Xuất khẩu nông sản và câu chuyện hàng rào phi thuế quan
Với quy định mới của EU, nhiều doanh nghiệp không còn cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang thị trường này - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Câu chuyện từ thị trường EU
Liên minh châu Âu (EU) mới đây thông báo đã đưa 5 mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam gồm ớt, mì ăn liền, sầu riêng, đậu bắp và thanh long vào diện kiểm soát khi xuất khẩu vào thị trường này. Đây là quy định được EU rà soát và cập nhật thường xuyên 6 tháng 1 lần. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy các doanh nghiệp phải tăng cường kiểm soát nông sản để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.
Đây là lần đầu tiên sầu riêng Việt Nam nằm trong danh sách các mặt hàng giám sát tại cửa khẩu của EU với tần suất 10%. Do 6 tháng cuối năm ngoái, 3 lô hàng sầu riêng của Việt Nam bị cảnh báo dư thừa chất bảo vệ thực vật. Đại diện công ty SK International, đơn vị đang xuất khẩu sầu riêng sang thị trường này chia sẻ: "Giá trị lô hàng nhỏ, không gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Nhưng chúng tôi thấy cơ hội tại thị trường châu Âu bị mất đi".
Ông Lê Anh Trung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cho biết: "Việc tăng kiểm soát sẽ làm tăng lên thời gian thông quan xuất khẩu, đi kèm chi phí tăng lên rất nhiều".
So với thông báo 6 tháng trước, 4 mặt hàng là ớt, mì ăn liền, đậu bắp, thanh long vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra. Vào được thị trường đã khó nhưng giữ được thị trường còn khó hơn, nếu không kiểm soát chặt thì nguy cơ bị nâng mức độ kiểm soát là rất rõ rệt.
Ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại khu vực châu Âu cho biết: "Nếu những lô hàng của chúng ta còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vât vượt ngưỡng cho phép, EU rất có thể sẽ tăng mức kiểm soát lên 20 - 50% hoặc yêu cầu kèm theo bắt buộc các giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm".
Biện pháp hạn chế định lượng là một trong những hàng rào phi thuế mà hàng hoá và DN Việt Nam sẽ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Một số mặt hàng sẽ cấm nhập khẩu vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khoẻ con người… Cùng với đó nhiều mặt hàng sẽ có hạn ngạch nhập khẩu. Các nước thường đặt ra mức nhập khẩu cho một số loại hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Trong xu hướng tự do hoá thương mại, các nước cũng đã dần xoá bỏ cơ chế hạn ngạch. Tuy nhiên, đến nay hạn ngạch vẫn được áp dụng phổ biến trong hai lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là dệt may và nông sản.
Ngoài các biện pháp hạn chế định lượng, các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật thường được các nước áp dụng. Một mặt các tiêu chuẩn này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được quy cách, chất lượng của sản phẩm nhưng mặt khác chúng cũng có thể trở thành rào cản thương mại nếu quá khác biệt giữa các nước.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Tuân thủ quy định sản xuất theo yêu cầu thị trường nhập
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ NN&PTNT nhìn nhận: "Trong quá trình tổ chức sản xuất, canh tác phải nắm chắc được những hoạt chất trong danh sách cấm của EU. Với những hoạt chất cho phép, bà con tuyệt đối tuân thủ quy tắc '4 đúng', phải đảm bảo thời gian cách ly đến lúc thu hoạch là không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật".
Kiểm soát hàng nông sản là hoạt động thường lệ của các nước nhập khẩu nhưng bị đưa thêm mặt hàng vào danh sách kiểm soát cũng là cảnh báo để nông dân và doanh nghiệp phải làm tốt hơn, chặt chẽ hơn trong đáp ứng tiêu chuẩn an toàn nông sản.
Ông Ngô Xuân Nam cho biết: "Năm ngoái, Việt Nam chỉ có 67 cảnh báo từ EU, giảm 5 cảnh báo so với cùng kỳ năm 2022. Chúng ta cũng thành công đưa nhiều loại rau gia vị ra khỏi danh mục kiểm soát".
Bộ NN&PTNT đang lên kế hoạch chủ động đề xuất với EU giảm tần suất kiểm soát với một số mặt hàng dựa trên kết quả kiểm soát dư lượng trong nước, tháo gỡ khó khăn và mở đường cho nông sản Việt chinh phục thị trường lớn này.
Theo quy định của WTO, các nước sẽ phải dần dần xóa bỏ một số hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, việc tạo ra và sử dụng các công cụ phi thuế mới, tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi. Trong quá trình mở cửa, hội nhập Việt Nam càng cần phải hiểu rõ các hàng rào phi thuế quan để vừa đẩy mạnh được xuất khẩu, vừa bảo hộ hiệu quả các ngành sản xuất trong nước.
Sự bảo hộ của Nhà nước trong điều kiện hội nhập chỉ có thể tồn tại trong ngắn hạn. Còn xét về dài hạn, dưới sức ép của các cam kết hội nhập và sức ép của chính người tiêu dùng trong nước, Nhà nước buộc phải từng bước mở cửa thị trường và giảm thuế suất. Nếu DN không tích cực sử dụng năng lực cạnh tranh ngắn hạn để tạo lợi thế, khẳng định năng lực cạnh tranh dài hạn thông qua giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng thì trong dài hạn DN sẽ mất năng lực cạnh tranh khi thị trường mở cửa.
Nguồn: Xuất khẩu nông sản và câu chuyện hàng rào phi thuế quan
Tin liên quan
Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt” 24/11/2024 07:15
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/11/2024: Tuổi Dần tài lộc vững mạnh 23/11/2024 18:00
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch 24/11/2024 09:00
Cùng chuyên mục
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột Đông Âu
Kinh tế 24/11/2024 08:56
Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump?
Kinh tế 23/11/2024 15:00
Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN
Kinh tế 23/11/2024 14:00
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Kinh tế 23/11/2024 06:00
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 18:25
Giá vàng SJC tăng phiên thứ 6 liên tiếp
Kinh tế 22/11/2024 16:00
Các tin khác
Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?
Kinh tế 22/11/2024 14:57
Dầu tăng gần 2% khi căng thẳng cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang
Kinh tế 22/11/2024 13:00
Khơi nguồn lực, mở cơ hội phát triển
Kinh tế 22/11/2024 11:00
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
Kinh tế 22/11/2024 08:00
Đông Nam Á đối phó thế nào với thách thức từ Mỹ?
Kinh tế 21/11/2024 17:00
Cần minh bạch thị trường, ổn định chính sách để thu hút đầu tư
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 13:00
SME Nghệ An “hưởng lợi” từ xúc tiến thương mại
Kinh tế 21/11/2024 12:00
Động lực thúc đẩy một số nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
Kinh tế 21/11/2024 06:00
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 16:12
Giá vàng bất ngờ tăng mạnh 1 triệu đồng/lượng
Kinh tế 19/11/2024 14:54
Vì sao phí ship từ Trung Quốc về Việt Nam rẻ hơn cả giao nội địa
Kinh tế 19/11/2024 13:15
Quy định mới về lãi suất và định hướng điều hành tiền tệ hiện nay
Kinh tế 19/11/2024 09:04
Bình ổn thị trường vàng bắt đầu từ “giải phóng” nguồn cung
Kinh tế 19/11/2024 06:00
Thuế quan dưới thời ông Trump có đáng lo?
Kinh tế 18/11/2024 15:00
Vì sao nhu cầu vàng Việt Nam ngược chiều thế giới?
Kinh tế 18/11/2024 14:45
Ai vừa được ông Trump chọn để cắt giảm hàng nghìn tỷ USD?
Kinh tế - Tài chính 18/11/2024 10:00
Hai đầu tàu kinh tế châu Á trì trệ, có đáng lo?
Kinh tế 17/11/2024 09:00
Châu Á cần củng cố sản xuất và thương mại trong bối cảnh mới
Kinh tế 17/11/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00