng ngày càng chủ động và nghiêm túc hơn trong phát triển, thực hiện chiến lược bền vững của họ - từ mô hình kinh tế tuần hoàn tới chuỗi cung ứng bền vững tới các chương trình về môi trường và hỗ trợ cộng đồng khác. Họ chú trọng hơn đến nông nghiệp xanh không chỉ để giúp Việt Nam giảm phát thải các-bon trong sản xuất nông nghiệp mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu về sản phẩm bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản từ các thị trường xuất khẩu (Mỹ, EU) ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, họ cũng ngày càng linh hoạt và thành thạo hơn trong quản lý hoạt động nguồn vốn, dịch chuyển từ giao dịch tiền mặt sang sử dụng nền tảng trực tuyến. Họ cũng tích cực tìm kiếm giải pháp số hóa các hoạt động bên trong doanh nghiệp và cải tiến cũng như tối ưu hóa vốn lưu động. Tôi muốn nhấn mạnh vào điểm này vì nông nghiệp ở Việt Nam được coi là một ngành thiên về tiền mặt nhưng xu hướng này cũng đang dần thay đổi và chính phủ đã nỗ lực hiện đại hóa ngành nông nghiệp bằng nhiều sáng kiến. Nông nghiệp là một ngành được khuyến khích và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đặt trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND ở mức 4,5%. Có rất nhiều giải pháp tài chính trên thị trường như khoản vay để thanh toán cho người nông dân cung cấp đầu vào cũng như khoản vay đối với tín dụng xuất khẩu/đóng gói ở đầu ra. Ngày càng nhiều doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp muốn hỗ trợ thêm cho hệ sinh thái của họ và quan tâm hơn đến những giải pháp như tài trợ chuỗi cung ứng hay tài trợ nhà phân phối. Đó cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh của họ trong môi trường cạnh tranh gay gắt về giá như hiện nay. HSBC vẫn luôn đi đầu trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các giải pháp như vậy. Dù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào của nông nghiệp như trồng trọt, thủy hải sản, sản xuất thức ăn cho vật nuôi, xuất khẩu đường hay sản xuất chế biến sữa và sản phẩm nông nghiệp, HSBC đều có thể hỗ trợ khách hàng bằng các khoản vay thương mại và giải pháp vốn lưu động phù hợp với họ.

Lời kết

Như đã nhấn mạnh ở trên, nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Bối cảnh hiện tại còn nhiều thách thức như các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu, lạm phát, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiếu hụt nhân sự có trình độ và cạnh tranh gia tăng. Tuy nhiên, với quyết tâm mạnh mẽ từ phía lãnh đạo các bộ ban ngành cũng như một số sáng kiến của Chính phủ và các Hiệp định thương mại tự do, triển vọng của ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn tươi sáng trong vài năm tới.

Surajit Rakshit
https://markettimes.vn/de-nong-nghiep-viet-nam-but-pha-gioi-han-31208.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kiến nghị không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Kiến nghị không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa có văn bản góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, trong đó đề xuất không cho phép ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng.
Bắc Ninh: Phát triển cụm công nghiệp theo hướng bền vững

Bắc Ninh: Phát triển cụm công nghiệp theo hướng bền vững

Bắc Ninh đang dành nhiều nguồn lực để thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo hướng bền vững; mở ra nhiều cơ hội, tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cất cánh vươn xa.
Hình thức thuế khoán không còn phù hợp với thực tế

Hình thức thuế khoán không còn phù hợp với thực tế

Từ 1/6, theo Nghị định 70, các hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm thuộc một số ngành nghề sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Đồng thời, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh chậm nhất trong 2026.
Giảm thuế VAT, kích tiêu dùng tư nhân

Giảm thuế VAT, kích tiêu dùng tư nhân

Việc giảm VAT sẽ tiếp tục thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình trong bối cảnh các bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn, củng cố lập trường chủ động của Chính phủ về hỗ trợ nhu cầu trong nước...
Sáp nhập tỉnh thành có phải cơ hội "vượt rào" thuế Mỹ cho bất động sản công nghiệp?

Sáp nhập tỉnh thành có phải cơ hội "vượt rào" thuế Mỹ cho bất động sản công nghiệp?

Dưới sức ép từ các rào cản thuế quan của Mỹ khiến dòng vốn đầu tư mới có dấu hiệu chững lại, thì việc sáp nhập địa giới hành chính lại mở ra hướng đi khác cho bất động sản công nghiệp. Không chỉ là cú hích về hạ tầng và quy hoạch, động thái này còn được kỳ vọng sẽ tạo đà tăng trưởng mới, giúp phân khúc công nghiệp giữ vững vị thế “ngôi sao sáng” trong bức tranh toàn ngành địa ốc.
Phát triển kinh tế tư nhân là phù hợp với quy luật kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân là phù hợp với quy luật kinh tế

Việc chúng ta coi kinh tế tư nhân là động lực phát triển quan trọng nhất là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế.

Các tin khác

Để doanh nghiệp không e dè đào tạo nhân lực công nghệ cao

Để doanh nghiệp không e dè đào tạo nhân lực công nghệ cao

Doanh nghiệp cần được tham gia ngay từ giai đoạn thiết kế chương trình đào tạo, đồng thời được san sẻ áp lực kinh phí, tạo thêm động lực để chủ động phối hợp đào tạo nhân lực.
Việt Nam bứt phá với thanh toán số hiện đại, chi phí thấp

Việt Nam bứt phá với thanh toán số hiện đại, chi phí thấp

Việt Nam đang nằm trong nhóm dẫn đầu toàn cầu về thanh toán từ tài khoản đến tài khoản với hạ tầng hiện đại và chi phí thấp kỷ lục. Hệ sinh thái thanh toán số ngày càng hoàn thiện, tạo lực đẩy quan trọng cho kinh tế số phát triển mạnh mẽ trong nước và ra khu vực.
Nếu Iran đóng eo biển Hormuz, điều gì sẽ xảy ra?

Nếu Iran đóng eo biển Hormuz, điều gì sẽ xảy ra?

Iran dọa đóng eo biển Hormuz giữa lúc căng thẳng với Israel leo thang, có nguy cơ đẩy thế giới đối mặt nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu chưa từng có trong nhiều năm qua.
Giá vàng tuần tới: Hạn chế “mua đuổi” theo xung đột Israel – Iran

Giá vàng tuần tới: Hạn chế “mua đuổi” theo xung đột Israel – Iran

Dù xung đột Israeal – Iran có thể sẽ tiếp tục đẩy giá vàng tuần tới tăng, nhưng các nhà đầu tư cần cẩn trọng, tránh mua đuổi theo diễn biến của xung đột này.
Bộ Tài chính hướng dẫn rõ việc xử lý trụ sở, nhà đất công sau sắp xếp đơn vị

Bộ Tài chính hướng dẫn rõ việc xử lý trụ sở, nhà đất công sau sắp xếp đơn vị

Để tránh tình trạng lãng phí và sử dụng không hiệu quả tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính, Bộ Tài chính vừa ban hành hướng dẫn cụ thể, yêu cầu các địa phương hoàn tất phương án xử lý tài sản dôi dư trước ngày 30/6/2025.
Xây dựng những cây cầu mới kết nối các doanh nghiệp Á – Âu

Xây dựng những cây cầu mới kết nối các doanh nghiệp Á – Âu

Bên cạnh các đối tác chiến lược truyền thống tại châu Á, các dòng vốn từ châu Âu vào thị trường Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng với mức tăng trưởng ấn tượng.
Tiêu thụ điện cao kỷ lục, cung ứng than cho sản xuất điện ra sao?

Tiêu thụ điện cao kỷ lục, cung ứng than cho sản xuất điện ra sao?

Nắng nóng gay gắt trên diện rộng diễn ra ở miền Bắc và miền Trung khiến công suất tiêu thụ điện toàn quốc lên mức kỷ lục vào ngày 2/6. Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 81/CĐ-TTg, chỉ đạo “đảm bảo dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào”. Để thực thi được công tác đấu thầu mua than cho sản xuất điện, cần bảo đảm tiến độ và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Cơ hội phát triển nhanh, bền vững từ quản trị kinh doanh minh bạch

Cơ hội phát triển nhanh, bền vững từ quản trị kinh doanh minh bạch

Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ quan trọng đang được Đảng, Nhà nước quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. Đứng trước thời cơ phát triển, không ít doanh nghiệp (DN) vẫn còn lo lắng làm sao để được thụ hưởng chính sách ưu đãi, nhất là DN nhỏ và vừa. Giải toả nỗi băn khoăn này, nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tiên mà DN phải làm là đi từ quản trị kinh doanh (yếu tố G trong ESG: Môi trường - Xã hội - Quản trị), hướng tới minh bạch và tuân thủ pháp luật.
C.P bị tố bán "thịt bẩn": Thế cạnh tranh các đại gia thực phẩm trên thị trường Việt

C.P bị tố bán "thịt bẩn": Thế cạnh tranh các đại gia thực phẩm trên thị trường Việt

Tố cáo liên quan đến thịt heo bệnh tại C.P. Fresh Shop làm dấy lên lo ngại về an toàn thực phẩm, đồng thời phơi bày sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ông lớn như C.P. Việt Nam, Dabaco, Masan, BAF... trong một thị trường đang tái cấu trúc mạnh mẽ theo hướng khép kín và minh bạch.
Thúc đẩy giải ngân đầu tư công: Phải tập trung tháo gỡ "điểm nghẽn" về công tác giải phóng mặt bằng

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công: Phải tập trung tháo gỡ "điểm nghẽn" về công tác giải phóng mặt bằng

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, phải có sự ráo riết, tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về công tác giải phóng mặt bằng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Áp lực bán tháo từ nhà đầu tư, giá vàng giảm mạnh

Áp lực bán tháo từ nhà đầu tư, giá vàng giảm mạnh

Giá vàng thế giới lao dốc do nhà đầu tư bán tháo chốt lời, kéo theo giá vàng trong nước giảm sâu.
Quản trị Doanh nghiệp: Mở khóa “ cơ hội”, thúc đẩy phát triển bền vững

Quản trị Doanh nghiệp: Mở khóa “ cơ hội”, thúc đẩy phát triển bền vững

G (Governance – Quản trị) trong ESG, tuy đứng cuối trong bộ ba tiêu chí nhưng lại chính là chìa khóa đảm bảo việc thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững (PTBV) nói chung và giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến Net Zero nói riêng tại các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Doanh nghiệp được tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Các quy định trong dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp thể hiện sự tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu ở mức độ phù hợp.
TPHCM đang xây dựng khung pháp lý hoàn thiện cho kinh doanh lưu trú ngắn hạn

TPHCM đang xây dựng khung pháp lý hoàn thiện cho kinh doanh lưu trú ngắn hạn

Tại họp báo kinh tế - xã hội TPHCM mới đây, Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu đã có văn bản trả lời về công tác quản lý mô hình kinh doanh lưu trú ngắn ngày tại các căn hộ chung cư trên địa bàn.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp tái cấu trúc toàn diện

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp tái cấu trúc toàn diện

Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện tái cấu trúc toàn diện với tư duy đổi mới nhằm tối ưu chi phí vận hành và tăng trưởng đột phá.
Áp lực thuế quan từ Mỹ, đơn hàng xuất khẩu mới của Việt Nam sụt giảm

Áp lực thuế quan từ Mỹ, đơn hàng xuất khẩu mới của Việt Nam sụt giảm

Nửa đầu năm 2025 sắp kết thúc, ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu do ảnh hưởng từ chính sách thuế của Mỹ. Tuy nhiên, một vài tín hiệu tích cực bắt đầu xuất hiện, hé lộ khả năng phục hồi trong những tháng tới.
Vinamilk xuất hiện ấn tượng tại THAIFEX – Hội chợ hàng đầu Châu Á, không chỉ để kinh doanh

Vinamilk xuất hiện ấn tượng tại THAIFEX – Hội chợ hàng đầu Châu Á, không chỉ để kinh doanh

Hội chợ thực phẩm và đồ uống hàng đầu Châu Á, Thaifex Anuga Asia 2025 có hơn 170 doanh nghiệp Việt tham dự. Góp mặt liên tục gần 20 năm qua, Vinamilk, đại diện tiêu biểu của Việt Nam và là thương hiệu thực phẩm giá trị nhất khu vực Đông Nam Á, đã hiện diện ấn tượng với nhiều sản phẩm sáng tạo, có hàm lượng cao về đầu tư cho công nghệ đột phá.
Khi bảo hiểm không còn là con số… mà là lòng tin và sự đồng hành

Khi bảo hiểm không còn là con số… mà là lòng tin và sự đồng hành

Trong những năm gần đây, người dân Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình lặng lẽ nhưng sâu sắc trong ngành bảo hiểm - một lĩnh vực từng bị xem là xa lạ, khô khan, và thậm chí… thiếu cảm xúc. Giờ đây, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã bắt đầu chạm đến trái tim người dân không chỉ bằng hợp đồng hay quyền lợi chi trả, mà bằng sự thấu hiểu, sẻ chia và tinh thần nhân văn đầy trách nhiệm.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động