Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề

Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang đối diện với hàng loạt thách thức nan giải trên mọi mặt, từ thủ tục pháp lý, đầu tư xây dựng, mở bán dự án đến quản lý vận hành.
Ngân hàng ồ ạt phát mãi bất động sản nghỉ dưỡng Ba lý do khiến thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam đang "hụt hơi" so với khu vực
Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gặp nhiều thách thức lớn. Ảnh: Hoàng Anh.

Chia sẻ tại một hội thảo về bất động sản nghỉ dưỡng của Savills mới đây, ông Mauro Gasparrotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang chìm trong khó khăn giống như một "nàng công chúa đẹp ngủ trong rừng sâu".

Để các nhà phát triển dự án "đánh thức được nàng công chúa", "cứu vớt" được thị trường là thách thức rất lớn. Bởi khó khăn mà bất động sản nghỉ dưỡng đang gặp phải ở mọi mặt, mọi khía cạnh của thị trường, không dễ dàng hoá giải.

"Tắc" dòng chảy dự án

Theo dòng đời phát triển của dự án, ông Peter Meyer, Tổng giám đốc Lodgis Hospitality đã chỉ ra thách thức đầu tiên các doanh nghiệp gặp phải khi đầu tư một dự án bất động sản nghỉ dưỡng là thủ tục pháp lý.

Hiện thủ tục pháp lý để triển khai các dự án đang vướng mắc rất lớn. Các doanh nghiệp mất thời gian dài để hoàn thiện pháp lý, nhiều trường hợp không hoàn thành được thủ tục để triển khai.

Thực tế cho thấy, nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã buộc phải dừng xây dựng trong thời gian vừa qua do vướng mắc pháp lý.

Trước đó, ông Dương Văn Bắc, Giám đốc tài chính Novaland cho biết, pháp lý chiếm đến 80% các khó khăn hiện tại của doanh nghiệp bất động sản. Hiện tập đoàn này đang triển khai một số dự án nghỉ dưỡng như NovaWorld Ho Tram và NovaWorld Phan Thiet.

Tuy nhiên, các dự án này đều gặp vướng mắc pháp lý như thời gian để cơ quan thẩm quyền cho ý kiến/phê duyệt các thủ tục chưa đồng bộ với quá trình phát triển thực tế. Thủ tục tính tiền sử dụng đất, thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch, vướng đất công do tiến trình cổ phần hóa chậm.

Bên cạnh đó, sự thiếu đồng bộ, chồng chéo giữa các văn bản luật, dưới luật và giữa các quy hoạch khiến cho nhiều cơ quan chức năng và doanh nghiệp lúng túng trong áp dụng.

Cùng với vướng mắc pháp lý, các nhà phát triển dự án cũng gặp khó khăn rất lớn về dòng vốn. Theo ông Peter, nguồn vốn từ các ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, huy động vốn trên thị trường chứng khoán đang bị siết chặt.

Điều này dẫn đến nhiều dự án gặp khó khăn không thể tiếp tục hoàn thiện.

Mặt khác, thị trường bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng rơi vào trầm lắng từ giữa năm 2022, nhiều nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường, khiến các dự án không có thanh khoản.

Việc chủ đầu tư không có dòng tiền từ các khách hàng càng làm trầm trọng thêm các khó khăn về nguồn vốn của doanh nghiệp.

Theo số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, quý III/2023, cả nước chỉ có khoảng 16 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng chào bán, cung cấp ra thị trường khoảng 970 sản phẩm. Con số này chỉ bằng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng nói, mặc dù nguồn cung rất khan hiếm nhưng thanh khoản dự án lại rất thấp. Tỷ lệ giao dịch của thị trường chỉ đạt 23%, tương đương với 225 giao dịch, bằng 1/10 cùng kỳ.

Nguyên nhân là do sức cầu thị trường vẫn chưa được cải thiện. Trong khi đó, mức giá bất động sản nghỉ dưỡng đang ở mức cao. Các biệt thự, nhà phố biển chủ yếu có giá trên 10 tỷ đồng/căn có tỷ lệ hấp thụ chỉ 10%.

Dữ liệu từ BHS Group mới công bố cũng cho thấy phân khúc condotel sở hữu có thời hạn chiếm tới 80% trong nguồn cung mới với 2.130 căn hộ nghỉ dưỡng tung ra thị trường trong quý III vừa qua, nhưng tỷ lệ hấp thụ chỉ nhỉnh hơn 15%.

Trong khi đó, căn hộ nghỉ dưỡng sở hữu lâu dài là điểm sáng hiếm hoi của thị trường với tỷ lệ hấp thụ cao, khoảng 48%. Loại hình này nhận được sự quan tâm hơn của khách hàng do có sổ đỏ, vừa đáp ứng nhu cầu an cư tại chỗ, vừa có thể khai thác cho thuê.

Tuy nhiên, nguồn cung căn hộ du lịch có sổ đỏ khá hạn chế, chủ yếu đến từ dự án Icon40 ở Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Tính chung, có khoảng 460 căn hộ bán được trong quý III vừa qua, với lượng giao dịch tập trung ở miền Trung và miền Nam.

Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng thấp tầng cũng tiếp tục trầm lắng trong quý này, với nguồn cung và giao dịch đều ở mức rất thấp.

Thị trường chỉ ghi nhận một dự án mở bán mới trong quý là Sapa Heritage, còn đa phần nguồn cung đến từ hàng tồn kho cũ. Phần lớn các dự án đều duy trì ở trạng thái khóa bảng hàng do thị trường trầm lắng.

"Thất bại" trong quản lý vận hành

Không chỉ trong quá trình xây dựng dự án và mở bán sản phẩm, các bất động sản nghỉ dưỡng đã hoàn thiện và đi vào vận hành cũng đang gặp thách thức nan giải.

Theo số liệu từ BHS Group, hơn một nửa số lượng bất động sản nghỉ dưỡng đã bàn giao cho người mua nhưng chưa được đưa vào vận hành khai thác kinh doanh.

Từ năm 2020 đến nay, cả nước có 81 dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang trong quá trình bàn giao, cung cấp ra thị trường hơn 44.000 sản phẩm, bao gồm nhà cao tầng và thấp tầng.

Trong đó có 67 dự án đã đi vào khai thác vận hành, tương đương với con số gần 20.000 sản phẩm. Nhưng cũng chỉ có 31 dự án được vận hành toàn phần, 36 dự án vận hành theo từng phần, còn lại 14 dự án chưa vận hành.

Còn lại, có tới 24.000 căn nhà nghỉ dưỡng đã xây dựng xong và bàn giao cho người mua nhưng vẫn để trống.

Phần lớn các các nhà nghỉ dưỡng chưa 'sáng đèn' tập trung ở miền Trung, tương đương với 16.000 sản phẩm bỏ trống phân bổ chủ yếu ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Định và Phú Yên.

Một lượng rất lớn các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đã xây dựng xong nhưng chưa được đi vào khai thác đã cho thấy bức tranh đầy "ảm đạm" của không chỉ thị trường du lịch mà còn cả đối với hoạt động đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.

Theo ông Hoàng Hữu Minh Dũng, Trưởng ban R&D BHS Group, nguyên nhân khiến phần lớn các bất động sản nghỉ dưỡng không thể đi vào vận hành kinh doanh là do kinh tế suy thoái và thị trường du lịch chưa hồi phục khiến thiếu lượng khách để lấp đầy.

Mặt khác, nhiều bất động sản nghỉ dưỡng chưa có đơn vị chuyên nghiệp đứng ra khai thác vận hành. Các chủ đầu tư dự án chủ yếu chỉ quan tâm đến việc bán bất động sản mà chưa đầu tư, quan tâm đúng mức tới việc quản lý vận hành dự án để hấp dẫn khách du lịch.

Cùng với đó, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với phân khúc khách sạn, khu nghỉ dưỡng truyền thống cũng đang "èo uột" khách thuê do dư thừa nguồn cung.

Ông Mauro chỉ ra hai áp lực chính của thị trường đến từ nguồn cung khách sạn, khu nghỉ dưỡng quá lớn từ giai đoạn trước đó, trong khi nguồn cầu chưa phục hồi sau đại dịch.

Theo đó, bên cạnh các khách sạn được xây dựng theo mô hình truyền thống là chủ đầu tư tự xây dựng để vận hành, các thị trường ven biển chứng kiến sự bùng nổ của mô hình mới là các dự án căn hộ du lịch, biệt thự và nhà phố biển, thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân và bổ sung thêm nguồn cung phòng khách sạn khổng lồ.

Ông Mauro cho biết, nguồn cung phòng chủ yếu tập trung tại các thành phố Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hạ Long và Hội An – Quảng Nam, tương đương khoảng 54% tổng nguồn cung mới trên cả nước. Một số thành phố biển đang dư thừa nguồn cung phòng lưu trú phục vụ du lịch.

Các bất động sản nghỉ dưỡng này khi đưa vào vận hành khai thác đang phải cạnh tranh trực tiếp với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng truyền thống. Trong khi đó, chính các khách sạn này cũng đang vô cùng khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Lượng khách chưa hồi phục, đặc biệt là khách quốc tế mới đạt hơn 50% so với trước dịch đã khiến công suất khách sạn ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt trung bình 40% trong 8 tháng đầu năm, thấp hơn nhiều so với trước đại dịch Covid-19.

Theo ông Mauro, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và du lịch vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn. Các nhà phát triển dự án cần vượt qua chặng đường dài vô cùng gian nan ở phía trước.

Nguồn:Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề

Phương Linh
theleader.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Tháng 12/2024, khung lãi suất vay mua nhà tại một số ngân hàng thương mại trong nước và nhóm ngân hàng quốc doanh gần như không có thay đổi.
Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Tháng 12/2024, khung lãi suất vay mua nhà tại một số ngân hàng thương mại trong nước và nhóm ngân hàng quốc doanh gần như không có thay đổi.
Thị trường BĐS năm 2024 tại TPHCM: Lượng giao dịch tăng mạnh ở các căn hộ có diện tích nhỏ

Thị trường BĐS năm 2024 tại TPHCM: Lượng giao dịch tăng mạnh ở các căn hộ có diện tích nhỏ

Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho biết, thị trường bất động sản 2024 cho thấy những chuyển biến tích cực.
Hà Nội: nhiều dự án chung cư mở bán sớm theo đà tăng giá

Hà Nội: nhiều dự án chung cư mở bán sớm theo đà tăng giá

Nhờ nhu cầu nhà ở và tỷ lệ hấp thụ cao, nhiều chủ đầu tư tại Hà Nội quyết định “ra hàng” ngay trong quý 4, thay vì chờ đến năm 2025 như dự kiến ban đầu.
Hà Nội: Tăng thêm 1.500 nghìn căn nhà ở xã hội cho thị trường

Hà Nội: Tăng thêm 1.500 nghìn căn nhà ở xã hội cho thị trường

Trong những tháng cuối năm, Hà Nội đã ghi nhận thêm loạt dự án nhà ở xã hội được khởi công, cấp phép. Dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 căn.
TP HCM: Dư nợ cho vay bất động sản tăng trưởng đều trong 10 năm qua

TP HCM: Dư nợ cho vay bất động sản tăng trưởng đều trong 10 năm qua

Trong 10 năm qua, mặc dù tín dụng tại TP HCM tập trung đáp ứng nhu cầu cho các lĩnh vực ưu tiên, dư nợ cho vay bất động sản vẫn tăng trưởng đều.

Các tin khác

"Của để dành" tăng, thị trường bất động sản 2025 sẽ nhiều đột phá?

"Của để dành" tăng, thị trường bất động sản 2025 sẽ nhiều đột phá?

Trong bối cảnh kết quả kinh doanh kém sắc, thì "của để dành" - khoản tiền khách hàng trả trước và doanh thu chưa ghi nhận của nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn tăng mạnh. Giới phân tích kỳ vọng đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang âm thầm "ủ mầm" để bùng nổ vào năm 2025?
10 chính sách lớn tác động đến bất động sản năm 2024

10 chính sách lớn tác động đến bất động sản năm 2024

Hàng loạt chính sách quan trọng đã được ban hành và đi vào cuộc sống trong năm 2024, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo động lực cho thị trường bất động sản hồi phục, hướng tới phát triển lành mạnh, bền vững trong các năm tiếp theo.
Hà Nội nỗ lực triển khai nhà ở xã hội

Hà Nội nỗ lực triển khai nhà ở xã hội

Trước bối cảnh nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn, gần đây một số dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội được khởi công và nhiều dự án sắp hoàn hiện, tạo cơ hội sở hữu nhà cho người dân.
TP HCM: loạt dự án tái khởi động, giá bán tăng cao

TP HCM: loạt dự án tái khởi động, giá bán tăng cao

Theo ghi nhận từ Avison Young Việt Nam, hầu hết dự án mới mở bán tại TP HCM đang tiệm cận phân khúc cao cấp trở lên, giá từ 72 - 142 triệu đồng/m2.
Cả nước không hoàn thành mục tiêu nhà ở xã hội

Cả nước không hoàn thành mục tiêu nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, thực hiện 16% kế hoạch đề ra.
TP HCM "cởi trói" cho đất hỗn hợp

TP HCM "cởi trói" cho đất hỗn hợp

TP HCM đã chính thức cho phép chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy phép xây dựng và tách thửa đối với các khu vực được quy hoạch là đất hỗn hợp khi phần được quy hoạch là đất ở.
Doanh nghiệp bất động sản cuối năm: Chật vật giải bài toán huy động vốn

Doanh nghiệp bất động sản cuối năm: Chật vật giải bài toán huy động vốn

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, các kênh huy động vốn như tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu đang đối mặt với nhiều rào cản, khiến việc xoay vốn để đáp ứng các khoản nợ đáo hạn trở thành một thách thức lớn đối với doanh nghiệp bất động sản.
Hà Nội: Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm

Hà Nội: Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm

Đại diện Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, dự kiến sau khoảng hơn 2 năm xây dựng Dự án cầu Tứ Liên sẽ hoàn thành.
Bổ sung chế tài xử lý vi phạm trong đấu giá đất

Bổ sung chế tài xử lý vi phạm trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu các Bộ và địa phương khẩn trương hoàn thiện quy định, bổ sung chế tài xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu giá đất.
Thị trường chung cư “hạ nhiệt” cuối năm

Thị trường chung cư “hạ nhiệt” cuối năm

Thị trường chung cư Hà Nội đang dần “hạ nhiệt” thời điểm cuối năm khi mức giá cùng giao dịch sụt giảm.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân

Trong bối cảnh giá nhà liên tục leo thang, các giải pháp cần hướng đến việc tăng cường nguồn cung nhà ở giá rẻ, cải thiện hạ tầng vùng ven và các chính sách tài chính hiệu quả.
Phát triển nhà ở xã hội: Những mục tiêu và thách thức năm 2025

Phát triển nhà ở xã hội: Những mục tiêu và thách thức năm 2025

Ngày 14/12, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Bộ Xây dựng công bố những mục tiêu quan trọng trong phát triển nhà ở xã hội.
Bất động sản công nghiệp: Thách thức từ bảng giá đất mới

Bất động sản công nghiệp: Thách thức từ bảng giá đất mới

Bất động sản công nghiệp đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển nhưng đòi hỏi những bước đi chiến lược và sự điều chỉnh hợp lý từ cả phía Chính phủ và doanh nghiệp.
Đô thị bền vững hút dòng vốn đầu tư

Đô thị bền vững hút dòng vốn đầu tư

Theo nghiên cứu của Savills, hơn một nửa dân số thế giới sống ở các thành phố - một con số dự kiến sẽ tăng lên gần 70% vào năm 2050.
Hà Nội: Rộn ràng đấu giá đất cuối năm

Hà Nội: Rộn ràng đấu giá đất cuối năm

Trong 2 tuần cuối cùng năm 2024, nhiều quận, huyện của Hà Nội tổ chức đấu giá đất, trong đó khu đất vừa được trả 30 tỷ đồng/m2 cũng được đấu giá lại.
Đô thị hóa Hưng Yên - Nơi đất lành hội tụ

Đô thị hóa Hưng Yên - Nơi đất lành hội tụ

Hành trình đô thị hóa của Hưng Yên là câu chuyện về sự đổi mới và phát triển bền vững, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ từ tỉnh thuần nông sang một trung tâm kinh tế năng động.
Dòng tiền cuối năm có xu hướng chảy mạnh về các tỉnh ven Hà Nội

Dòng tiền cuối năm có xu hướng chảy mạnh về các tỉnh ven Hà Nội

Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là “toạ độ vàng”.
Hà Nội có thêm hơn 1.200 căn hộ được bán cho người nước ngoài

Hà Nội có thêm hơn 1.200 căn hộ được bán cho người nước ngoài

Hà Nội vừa có thêm hai dự án được phép bán cho người nước ngoài với tổng số hơn 1.230 căn hộ, nằm tại hai quận là Nam Từ Liêm và Tây Hồ.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động