Yên Bái: Về nơi từng là "thủ phủ" của cam Văn Chấn
Nhiều người dân ở thị trấn Nông trường Trần Phú đã nhanh nhạy chuyển đổi sang trồng hồng xiêm xoài, bước đầu đã cho kết quả tốt. |
Thời điểm này, trong khi các địa phương phát triển muộn về trồng cam như: Đại Lịch, Tân Thịnh đang hối hả thu hoạch những vụ cam, quýt được mùa thì ở thị trấn Nông trường Trần Phú - nơi từng có 593 ha cam, sản lượng hàng năm lên tới trên 4.000 tấn lại lặng như tờ. Khung cảnh người người nhà nhà tất bật thu hái, đóng thùng hay các đoàn xe máy, ô tô của thương lái vào vườn cam đã không còn hiện hữu. Hiện, toàn thị trấn chỉ còn 30 ha cam các loại.
Nhiều hộ dân kiên trì tiếp tục với cam nhưng cứ trồng mới đến năm thứ hai thì cây lại chết; 30 ha cam còn lại vẫn cho quả nhưng mẫu mã xấu, giá trị thấp, cũng chỉ trụ thêm 1-2 năm nữa. Trước tình trạng ấy, nhiều hộ gia đình đã nhanh chóng tìm các hướng rẽ, bước đầu gặt hái được thành công.
Chị Phạm Thị Giang ở tổ dân phố 19/5 là một trong số đó. Gia đình chị Giang vốn có 2,5 ha cam, từng thu tới trên 1 tỷ đồng mỗi năm từ cam. Nhưng sau năm 2018 - tức là 2 năm sau khi cam nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ, diện tích cam của gia đình chị chết gần hết. Sau năm đó, chị cùng những người hàng xóm cũng trồng cam đi tìm hiểu ở nhiều nơi, đưa các giống: mận tam hoa, hồng ngâm, hồng xiêm xoài và ổi về trồng thử.
Chị Giang chia sẻ: "Sau một thời gian trồng, tôi thấy ổi và hồng xiêm xoài là sinh trưởng tốt và phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên tôi đưa vào nhân rộng ngay. Đến nay, tôi đã có 1.000 gốc ổi, 1.000 gốc hồng xiêm xoài. Ổi thì sau 1 năm đã cho thu, hồng xiêm xoài thì năm thứ 4 bắt đầu cho quả bói. Lấy ngắn nuôi dài tôi cũng trồng bí đao, tận dụng những cây cam chết để làm giàn, được ba vụ thì cam chết hẳn phải chặt bỏ nên tôi cũng bỏ bí. Giờ chỉ tập trung vào trồng ổi và hồng xiêm xoài thôi”.
Sự nhanh nhạy của chị Giang đã giúp chị thu 15 tấn hồng xiêm xoài, gần 20 tấn ổi, tổng thu nhập trên 400 triệu đồng trong năm nay. Mặc dù, doanh thu không bằng cam nhưng lại ít chi phí phát sinh cho thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hơn cam nên chị quyết định sẽ gắn bó lâu dài.
Cũng như chị Giang, gia đình ông Phạm Văn Đường ở tổ dân phố số 7 người từng có 3 ha trồng cam, doanh thu 1,2 tỷ đồng nay đã chuyển sang trồng tre măng Bát độ. Nhiều hộ thì chuyển sang trồng quế. Đến nay, người dân thị trấn đã trồng được 240 ha quế, trên 100 ha cây ăn quả các loại; 19 ha tre măng Bát độ, còn lại là bí đao, rau màu, ngô… trên toàn bộ diện tích cam chết do bệnh.
Cũng là vùng trồng cam chủ lực của huyện Văn Chấn với 550 ha song chung tình trạng như thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Thượng Bằng La nay chỉ còn 178 ha cam cho thu hoạch, 10 ha trồng mới, tập trung ở 3 thôn thay vì 13 thôn như trước.
Kiên trì với cam, chị Đặng Thị Liên ở thôn Nông Trường chia sẻ: "Gia đình có hơn 400 gốc cam các loại giờ chỉ còn hơn 100 gốc trong đó cam Đường canh là chủ yếu. Những diện tích cam chết, tôi đã trồng thay thế bởi cam Đường canh, quýt Thái, có những cây năm thứ 3 đã bắt đầu cho trái bói. Khoảng một vài ngày nữa, tôi cũng sẽ được bán lứa cam Đường canh đầu tiên trong năm, giá khoảng 25-30 nghìn đồng/kg, dự kiến sản lượng năm nay tương đương năm ngoái khoảng 13 tấn, thu được gần 300 triệu đồng”.
Ngay khi cam mắc bệnh chết hàng loạt, xã Thượng Bằng La đã chỉ đạo cán bộ ngành nông nghiệp, khuyến nông tích cực sâu sát cơ sở, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng, trị bệnh đúng kỹ thuật, cố gắng hạn chế giảm thiểu tác động của bệnh đến đời sống nhân dân.
Đồng thời, xã tổ chức họp từng thôn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con, hướng dẫn nhân dân xây dựng mô hình theo các chương trình, đề án hỗ trợ của tỉnh, của huyện để nhanh chóng ổn định sản xuất. Đến nay, nhân dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi trên 200 ha sang trồng rau màu, ngô để phát triển chăn nuôi, 60 ha quế và trên 100 ha măng điền trúc…
Các diện tích cam chết tại vùng Thượng Bằng La, Nông trường Trần Phú nay đã được phủ xanh bằng các cây trồng khác, không để đất lãng phí. Mặc dù cây cam đã gắn bó nhiều năm lại mang tới cuộc sống sung túc, khá giả cho người dân song không có cam, người dân nơi đây vẫn đang khắc phục khó khăn và tìm ra những hướng đi mới để tạo thu nhập, tiếp tục làm giàu chính đáng trên quê hương.
Tin liên quan
Cà phê hay matcha tốt hơn cho sức khỏe? 13/10/2024 13:54
Nadal làm gì sau khi giải nghệ? 13/10/2024 13:47
Bán đất không sổ đỏ bị phạt tới 100 triệu đồng 13/10/2024 13:42
Cùng chuyên mục
Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng
Địa phương 12/10/2024 21:57
Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Địa phương 11/10/2024 20:00
Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân
Địa phương 09/10/2024 10:00
Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão
Địa phương 09/10/2024 07:00
Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp
Địa phương 08/10/2024 09:15
Điện Biên: Điện về sáng bản Pa Thơm
Địa phương 07/10/2024 10:15
Các tin khác
Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch
Địa phương 05/10/2024 10:05
Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt
Địa phương 04/10/2024 09:15
Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử
Địa phương 03/10/2024 10:15
Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
Địa phương 02/10/2024 15:26
Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ
Địa phương 02/10/2024 07:49
Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian
Địa phương 01/10/2024 19:05
Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo
Địa phương 01/10/2024 16:15
Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững
Địa phương 30/09/2024 10:15
Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình
Địa phương 28/09/2024 11:05
Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng
Địa phương 28/09/2024 09:15
Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới
Địa phương 27/09/2024 06:06
Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến
Địa phương 26/09/2024 11:11
Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần
Địa phương 26/09/2024 09:09
Điện Biên: Mường Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế
Địa phương 24/09/2024 10:00
Yên Bái bảo tồn văn hoá trong xây dựng nông thôn mới
Địa phương 24/09/2024 09:10
Điện Biên: Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa
Địa phương 21/09/2024 09:05
Điện Biên: Chiềng Hắc chủ động phòng, chống thiên tai
Địa phương 20/09/2024 10:00
Yên Bái: Sức hút nơi cổng trời Cao Phạ
Địa phương 20/09/2024 09:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00