Yên Bái: Yên Bình phát triển vùng trồng tre măng Bát độ

Không có diện tích "áp đảo" như Trấn Yên song qua 20 năm (bắt đầu từ vùng thượng huyện), huyện Yên Bình đến nay đã và đang phát triển bền vững vùng tre măng Bát độ, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, từng bước đáp ứng mục tiêu chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời hứa hẹn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài.
Yên Bái: Yên Bình phát triển vùng trồng tre măng Bát độ
Huyện Yên Bình phấn đấu đến năm 2025 có 700 ha tre măng Bát độ.

Cuối năm 2023, gia đình bà Văn Thị Xuân ở tổ 6, thị trấn Yên Bình đã chuyển đổi từ trồng cây keo sang trồng 0,5 ha tre măng Bát độ - một loại cây trồng mới với gia đình. Được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, cộng thêm những kiến thức tiếp nhận qua lớp tập huấn, cây tre măng của gia đình bà Xuân sinh trưởng, phát triển tốt sau 8 tháng trồng.

Bà Xuân cho biết: "Từ lúc lấy hom giống về cây chỉ cao từ 50 - 70 cm, đến nay đã cao trên 3m rồi. Nhìn những cây măng mới mọc, lớn lên từng ngày, gia đình tôi rất phấn khởi và kỳ vọng đây sẽ là mô hình giúp tăng thu nhập, phát triển kinh tế bền vững. Nhờ được cán bộ chuyên môn của huyện thường xuyên, nguồn giống đảm bảo, gia đình đã nắm vững được kỹ thuật trồng và chăm sóc nên đã mở rộng diện tích trồng lên trên 1 ha và sẽ tiếp tục chuyển đổi các cây trồng hiện có sang trồng tre măng Bát độ trong thời gian tới”.

Gia đình bà Xuân là một trong bốn hộ gia đình tại thị trấn Yên Bình tham gia trồng 2,1 ha cây tre măng Bát độ theo Đề án "Phát triển cây tre măng Bát độ huyện Yên Bình, giai đoạn 2025- 2030” từ cuối năm 2023. Đến nay, số diện tích tre măng Bát độ tại thị trấn đều sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, các hộ gia đình cũng chủ động tăng diện tích trồng.

Yên Bái: Yên Bình phát triển vùng trồng tre măng Bát độ
Bà Văn Thị Xuân phấn khởi vì cây tre măng Bát độ Bát độ sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo ông Hoàng Hợp - Chủ tịch UBND thị trấn, địa phương hiện có 6 ha tre măng Bát độ. Chính quyền đang tích cực phối hợp, triển khai nhiều giải pháp, phấn đấu hướng đến năm 2025 sẽ có 10 ha; đến năm 2030 có 48 ha, trong đó có 35 ha trồng mới, 13 ha chăm sóc kinh doanh. Thị trấn Yên Bình sẽ phát triển diện tích tre măng Bát độ đáp ứng quy hoạch đề ra. Tất cả diện tích trồng sẽ được ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tại xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình, cây tre măng Bát độ đã bén rễ nhiều năm, dần trở thành cây trồng quan trọng góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Là một trong những hộ tiên phong trồng tre măng Bát độ ở xã, đến nay gia đình ông Trần Phúc Dân ở thôn Phú Mỹ đã có gần 8 ha, trong đó già nửa diện tích đã cho thu hoạch. Ông Dân phấn khởi cho biết: "Hơn 4 ha tre măng Bát độ của gia đình cho thu nhập bình quân gần 150 triệu đồng/năm. Riêng mùa măng năm nay dự ước sẽ thu về cho gia đình gần 300 triệu đồng. Nhờ cây tre măng Bát độ, cuộc sống của gia đình tôi đã khấm khá lên rất nhiều”.

Anh Nguyễn Công Kiều cũng ở thôn Phú Mỹ, cho biết: "Hiện gia đình có 3 ha tre măng Bát độ, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Đây là loại cây dễ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp nhiều chất đất. Tre măng Bát độ sau khi trồng 2 - 3 năm là cho thu hoạch, thời gian thu hoạch chính kéo dài liên tục từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm, những tháng còn lại trong năm vẫn có thu hoạch nhưng số lượng ít hơn... Gia đình tôi cũng thường xuyên được cán bộ tập huấn kỹ thuật và có Công ty cổ phần Yên Thành thu mua sản phẩm nên tôi rất yên tâm”.

Yên Bái: Yên Bình phát triển vùng trồng tre măng Bát độ
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình cung ứng giống cây tre măng Bát độ cho người dân huyện Yên Bình.

Những kết quả sau gần 10 năm gắn bó với cây tre măng Bát độ của người dân thôn Phú Mỹ trở thành tiền đề để Mỹ Gia tiếp tục mở rộng giống cây này ra toàn xã.

Ông Hà Văn Lĩnh - Chủ tịch UBND xã Mỹ Gia cho biết: "Nhận thấy đây là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, xã đã vận động cán bộ, đảng viên gương mẫu tham gia phát triển trước. Tiếp đó, huyện Yên Bình cũng đã xây dựng kế hoạch, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nguồn giống và chủ động liên kết với các doanh nghiệp để tìm đầu ra cho sản phẩm. Đến nay, toàn xã có trên 100 ha tre măng Bát độ, trong đó có 60 ha đang thu hoạch, bình quân 1 ha cho thu nhập 70 triệu đồng, đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân"

"Người trồng ở xã Mỹ Gia cũng được xem là có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây tre măng Bát độ nhất huyện Yên Bình. Địa phương đang phấn đấu đến năm 2030 sẽ có 196 ha, trong đó có 45 ha trồng mới và 151 ha chăm sóc kinh doanh theo Đề án của huyện”, ông Lĩnh tự hào chia sẻ.

Hiện nay, huyện Yên Bình có trên 338 ha tre măng Bát độ, dự kiến hết năm 2024 có trên 438 ha, trong đó khoảng 230 ha kinh doanh, tập trung ở các xã: Mỹ Gia 106 ha, Cảm Nhân 10 ha, Yên Thành 95 ha, Đại Đồng 5,5 ha, Mông Sơn 5 ha, Bảo Ái 2,5 ha và thị trấn Yên Bình 6 ha. Tổng sản lượng toàn huyện hàng năm ước đạt 3.000 tấn; tổng giá trị thu nhập bình quân năm ước đạt 15 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện có Công ty cổ phần Yên Thành là đơn vị tiêu thụ toàn bộ sản lượng tre măng cho nông dân với giá thu mua ổn định. Việc trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến măng cũng giải quyết việc làm cho 150 - 200 lao động với thu nhập bình quân đạt 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Năm nay, do tiếp tục được thâm canh tốt nên tre măng Bát độ ở huyện Yên Bình dự kiến cho sản lượng cao. Trung bình mỗi ha tre măng Bát độ cho thu nhập từ 60-70 triệu đồng/năm, cao gấp 3-4 lần so với cây nguyên liệu khác. Các sản phẩm tre măng Bát độ đều được các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn trong đó có Công ty cổ phần Yên Thành tiêu thụ khá ổn định. Các sản phẩm từ tre không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số thị trường trong khu vực.

Yên Bái: Yên Bình phát triển vùng trồng tre măng Bát độ
Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành tham gia sản xuất, chế biến sản phẩm từ tre măng Bát độ.

Bên cạnh việc cho hiệu quả kinh tế, các diện tích tre măng Bát độ tại Yên Bình sẽ là nguồn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài (thị trường bắt buộc hoặc thị trường carbon tự nguyện). Với đơn giá bán hiện tại 1 tín chỉ tương đương 1 tấn carbon là 5 USD, 1 ha tre măng Bát độ sẽ cho khoảng 50-150 tín chỉ carbon.

Năm 2023, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã hỗ trợ và thí điểm tại 2 xã Đại Đồng và Phú Thịnh việc cấp 185 mã rừng trồng và xây dựng được đường cơ sở carbon rừng trồng theo lộ trình thị trường carbon trong nước (dự kiến thí điểm từ năm 2025, vận hành chính thức từ năm 2028). Việc này sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội cũng như góp phần quan trọng phát triển và bảo vệ rừng tại địa phương...

Ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Tre măng Bát độ tại Yên Bình hoàn toàn phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu trong vùng. Cây tre măng Bát độ mang lại hiệu quả kinh tế cao đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và chuyển đổi cơ cấu cây trồng; bước đầu đã gắn kết vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn giúp nhân dân nắm bắt được các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến,… nên diện tích tre măng trên địa bàn huyện đều sinh trưởng và phát triển tốt, tre ra măng khỏe, chóng thành bụi, năng suất bình quân đạt 12 - 15 tấn/ha. Tổng sản lượng măng ước tính 12-15.000 tấn/năm.

"Năm 2024, huyện Yên Bình tiếp tục triển khai Dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tre măng Bát độ tại các xã: Mỹ Gia, xã Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Phúc An, Yên Thành, Xuân Long, Bạch Hà, Phúc Ninh, Tân Hương và thị trấn Yên Bình với quy mô 145 ha; từng bước tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung để phát huy tiềm năng đất đai tự nhiên, mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân các địa phương” - Chủ tịch Nguyễn Xuân Trường chia sẻ.

Huyện Yên Bình cũng đang tiếp tục triển khai Đề án "Phát triển cây tre măng Bát độ huyện Yên Bình, giai đoạn 2025- 2030” với mục tiêu đến năm 2025 có 700 ha, năm 2030 là 1.200 ha trong đó có 850 ha kinh doanh, sản lượng 27.000 tấn/năm. Trong đó, phát triển mạnh tại các xã Mỹ Gia 196 ha, Yên Thành 106 ha, Xuân Long 155 ha, Cảm Nhân 170 ha, Phú Thịnh 120 ha... Đề án nhằm tiếp tục mở rộng diện tích tre măng Bát độ, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đồng thời đáp ứng mục tiêu chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tạo nguồn tín chỉ carbon trong giai đoạn tới.

Ông Trường khẳng định: "Huyện sẽ tập trung triển khai 9 giải pháp để phát triển vùng trồng tre măng Bát độ. Theo đó, huyện sẽ quan tâm đến vấn đề giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những diện tích được quy hoạch phát triển cây tre măng đảm bảo người dân yên tâm đầu tư sản xuất ổn định, lâu dài; quan tâm đến giải pháp về giống đảm bảo cây giống có nguồn gốc, xuất xứ; kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, chế biến sản phẩm tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; quan tâm đến vấn đề phân bón, áp dụng khoa học - công nghệ, liên kết thị trường tiêu thụ, các chính sách hỗ trợ đối với từng đối tượng cụ thể và nguồn kinh phí đầu tư cho thực hiện Đề án”.

Việc xây dựng Đề án phát triển trồng tre măng Bát độ phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nguyện vọng của người dân; dựa trên cơ sở đất trồng tre măng Bát độ hiện có và đánh giá phân tích cùng với lộ trình xây dựng, phát triển và đánh giá thực trạng chi tiết sẽ phát huy tiềm năng về đất đai và lao động tại địa phương.

Nguồn: Yên Bình phát triển vùng trồng tre măng Bát độ

Văn Dương
baoyenbai.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Điện Biên là huyện luôn dẫn đầu cả tỉnh về phát triển cây vụ đông, nhất là cây vụ đông trên đất lúa 2 vụ. Đến nay, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất thứ 3 trong năm, góp phần tăng giá trị trên từng héc ta đất canh tác, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm nay, khi các huyện khác trong tỉnh mới bắt đầu thu hoạch lúa mùa thì huyện Điện Biên đã triển khai trồng cây vụ đông, đảm bảo khung thời vụ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở.
Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va

Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va

Trong 2 ngày (18 - 19/10), các cơ quan chuyên môn huyện Điện Biên phối hợp với UBND xã Noong Luống tổ chức phục dựng thành công Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái năm 2024, tại bản U Va.
Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)

Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)

Ngày 17/10 ( tức 15/9 Giáp Thìn), tại khuôn viên Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Đền Trái Hút thuộc thôn Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên, Yên Bái) đã diễn ra Lễ Cơm mới với ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, tạ ơn đất trời, thần linh, Thánh Mẫu Thượng ngàn và tổ tiên đã ban phước lành cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, con người khỏe mạnh.
Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ

Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ

Chàng trai người Mông Sùng A Tủa, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu là một trong những người đã được các phương tiện truyền thông nhắc đến nhiều với tư cách nhà sáng tạo nội dung để quảng bá cho du lịch quê hương với những video hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Trong Chương trình hưởng ứng Ngày chuyển số quốc gia năm 2024 diễn ra mới đây tại Yên Bái, A Tủa vinh dự là công dân tiêu biểu, đại diện duy nhất chia sẻ về ứng dụng thành công công nghệ số để phát triển kinh tế du lịch.
Điện Biên: Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp xã giao Đoàn công tác của Liên hợp quốc tại Việt Nam

Điện Biên: Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp xã giao Đoàn công tác của Liên hợp quốc tại Việt Nam

Sáng 17/10, đoàn công tác Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) do bà Caroline Nyamayemombe - Trưởng đại diện UN Women đã có buổi chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh. Đón tiếp đoàn công tác có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.
Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng

Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng

76 năm tuổi đời, 55 năm tuổi Đảng, suốt chặng đường công tác của cuộc đời, ông Nguyễn Quốc Tuấn ở tổ dân phố số 5, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng, phát triển quê hương. Hành trình của ông không chỉ là câu chuyện của cá nhân mà còn là tấm gương sáng ngời về sự cống hiến, lòng yêu nước, kiên trung, tinh thần trách nhiệm với quê hương và lối sống giản dị, giàu lòng nhân ái, được nhân dân kính trọng, noi theo.

Các tin khác

Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Trong quá trình phát triển chăn nuôi và chế biến nông sản các trang trại, gia trại, hộ gia đình trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh và hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân

Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân

Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, là đối tượng thụ hưởng chính trong chuyển đổi số (CĐS), thời gian qua, cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm phổ cập kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình CĐS.
Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Ngày 8/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm II - Trực tiếp hỗ trợ Trẻ khuyết tật tổ chức trao quà hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão gây ra trên địa bàn xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông.
Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp

Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp

9 tháng năm 2024, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Yên Bái đã tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Điện Biên: Điện về sáng bản Pa Thơm

Điện Biên: Điện về sáng bản Pa Thơm

Mỗi lần đến với bản Pa Thơm, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên), chúng tôi lại được chứng kiến những đổi thay trong cuộc sống của bà con nơi đây. Đặc biệt, đầu năm 2024, khi điện về bản, cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc...
Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch

Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch

Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có trên 80 cơ sở lưu trú, trong đó các cơ sở homestay đón và phục vụ trên 40% lượng khách du lịch. Trong phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã có vai trò không nhỏ của phụ nữ.
Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Trước đây rơm rạ sau thu hoạch thường được nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh xử lý bằng cách đốt ngay tại đồng ruộng. Hệ lụy nhãn tiền là mùa gặt luôn đi kèm với… mùa khói. Khoảng 2 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nông dân biết tận dụng nguồn rơm rạ vào chăn nuôi, sản xuất, tạo ra nhiều giá trị hữu ích. Hình ảnh “người người đốt rơm rạ, nhà nhà đốt rơm rạ” vào mỗi mùa gặt nhờ đó cũng giảm đi đáng kể.
Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Những năm qua, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, đã vận động nhân dân lựa chọn cây, con giống phù hợp với lợi thế địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Lễ “Xên đông” còn gọi là Lễ Cúng rừng là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có giá trị tinh thần to lớn, mang ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, điều hòa nguồn nước và giữ cân bằng sinh thái, hướng tới một môi trường sống xanh, hài hòa, bền vững.
Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian

Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mỗi vùng đất, mỗi bản làng tại Yên Bái còn đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong số đó, các trò chơi dân gian mang trong mình những câu chuyện, tri thức và bản sắc văn hóa phong phú.
Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Để các hội viên Hội Phụ nữ tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay ưu đãi, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh cũng như các địa phương trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội LHPN triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng. Nhờ có nguồn vốn vay với lãi suất thấp mà nhiều hội viên phụ nữ đã có thêm điều kiện về tài chính, đầu tư phát triển sản xuất, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo.
Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Điện Biên là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Với lợi thế đó, tỉnh Điện Biên đã và đang hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trên cơ sở tận dụng tối đa ưu thế về điều kiện tự nhiên kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn.
Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Bằng sự sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó, những người nông dân huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế tiêu biểu gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, đem lại thu nhập cao và cuộc sống ổn định cho người dân, mở rộng các hình thức liên kết, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Thời điểm này, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đang vào mùa lúa chín đẹp nhất trong năm, đường lên huyện sau bão số 3 đã thông, thuận lợi cho du khách tham gia các lễ hội tiếp theo của du lịch mùa vàng.
Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Là xã vùng cao, nhiều dân tộc anh em chung sống, xuất phát điểm rất thấp nhưng với sự quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên đã khắc phục khó khăn, tìm cho mình những cách làm phù hợp với điều kiện của địa phương để cán đích xã nông thôn mới.
Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động, HTX rau, hoa công nghệ cao Ngọc Chiến, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả an toàn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Nhằm tiếp tục tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch Mù Cang Chải năm 2024 và những năm tiếp theo, tạo thêm những sản phẩm mới cho du lịch địa phương, vừa qua, tại khu vực Tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải đã khởi động và tổ chức Chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách những ngày cuối tuần sau gần 2 tuần bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão bão số 3.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động