Yên Bái: Những “họa sĩ bản làng” với nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải

Nối tiếp Nghệ thuật Khèn Mông, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình tri thức dân gian.

Yên Bái: Những “họa sĩ bản làng” với nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải

Khi biết kỹ năng thủ công truyền thống từ xa xưa - dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của dân tộc mình được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chị Lý Thị Ninh - Tổ trưởng Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải vô cùng phấn khởi.

Chị bảo: "Để có một bộ trang phục đúng bản sắc truyền thống, người Mông phải trải qua rất nhiều công đoạn như: se lanh, dệt vải, vẽ sáp ong tạo hoa văn, nhuộm chàm, thêu chỉ màu tạo hoa văn nổi. Công đoạn nào cũng rất quan trọng, song khâu dùng sáp ong để tạo hoa văn là kỳ công nhất, đòi hỏi sự khéo léo và sáng tạo để tạo ra sản phẩm đẹp. Người Mông quan niệm, hoa văn trên trang phục, đồ dùng sinh hoạt sẽ giúp kết nối với thần linh, đồng thời thể hiện cá tính, ước vọng của con người về cuộc sống”.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 107.000 người Mông (chiếm 13,03% dân số toàn tỉnh), chia thành 4 nhóm địa phương tộc người: Mông Đu, Mông Đơ, Mông Si, Mông Lềnh. Các nhóm vừa sống tập trung, vừa đan xen với nhau tại 40 xã thuộc 5 huyện, bao gồm: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên và Văn Yên.

Theo văn hóa của người Mông, hầu hết nữ giới từ thuở thiếu thời đã phải học vẽ hoa văn trên vải, khi đến tuổi trưởng thành phải có khả năng sử dụng thuần thục kỹ thuật này. Trước tiên là phục vụ nhu cầu y phục của chính bản thân, gia đình và hôn lễ cá nhân, sau đó là tạo các vật dụng để biếu, tặng, trao đổi.

Bởi vậy, đến với các bản làng người Mông vùng cao ở tỉnh Yên Bái, thật không khó để bắt gặp những người phụ nữ ngồi bên bếp lửa, cạnh chảo sáp ong, cặm cụi, tỉ mỉ tạo những đường nét hoa văn độc đáo trên tấm vải lanh truyền thống. Họ tranh thủ vẽ mọi lúc khi có thời gian rảnh, ở mọi nơi khi có bếp lửa và khi sáp ong đã nóng chả, đặc biệt là những lúc nông nhàn. Sự chăm chỉ, tỉ mỉ còn được coi như tiêu chuẩn để đánh giá một người vợ, người mẹ khéo tay, đảm đang trong gia đình, dòng họ người Mông.

Sáp ong người phụ nữ dân tộc Mông dùng để vẽ hoa văn có ba màu là vàng, đen và trắng. Sáp ong nấu chảy chính là "mực vẽ". Khi sử dụng, người Mông cho sáp vào một chảo gang nhỏ, đường kính khoảng 10cm, đun nhỏ lửa để sáp chảy ra tới khoảng 50 đến 60 độ là có thể dùng để vẽ. Người Mông Yên Bái sử dụng các bút vẽ bằng đồng có nét đậm, nét thanh, hoa văn nhỏ, hoa văn hình chấm tròn và hoa văn hình xoắn ốc để vẽ hoa văn bằng sáp ong trên những vuông vải lanh nhỏ, sau đó ghép lại thành các bộ phận như: vai áo, thân váy hay tay áo, cổ áo, địu, khăn rồi khâu lại thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Người vẽ ngồi bên bếp lửa, trải vải ra mặt phẳng và nhẵn, một đầu để phần đã vẽ xong, một đầu cuộn vải để tiếp tục vẽ, vẽ đến đâu mở vải đến đấy, đầu kia cuộn lại. Khi vẽ dùng bút chấm vào chảo sáp ong đang nóng đặt trên than hồng rồi vẽ lên nền vải mộc (thường là vải lanh trắng) với những họa tiết cổ truyền. Khi vẽ cần cân đối để lượng sáp có thể chảy đều, không bị loang nét vẽ, cho đến khi hết sáp thì chấm lần tiếp theo, giống như viết bút mực nước.

Khi vẽ, người Mông cũng không cần có hình mẫu trước mà tự do sáng tác ra những hoa văn với nhiều mô típ khác nhau với đường ngang, viền đậm, dài hoặc gãy góc tạo ra các khối hình vuông, hình chữ nhật, hình kỷ hà cùng những mảng màu tối, sáng; nóng, lạnh phù hợp. Sau khi vẽ xong, tấm vải sẽ được đem đi nhuộm và được luộc trong nước sôi. Trong quá trình luộc, sáp ong sẽ tan chảy trong nước sôi và để lộ ra những phần hoa văn.

Nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông ở tỉnh Yên Bái là kết tinh của một hệ thống tri thức dân gian độc đáo, phản ánh quá trình lịch sử, cái nhìn sinh động về thế giới quan, về môi trường sống qua lăng kính của những người "họa sĩ bản làng", khắc họa trên những sản phẩm vật chất độc đáo, đặc trưng.

Yên Bái: Những “họa sĩ bản làng” với nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải
Phụ nữ Mông cặm cụi, tỉ mỉ tạo những đường nét hoa văn độc đáo trên tấm vải lanh truyền thống.

Có thể nói, chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần, về tư duy nghệ thuật của tộc người Mông đã hình thành nên nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải để mô phỏng, chuyển tải, lưu giữ, phản ánh những gì đặc sắc, cô đọng nhất về thế giới quan, nhân sinh quan, thể hiện những triết lý sống cao đẹp của cộng đồng, thể hiện óc sáng tạo cao của tộc người, bởi nó không sao chép hiện thực mà còn dùng hình tượng sinh động cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền tải hiện thực. Tất cả đều toát lên tính nhân văn sâu sắc, thể hiện nguyện vọng chân chính của cộng đồng tộc người luôn mong muốn vươn tới chân - thiện - mỹ. Đó chính là cái đẹp, cái cao cả của giá trị nghệ thuật đích thực mà Di sản mang lại.

Để bảo tồn, lưu giữ và quảng bá giá trị Di sản cũng như bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc, hàng năm, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều chương trình, nhiều sự kiện trong và ngoài tỉnh. Trong đó, chú trọng tái hiện nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ của đồng bào dân tộc Mông, các hội thi tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải được thực hành và phô diễn hiệu quả tại những sự kiện đã góp phần quảng bá, giới thiệu di sản truyền thống này tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Cùng với đó, những năm gần đây, thực hiện Dự án "Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái tầm nhìn đến năm 2030”, Trung tâm Nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ Craft Link tại Hà Nội đã phối hợp với Hợp tác xã thổ cẩm Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải thường xuyên giới thiệu kỹ thuật độc đáo của nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông, huyện Mù Cang Chải đến với đông đảo công chúng thủ đô và du khách quốc tế, thu hút rất nhiều người tham gia trải nghiệm và mua sắm.

Tại đây, các nghệ nhân đã trực tiếp tham gia tạo sản phẩm và hướng dẫn du khách thực hành như một hoạt động bảo tồn, kết nối, giới thiệu, quảng bá và phát triển sâu rộng Di sản đến du khách trong nước và quốc tế rất hiệu quả.

Trong định hướng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn đến năm 2030 đều đưa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch vào truyền dạy và phổ biến trong cộng đồng, trong các trường học và coi đây là một trong những sản phẩm du lịch tiêu biểu gắn với văn hóa tộc người Mông.

Riêng trong năm 2023, cùng với tri thức dân gian dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông tỉnh Yên Bái được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì trước đó, tháng 6/2023, Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian. Đây là những Di sản chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Nguồn di sản văn hóa này khi được bảo tồn và phát huy giá trị sẽ trở thành yếu tố quan trọng định vị thương hiệu, góp phần quảng bá, phát triển du lịch tỉnh Yên Bái - điểm đến hấp dẫn và thân thiện trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Việc gần như cùng lúc hai loại hình nghệ thuật dân tộc Mông của riêng tỉnh Yên Bái được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là niềm vinh dự và tự hào đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, là tiền đề, động lực quan trọng để nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung, đồng bào dân tộc Mông nói riêng tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác gìn giữ và phát huy di sản, bản sắc văn hóa các dân tộc, đưa di sản thành tài sản du lịch quý tại địa phương.

Nguồn: Yên Bái: Những “họa sĩ bản làng” với nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải

Thanh Chi
baoyenbai.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Ở nơi cực Tây của Tổ quốc - huyện Mường Nhé, có hai người lính đặc biệt. Họ là bác sĩ đồng thời là chiến sĩ mang quân hàm xanh. Mỗi người gắn với câu chuyện khác nhau, nhưng chung một tâm nguyện: Bảo vệ sức khỏe và đồng hành cùng đồng bào nơi biên giới.
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé - ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Bằng sự quan tâm, hỗ trợ thông qua các chính sách, chương trình, xã biên giới Sín Thầu đạt nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao

Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao

Cảnh quan tươi đẹp, xanh sạch, văn minh; hạ tầng đồng bộ, khang trang với điện, đường, trường, trạm hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện… Đó là "trái ngọt" từ sự đoàn kết, quyết tâm cao độ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản

Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản

Giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nông đặc sản, Điện Biên đã và đang chỉ đạo các cấp, ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất tìm kiếm, mở rộng thị trường. Nhiều sản phẩm địa phương đã được hỗ trợ, kết nối thị trường, giúp người dân nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản

Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản

Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng nên những năm qua hơn 700ha rừng bản Hô Nậm Cản, xã Lay Nưa, TX. Mường Lay được giao quản lý, bảo vệ luôn xanh tốt.
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách

Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch là hướng đi được nhiều địa phương trong cả nước quan tâm thực hiện. Tại Điện Biên, với cộng đồng 19 dân tộc anh em, mỗi dân tộc là chủ nhân của những kho tàng văn hóa khác nhau. Đây là nguồn tài nguyên giá trị, dồi dào để Ðiện Biên có sản phẩm du lịch phong Phú, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Các tin khác

Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao

Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao

Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới có địa hình phức tạp, dân cư sống rải rác, thưa thớt nên việc kéo điện lưới quốc gia về các thôn, bản vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Khắc phục trở ngại, tỉnh đã và đang phối hợp chặt chẽ với ngành điện huy động tối đa nguồn lực phấn đấu đến năm 2025 đạt 98% thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc

Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc

Những ngày này, hoa dã quỳ đã vào thời điểm rực rỡ nhất, mang đến vẻ đẹp ngọt ngào, thơ mộng cho đất trời Điện Biên. Mùa hoa bắt đầu tháng 11 trong tiết trời se lạnh của đầu đông và kết thúc vào cuối tháng 12 hàng năm.
Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận

Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận

Sáng nay (5/12), Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Điện Biên tổ chức họp xét công nhận 4 nghề truyền thống năm 2024 thuộc huyện Tủa Chùa. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện

Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện

Nà Sự là bản du lịch cộng đồng đầu tiên tại huyện Nậm Pồ, nằm trên trục đường chinh phục mốc cực Tây A Pa Chải (huyện Mường Nhé). Sau 2 năm hoạt động, hiện bản đang được đầu tư thêm cơ sở vật chất, hoàn thiện các sản phẩm du lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu du khách thập phương.
Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức

Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức

Xuôi dòng Nậm Mức, thời điểm này hoa dã quỳ đã nhuộm vàng những vạt đồi, duyên dáng in bóng xuống mặt nước tạo nên cảnh sắc thơ mộng, bình yên. Dù không tấp nập trên bến dưới thuyền như những khu vực khác song cuộc sống của người dân ở xã Nậm Nèn, huyện Mường Chà đã có nhiều đổi thay. Từ trong gian khó, cùng sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước, người dân nơi đây chăm chỉ, cần cù lao động, tận dụng lợi thế mặt nước xây dựng cuộc sống ấm no, đủ đầy.
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân

Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân

Mùa khô năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, dẫn đến không ít vụ cháy rừng. Nhận định tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến khó lường, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Phương châm “phòng hơn chống” được quán triệt thực hiện nghiêm túc trong phòng chống cháy rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng nay (8/11), UBND huyện Điện Biên tổ chức công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”.
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn

Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn

Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn huyện Văn Yên năm 2024 tổ chức họp nhằm thống nhất triển khai công tác chuẩn bị cho diễn tập năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh chủ trì cuộc họp.
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Những năm gần đây, vụ đông ngày càng khẳng định vai trò là vụ sản xuất chủ lực trong năm. Nông nghiệp Điện Biên đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và nông dân xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình sản xuất cây trồng vụ đông được người dân tích cực triển khai, mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái

Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái

Say mê, tự hào về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, nhất là những điệu Khắp Thái cổ, chị Đinh Thị Hiến - thôn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) không những chỉ chịu khó học hỏi, nghiên cứu mà còn trở thành một trong những người kế cận các nghệ nhân thế hệ trước để truyền thụ cho người trẻ tình yêu Khắp Thái.
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Xã Thanh An nằm ở phía Đông Nam huyện Điện Biên, được biết đến với nhiều loại nông sản, trong đó có giống khoai lang ruột trắng, vỏ vàng. Đây là giống khoai lang được trồng khá phổ biến trên cánh đồng Mường Thanh nhưng riêng tại Thanh An lại được đánh giá cao về độ bùi, thơm, bở và được nhiều người trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Vụ đông hằng năm, người dân Thanh An ra đồng, xuống giống “khoai đặc sản Thanh An”.
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi

Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi

Thời gian qua, du lịch tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển du lịch.
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa

Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa

Chúng tôi đến thôn Khe Đóm, xã Xuân Tầm, Văn Yên đúng dịp bà con nhân dân trong thôn tập trung vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đào hố đựng rác thải sinh hoạt gia đình để nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và chuẩn bị đón bằng công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu vào cuối tháng 11 này.
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Bản Ổ, xã Lay Nưa là khu dân cư được TX. Mường Lay lựa chọn tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Sáng 1/11, bà con các dân tộc trong bản tưng bừng tham gia các hoạt động đại đoàn kết.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm

Sáng nay (1/11), Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường đi kiểm tra tiến độ một số dự án trọng điểm và gặp gỡ đại diện hộ gia đình chưa đồng thuận với chính sách đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án.
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu

Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với sự chăm chỉ, lòng quyết tâm, người phụ nữ dân tộc Tày Nguyễn Thị Vân ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn đã mạnh dạn phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Cách trung tâm TX. Mường Lay gần 8km, bản Hô Nậm Cản, xã Lay Nưa là nơi sinh sống của hơn 70 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Khoảng 3 năm trở lại đây, liên tiếp các dự án về điện, đường và hỗ trợ sản xuất được triển khai tại bản, nâng cao đời sống người dân. Vậy nhưng câu chuyện giảm nghèo ở Hô Nậm Cản vẫn còn lắm gian nan.
Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng

Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng

Ngành nông nghiệp Yên Bái đã xây dựng Phương án số 01/PA-SNN nhằm đưa ra các giải pháp đồng bộ để khôi phục sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng trên 5,5% trong năm nay.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động