‘Đe dọa’ phương Tây, soán ngôi Nhật Bản: Ngành ô tô ‘made in China’ nắm giữ 1 chìa khóa vàng đủ làm rung chuyển cả thị trường thế giới
![]() |
(Ảnh minh hoạ) |
Theo Wall Street Journal, Trung Quốc đã làm rung chuyển ngành công nghiệp ô tô 2 lần trong năm nay. Đầu tiên, tại Triển lãm ô tô Thượng Hải, xe điện do Trung Quốc sản xuất đã khiến các đối thủ phương Tây “choáng váng” vì tính năng vượt trội cùng mức giá khó tin. Thứ hai, trong quý I/2023, quốc gia top 2 thế giới đã “soán ngôi” Nhật Bản và trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới.
Vậy làm thế nào, Trung Quốc có thể cạnh tranh và đi đầu ngành công nghiệp “béo bở” vốn do các thương hiệu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc thống trị?

Câu trả lời nằm ở sự kết hợp độc đáo giữa chính sách công nghiệp, chủ nghĩa bảo hộ và động lực cạnh tranh trong nước. Thực tế, nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây đã chuẩn bị tốt cho hai yếu tố đầu nhưng chưa thực sự chú trọng điểm thứ 3. Còn Trung Quốc lại “tận dụng” chìa khóa này.
Đầu tiên là chính sách công nghiệp - việc sử dụng các nguồn lực của chính phủ để hỗ trợ một số ngành ưu tiên. Và Trung Quốc đã làm tốt điều này.
Khi quan chức trên khắp thế giới coi biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lâu dài, họ đã đòi hỏi các biện pháp can thiệp trong hàng thập kỷ để chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch. Còn đất nước tỷ dân thì đặt cược chính xác rằng trong ngành giao thông vận tải, xe điện sẽ trở thành giải pháp tối ưu nhất.
Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu trợ cấp hào phóng cho những người mua xe điện. Vào năm 2020, Nio - từng là đối thủ lớn của Tesla đã tránh được phá sản nhờ gói trợ cấp của chính phủ Trung Quốc. Các quan chức địa phương cũng gia tăng huy động vốn để khai thác lithium cho pin xe điện.
Trong khi chính sách công nghiệp giúp nhu cầu về ô tô điện được ổn định thì chủ nghĩa bảo hộ đã đảm bảo rằng những chiếc ô tô điện đó sẽ được sản xuất tại Trung Quốc, thuộc sở hữu của các công ty nước này để đủ điều kiện nhận trợ cấp. Chưa hết, họ cũng “tham vọng” để các thương hiệu phải dùng pin “made in China” – từ đó, tạo bệ phóng lớn cho BYD hay CATL.
Ngoài ra, theo WSJ, để bán được hàng ở Trung Quốc, các nhà sản xuất ô tô nước ngoài phải tuân thủ một số quy định nhất định. Ví dụ, tập đoàn ô tô Quảng Châu thuộc sở hữu nhà nước đã trở thành “người chơi lớn” trong lĩnh vực xe điện nhờ liên doanh với Toyota và Honda, theo Gregor Sebastian - một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator.
Tuy nhiên, đến năm 2019, bất chấp tất cả sự hỗ trợ của chính phủ, doanh số bán xe điện tại Trung Quốc vẫn còn “yếu ớt” - đúng lúc nước này để Tesla mở một nhà máy tại Thượng Hải. Tu Le, giám đốc điều hành của Sino Auto Insights cho biết: “Chính chất xúc tác này đã thúc đẩy sự quan tâm và đẩy mạnh mức độ cạnh tranh của các nhà sản xuất địa phương Trung Quốc”.

Quay trở lại năm 2011, Pony Ma, người sáng lập Tencent đã giải thích sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ. “Ở Mỹ, sau khi một thương hiệu đưa ý tưởng mới ra thị trường, phải mất đến vài tháng sau sự cạnh tranh mới xuất hiện - đủ để thương hiệu đó có được thị phần đáng kể. Trong khi đó, ở Trung Quốc, bạn có thể phải đối mặt với hàng trăm đối thủ cạnh tranh chỉ trong vòng vài giờ đầu tiên. Ý tưởng không quan trọng ở Trung Quốc – việc thực thi mới quan trọng”.
Nhưng nhờ sự cạnh tranh đó và việc tập trung vào thực thi, ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc đã trở thành một hệ sinh thái rộng lớn bao gồm rất nhiều các công ty tư nhân. Và đó là chìa khóa quan trọng.
Chưa hết, một số nhà sản xuất ô tô chạy xăng thường hướng đến sản phẩm, trong khi các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc lại giống với các công ty công nghệ - hướng đến người dùng.
Xe điện Trung Quốc có từ hai đến ba màn hình hiển thị, một màn hình phù hợp để xem phim từ ghế sau, nhiều lidar (cảm biến dựa trên tia laser) để hỗ trợ người lái và thậm chí cả micro để hát karaoke.
Sự thống trị của Trung Quốc đối với xe điện không được định trước. Nhưng sự “bành trướng” thị phần do các thương hiệu ô tô từ nước này gây ra đối với các hãng xe phương Tây đang trở thành mối đe dọa lớn và không có câu trả lời rõ ràng.
Bản thân các công ty phương Tây có thể sẽ phản ứng bằng cách tăng cường sự hiện diện của họ ở Trung Quốc – không phải để bán ô tô, mà để tiếp cận những khách hàng và nhà cung cấp tiên tiến nhất.
Tham khảo WSJ
Tin liên quan
Vì sao Trung Quốc cấp tốc “bơm tiền" cho nền kinh tế? 09/05/2025 11:00
Lực đẩy kinh tế tuần hoàn Trung Quốc trong kỷ nguyên năng lượng mới 07/05/2025 14:00
Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng
Tài chính 24/06/2025 12:00

Khơi thông nguồn lực hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
Tài chính 24/06/2025 08:00

Động lực cho tăng trưởng tín dụng
Tài chính 24/06/2025 06:00

Ổn định thị trường ngoại hối, kiểm soát giao dịch mua bán ngoại tệ trái quy định
Tài chính 23/06/2025 12:00

“Cú hích” cho MB
Tài chính 23/06/2025 06:00

Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả
Tài chính 22/06/2025 16:00
Các tin khác

Đồng USD có thể mạnh lên nếu Fed thận trọng với lãi suất và chính sách thuế
Kinh tế - Tài chính 22/06/2025 08:32

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: BIDV bứt phá ngoạn mục, lọt Top 50 doanh nghiệp
Tài chính 22/06/2025 07:32

Tín dụng tăng tốc giúp dự báo lợi nhuận ngân hàng quý II khả quan
Tài chính 21/06/2025 06:00

FiinRatings công bố xếp hạng tín nhiệm ‘A’ cho MSB với triển vọng ‘Ổn định’
Tài chính 20/06/2025 14:00

Lãi suất thấp tiếp tục hỗ trợ, kích thích sản xuất, tiêu dùng tăng trưởng
Tài chính 20/06/2025 06:00

Thiếu kênh đầu tư hấp dẫn, dòng tiền "đổ dồn" vào ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 19/06/2025 16:00

TP HCM dự kiến chi 7 tỷ USD xây dựng trung tâm tài chính quốc tế
Tài chính 19/06/2025 10:00

VPBank tăng tốc tiếp sức hộ kinh doanh cá thể
Tài chính 18/06/2025 12:00

Nợ xấu ngân hàng tăng: Những rủi ro mới khiến áp lực ngày càng lớn
Kinh tế - Tài chính 16/06/2025 08:00

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng
Tài chính 15/06/2025 18:00

Vốn và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Tài chính 15/06/2025 16:00

Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?
Tài chính 14/06/2025 16:00

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng
Tài chính 14/06/2025 10:00

Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?
Tài chính 13/06/2025 14:00

Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%
Kinh tế - Tài chính 13/06/2025 09:15

Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng
Tài chính 12/06/2025 12:00

NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại
Tài chính 12/06/2025 10:00

Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?
Kinh tế - Tài chính 12/06/2025 06:05

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58