Bộ Công Thương xây dựng các kịch bản khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang
Biến động thương mại quốc tế
Bộ Công Thương phân tích, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên 3 xu hướng rõ rệt: "phi toàn cầu hoá" hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho các công cụ thuế quan được sử dụng trở lại; bảo hộ thị trường thông qua các biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại hay các biện pháp phòng vệ thương mại; các động thái chính sách khó đoán định khiến chuỗi cung ứng và sản xuất bị xáo trộn, tổn thương, thậm chí đứt gãy.
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, an toàn cho người tiêu dùng... đồng thời từng bước triển khai việc áp dụng những tiêu chuẩn mới, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường... khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu.
![]() |
![]() |
Những diễn biến trên thị trường quốc tế từ đầu năm 2025 đến nay càng phản ánh rõ ràng những xu hướng trên và ảnh hưởng mạnh mẽ đến đà hồi phục của thị trường thế giới đặc biệt là khu vực thị trường Âu - Mỹ vốn là địa bàn xuất nhập khẩu trọng điểm của Việt Nam.
Gần đây nhất, đầu tháng 2/2025, Tổng thống Donald Trump đã kích hoạt điều khoản về tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Đạo luật Thẩm quyền kinh tế khẩn cấp (IEEPA) với lý do để đối phó với tình trạng người nhập cư bất hợp pháp và chất gây nghiện vận chuyển trái phép vào Hoa Kỳ, để làm căn cứ pháp lý cho việc áp thuế quan bổ sung 25% với hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico; 10% với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Canada và Mexico ngay sau đó đã tiến hành các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ và tạm thời được miễn trừ mức thuế nhập khẩu trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên mức thuế và thời hạn áp dụng vẫn được giữ nguyên đối với Trung Quốc dẫn tới việc Trung Quốc áp thuế trả đũa và hạn chế xuất khẩu nhiều loại khoáng sản quan trọng tới Hoa Kỳ.
Phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang
Nhằm hạn chế những rủi ro và thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương cho biết sẽ tập trung vào các nhóm chính sách cụ thể như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tận dụng lợi thế cạnh tranh, 17 Hiệp định thương mại tự do và gần 70 cơ chế hợp tác song phương hiện có với các nước (Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Hội đồng thương mại...) để khai thác có hiệu quả các thị trường trọng điểm và thị trường truyền thống, phát triển các thị trường nhỏ, thị trường ngách và khai mở những thị trường tiềm năng mới.
Thứ hai, tiếp tục triển khai mạnh mẽ chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu tới các thị trường tiềm năng, thông qua việc nghiên cứu, phổ biến thông tin, cơ hội thị trường tới các doanh nghiệp, đề xuất đàm phán các Hiệp định thương mại tự do mới với các thị trường có nhiều tiềm năng, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.
![]() |
Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng lộ trình và giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu |
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép thiết lập mới, tăng cường sự hiện diện của các đại diện thương mại Việt Nam (các Thương vụ thuộc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) tại các thị trường tiềm năng, nhằm phục vụ phát triển hoạt động ngoại thương của đất nước, hỗ trợ bảo vệ lợi ích kinh tế, thương mại của Việt Nam, thương nhân Việt Nam trong hoạt động ngoại thương.
Thứ ba, các đơn vị trong Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan chức năng và các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tăng cường nắm bắt thông tin về tình hình, biến động về kinh tế, chính trị, chính sách trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp và tham mưu cho Chính phủ các phản ứng chính sách phù hợp. Tăng cường cung cấp thông tin cập nhật về biến động và xu hướng của các thị trường xuất/nhập khẩu lớn, kèm theo các đánh giá về thách thức, cơ hội để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược/ kế hoạch thích ứng phù hợp.
Các doanh nghiệp cần tiếp tục chủ động xây dựng lộ trình và giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường....
Thứ tư, tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành trong việc đẩy mạnh việc thực hiện Đề án của Chính phủ về "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" nhằm tăng cường chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; xử lý nghiêm các vi phạm; tiếp tục tranh thủ xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng quốc tế, cũng như lợi thế của Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các nước công nghiệp phát triển, trong các ngành công nghệ cao và các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ quan trọng. Đồng thời, tăng cường giám sát cấp phép các dự án đầu tư mới, sàng lọc nghiêm ngặt vốn đầu tư nước ngoài để tránh trường hợp Việt Nam trở thành địa điểm trung chuyển, lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của nước thứ ba.
Thứ năm, triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng cụ thể, sát theo từng thị trường và ngành hàng, tập trung vào các nội dung: Tăng cường nhận thức của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu về các hướng tiếp cận mới với kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững; Khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như: thông tin thị trường, khả năng tự chủ nguyên phụ liệu, năng lực sản xuất để đảm bảo yêu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu; Huy động hệ thống chuyên gia để huấn luyện và phổ biến cho doanh nghiệp về các tiêu chuẩn, quy định mới của thị trường xuất khẩu;
Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với xu thế phát triển thị trường và tận dụng nguồn lực hỗ trợ phát triển thương mại ở những ngành hàng, khu vực thị trường phù hợp với thực tế; Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp cũng như cảnh báo sớm và xử lý kịp thời với các nguy cơ vụ kiện hoặc vụ việc phòng vệ thương mại nhằm hạn chế thấp nhật mức thiệt hại xảy ra cho Việt Nam; Hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đảm bảo sự thích nghi với thị trường và xu hướng phát triển.
Thứ sáu, tăng cường áp dụng thương mại điện tử trong các hoạt động xuất khẩu hàng hóa xuyên biên giới.
Thứ bảy, tiếp tục triển khai mạnh mẽ cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đối với người Việt ở trong nước và với Kiều bào ta ở nước ngoài.
Phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Hoa Kỳ
Đối với thị trường Hoa Kỳ, về quan hệ kinh tế, thương mại, hai nền kinh tế mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương của hai nước không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ. Ngược lại, còn tạo điều kiện để người tiêu dùng của Hoa Kỳ được sử dụng hàng hóa rẻ của Việt Nam.
![]() |
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường trọng điểm cho xuất khẩu |
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương đánh giá trụ cột kinh tế, thương mại sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong tổng thể quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Hoa Kỳ. Các vấn đề tồn tại trong kinh tế thương mại song phương nếu có sẽ được chủ động trao đổi thông qua cơ chế đối thoại chính sách của Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ (TIFA) , là cơ chế đang được duy trì thường xuyên, liên tục và hiệu lực, hiệu quả, ở tất cả các cấp nhằm củng cố lòng tin chiến lược giữa hai quốc gia, kiến tạo tầm nhìn chung, góp phần định hướng dài hạn và ổn định lộ trình phát triển quan hệ kinh tế, thương mại song phương.
Để tiếp tục phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động và khó khăn, ngoài nỗ lực từ Chính phủ, các Bộ ban ngành, Bộ Công Thương cho rằng, còn phải dựa vào sự nhạy bén, chủ động bám sát thị trường và khả năng thích ứng, tìm tòi và phát triển năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần tiếp tục chủ động xây dựng lộ trình và giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường.... Bên cạnh đó cần chú trọng việc kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cũng như đánh giá thận trọng việc hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của những nước đang có căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.
Nguồn: Bộ Công Thương xây dựng các kịch bản khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang
Tin liên quan
5 lợi ích và 3 điều kiêng kỵ khi ăn khoai tây 17/03/2025 10:56
Tổ chức quốc tế tiếp tục lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 17/03/2025 12:00
Cùng chuyên mục

Khơi thông các điểm nghẽn để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế 16/03/2025 17:00

Khi sắp xếp đơn vị hành chính, lương tối thiểu áp dụng thế nào?
Kinh tế 16/03/2025 12:00

Nặng nỗi lo thiếu vật liệu xây dựng
Kinh tế 16/03/2025 06:00

Giá vàng nhẫn trơn phá đỉnh với 96,5 triệu đồng/lượng
Kinh tế 14/03/2025 14:55

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với 3 địa phương để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng
Kinh tế 14/03/2025 06:00

Chủ tịch Quốc hội: Sự phát triển của doanh nghiệp là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước
Kinh tế 13/03/2025 17:00
Các tin khác

Bảo hiểm nhân thọ lợi nhuận âm: Chuyển giá hay chịu lỗ chờ thời?
Kinh tế 12/03/2025 17:00

UKG Group của ông Phạm Văn Quang bị phát hiện không tuân thủ quy định của Chính phủ
Kinh tế 12/03/2025 16:00

Kinh tế Mỹ dần lộ những "vết nứt"
Kinh tế 11/03/2025 15:00

Nhiệm vụ trong tâm để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới
Kinh tế 11/03/2025 12:00

GELEX đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng năm 2025, cổ tức 10%
Kinh tế 11/03/2025 09:00

Nghiên cứu gia hạn giảm 2% VAT 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026
Kinh tế 11/03/2025 08:00

Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Thủ đô
Kinh tế 10/03/2025 20:20

Tháo gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô
Kinh tế 10/03/2025 18:00

Mỹ bác bỏ kế hoạch chặn đứng "hạm đội bóng tối’ của Nga
Kinh tế 10/03/2025 13:00

Bộ Tài chính: Tiến độ kiểm kê tài sản không đồng đều giữa các đơn vị
Kinh tế 08/03/2025 17:00

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm nhẹ
Kinh tế - Tài chính 08/03/2025 14:00

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2% trong 2 tháng đầu năm 2025
Kinh tế 07/03/2025 10:00

Tạo ngoại lệ cho ô tô, TT Trump "nhượng bộ" hay tính đường lui cho Mỹ?
Kinh tế 07/03/2025 08:00

‘Trùm’ bán ô tô MG, Mercedes nhắm mục tiêu lãi 260 tỷ năm 2025
Kinh tế - Tài chính 06/03/2025 18:00

"Công ty có phụ nữ trong lãnh đạo đạt kết quả tài chính tốt hơn"
Kinh tế 06/03/2025 16:00

Các yếu tố vĩ mô đang hỗ trợ cho tăng trưởng đầu tư công
Kinh tế - Tài chính 06/03/2025 07:00

CPI tháng 2 của Hà Nội tăng nhẹ
Kinh tế 05/03/2025 17:00

Giá vàng thế giới quay về mốc trên 2.900 USD một ounce
Kinh tế 05/03/2025 10:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58