Cần có quy định rõ ràng, chi tiết về hoạt động tín dụng xanh
PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, Trưởng nhóm nghiên cứu khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân kiến nghị về phát triển tín dụng xanh để hướng tới nền kinh tế xanh bền vững tại Việt Nam.
![]() |
Ngành ngân hàng đóng góp đáng kể vào việc thực hiện tăng trưởng xanh với vai trò là công cụ khuyến khích đầu tư tài chính vào các dự án thân thiện với môi trường. |
Hiện nay, phát triển bền vững cùng với tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng phát triển đặc trưng của các quốc gia trên thế giới. Ngoài việc áp dụng chiến lược phát triển kinh tế xanh, nhiều quốc gia còn tập trung vào các hoạt động công nghiệp giảm phát thải, ô nhiễm không khí và bảo tồn năng lượng.
Ngành ngân hàng đóng góp đáng kể vào việc thực hiện tăng trưởng xanh với vai trò là công cụ khuyến khích đầu tư tài chính vào các dự án thân thiện với môi trường.
“Do đó, mô hình tín dụng xanh được xem là công cụ tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát hành vi bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và ngăn chặn sự phát triển không kiểm soát của các doanh nghiệp gây ô nhiễm, nguy hại đến môi trường”, PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Hoa nhấn mạnh.
Để phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân kiến nghị một số giải pháp:
Cụ thể hóa các tiêu chí xác định dự án “xanh”
Khung pháp lý và thể chế liên quan đến tín dụng xanh, ngân hàng xanh đã ngày càng được hoàn thiện, nhưng còn mang tính định hướng, chưa có yêu cầu cụ thể với các TCTD về đánh giá yếu tố môi trường và xã hội khi thẩm định tín dụng. Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê nên hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tín dụng xanh trong các văn bản pháp lý của Chính phủ, NHNN và Luật Các TCTD.
“Cần có những quy định rõ ràng, chính xác về các vấn đề liên quan đến tín dụng xanh. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật thường chỉ đưa ra các quy định khung chung, ít quy định cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng xanh của các TCTD”, PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Hoa nói.
Xây dựng hướng dẫn về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án như thế nào là xanh, và cần có đánh giá phù hợp với từng phân ngành kinh tế của Việt Nam. Đây là cơ sở để các TCTD căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh cho các dự án.
Bên cạnh đó, cần thống nhất các quy định, định nghĩa cụ thể về các danh mục, ngành lĩnh vực xanh có thể áp dụng chung trên cả nước. “Điều này sẽ giảm khó khăn cho các TCTD trong việc lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh xác định các lĩnh vực xanh, dự án xanh để thẩm định cho vay”, PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Hoa bày tỏ.
Xây dựng lộ trình cụ thể cho việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các lĩnh vực, ngành xanh về thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, quy hoạch, chiến lược phát triển... của từng ngành, lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh.
Cơ chế hỗ trợ có thể thực hiện là cho phép bảo lãnh các khoản tín dụng xanh hoặc thành lập định chế tài chính đặc biệt trong cấp tín dụng xanh vào các dự án trọng điểm.
Chính phủ có thể nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển bền vững cho các dự án xanh trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước và rà soát lại hệ thống các chính sách hiện hành để đảm bảo tập trung, tránh phân bổ nguồn lực dàn trải.
Nghiên cứu cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn xanh. Nguồn vốn cho các hoạt động xanh của ngân hàng hiện nay còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, các dự án bảo vệ môi trường, phát triển bền vững thường có thời gian thu hồi vốn chậm, trong khoảng thời gian dài.
Trong khi, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại là vốn ngắn hạn, huy động theo chi phí vốn thương mại trên thị trường nên dẫn đến hiện tượng chi phí cao.
Do đó, cần có chính sách hỗ trợ các TCTD tiếp cận các nguồn vốn dài hạn, với lãi suất ưu đãi, đồng thời kêu gọi nguồn lực quốc tế cho việc cung ứng vốn cho các dự án xanh.
Có thể cân nhắc cho phép không tính nguồn vốn để cho vay các dự án xanh vào tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần nguồn vốn ngân hàng huy động để tài trợ cho các dự án tín dụng xanh. Tăng giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đạt tiêu chuẩn ngân hàng xanh để hướng đến tài trợ cho các phương án, dự án xanh nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững mà Chính phủ và NHNN đã đặt ra.
![]() |
Mô hình tín dụng xanh được xem là công cụ tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát hành vi bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. |
Đảm bảo an toàn tài chính của các hoạt động tín dụng xanh
Vấn đề môi trường ở Việt Nam trong những năm gần đây rất đáng báo động, nên NHNN cần tiếp tục đưa ra các giải pháp quyết liệt như, xây dựng và hoàn thiện các quy định về hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh cho các tổ chức tín dụng trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản dưới luật có quy định về hoạt động tín dụng xanh.
Cùng với đó, cần tiến hành nghiên cứu và có những hướng dẫn chi tiết về các khâu trong công tác quản lý rủi ro về môi trường đối với hoạt động cấp tín dụng xanh của tổ chức tín dụng. NHNN xem xét lồng ghép các quy định về quản lý rủi ro môi trường – xã hội vào Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng, tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD thực hiện.
Hoàn thiện các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành, lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất giữa các TCTD. Các tiêu chuẩn về tín dụng xanh cần được phân loại theo các mục tiêu, lợi ích môi trường, phù hợp với các chỉ tiêu về vấn đề môi trường của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng danh sách danh mục, ngành nghề nên hạn chế đầu tư và cấp tín dụng do nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Ban hành các chính sách ưu đãi đối với các TCTD thực hiện cung cấp tín dụng xanh. Đối với các TCTD, NHNN cần nghiên cứu đưa ra các chính sách ưu đãi như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng “room” tín dụng, tăng cơ hội, và khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.
Ngoài ra, các chính sách cần xem xét không tính nguồn vốn cung ứng cho các dự án đầu tư xanh vào tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thực hiện tái cấp vốn, tái chiết khấu với các ưu đãi về thời hạn, lãi suất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các ngân hàng có hoạt động tín dụng xanh.
“Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này cần được NHNN cân nhắc thận trọng, linh hoạt theo hướng vừa đảm bảo được nguồn vốn cho tín dụng xanh vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ”, PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Hoa đề xuất.
Yêu cầu các TCTD hoàn thiện các tiêu chuẩn theo Basel III, đặc biệt là các tiêu chí về quản trị rủi ro do các dự án được tài trợ bởi tín dụng xanh. Bởi, các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án xanh thời gian thường dài, doanh nghiệp phải đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn các dự án thông thường khác do tính chuyên biệt và độ phức tạp.
Bổ sung tiêu chí xanh vào các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng như Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, Thông tư số 07/2015/TT-NHNN nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về tài chính – ngân hàng.
Đẩy nhanh việc ban hành quy định hướng dẫn các TCTD về quản lý rủi ro về môi trường liên quan tới công tác cấp tín dụng xanh. Đặc biệt, văn bản này cần có điều khoản quy định theo hướng khuyến khích về tỷ lệ dư nợ, huy động vốn. Điều chỉnh tỷ lệ quy đổi của khoản dư nợ tín dụng xanh xuống mức thấp hơn khoản tín dụng khác. Tăng tỷ lệ nợ xấu nhằm cho phép ngân hàng cho vay xanh nhiều hơn để khuyến khích.
Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. Tín dụng xanh ngày càng phát triển và trở thành một cấu phần quan trọng của thị trường tín dụng, đòi hỏi phải hoàn thiện cơ chế, quy chuẩn riêng đối với hoạt động tín dụng này.
"NHNN nghiên cứu bổ sung chế tài xử phạt đối với các ngân hàng, TCTD lợi dụng tín dụng xanh để cấp vốn cho các dự án không đạt yêu cầu. Trong đó, chất lượng chuyên môn của cán bộ chuyên trách hoạt động cấp tín dụng xanh là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của dòng tín dụng này”, PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Hoa nhấn mạnh.
Nguồn: Cần có quy định rõ ràng, chi tiết về hoạt động tín dụng xanh
Tin liên quan
Quy định mới về lãi suất và định hướng điều hành tiền tệ hiện nay 19/11/2024 09:04
Thiếu pháp lý tín dụng xanh: Doanh nghiệp khó vay, ngân hàng khó cấp 23/10/2024 07:10
Cùng chuyên mục

Đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho phát triển khoa học công nghệ
Tài chính 16/03/2025 18:00

Động lực nào cho mục tiêu lợi nhuận ngân hàng?
Tài chính 16/03/2025 08:00

Tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử trong 5 ngày
Tài chính 15/03/2025 16:12

Ngân hàng phản hồi ra sao về quy định cấm thu giữ tài sản bằng biện pháp “trái đạo đức”?
Tài chính 15/03/2025 08:00

Ngân hàng Đầu tư châu Âu ưu tiên hỗ trợ các dự án năng lượng xanh của Việt Nam
Tài chính 14/03/2025 12:00

Xử lý thông tin phản ánh về nợ xấu và nghịch lý về thu nhập cá nhân
Tài chính 14/03/2025 08:00
Các tin khác

World Bank nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,8%
Tài chính 13/03/2025 18:00

Nợ thuế hơn 23,3 tỷ đồng, CTCP dự án đô thị Thống Nhất bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Tài chính 13/03/2025 10:00

Nỗ lực giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tài chính 12/03/2025 13:00

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng trở lại, trần lãi suất khó có cơ hội giảm
Tài chính 12/03/2025 12:00

Ngân hàng sôi động chuyển nhượng vốn, tăng vốn
Tài chính 12/03/2025 09:00

Nhận chuyển giao bắt buộc, 4 ngân hàng sắp đón "quà" lớn
Tài chính 12/03/2025 08:00

Đẩy mạnh hoạt động thanh tra các ngân hàng có "sân sau" là doanh nghiệp bất động sản
Tài chính 12/03/2025 06:00

Ngân hàng chạy đua tăng vốn điều lệ ngay từ đầu năm
Kinh tế - Tài chính 11/03/2025 18:00

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Tài chính 11/03/2025 16:00

Lãi suất huy động đang trên đà giảm sau chỉ đạo của Thủ tướng
Tài chính 11/03/2025 12:00

Tám ngân hàng bị điểm tên tăng lãi suất, nhiều đơn vị vào danh sách thanh tra
Tài chính 10/03/2025 10:13

Điểm những tên ngân hàng đã "biến mất" khỏi thị trường
Tài chính 10/03/2025 09:37

Đề xuất cấm ngân hàng, công ty tài chính mua bán thông tin tín dụng của khách
Kinh tế - Tài chính 09/03/2025 11:00

NHNN hoàn tất chuyển đổi hệ thống công nghệ lõi về sắp xếp, tổ chức bộ máy
Tài chính 09/03/2025 08:00

Lập 7 tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Tài chính 08/03/2025 13:00

Y tế Việt Nhật bị phạt và truy thu hơn 12,8 tỷ đồng tiền thuế
Tài chính 08/03/2025 10:00

Sau 1 năm thắng lớn, ngân hàng đồng loạt chia cổ tức cao
Tài chính 07/03/2025 14:35

Tín dụng tăng cao khi bộ đệm vốn mỏng, ngân hàng thêm rủi ro
Tài chính 06/03/2025 14:33

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58