Bình ổn thị trường vàng bắt đầu từ “giải phóng” nguồn cung
Có lẽ các biện pháp quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24 đã không còn phù hợp và đến lúc cơ quan quản lý cần cân nhắc việc cho phép doanh nghiệp nhập vàng.
Người dân, doanh nghiệp gặp khó đủ đường vì khan vàng
Thị trường vàng liên tục biến động khó lường với mức giá tăng phi mã, có thời điểm lên tới hơn 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt, vàng chưa bao giờ khó mua đến vậy khi mỗi ngày đều có rất đông người dân xếp hàng dài chờ đợi tại các cửa hàng vàng, hay tại các chi nhánh ngân hàng được phép bán vàng. Tuy nhiên, chỉ rất ít người cầm được vàng trở ra vì các doanh nghiệp kinh doanh vàng đều giới hạn số lượng vàng bán ra.
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGAT) đã tiếp tục gửi văn bản xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu trong phạm vi có kiểm soát |
Không chỉ người dân gặp khó, mà doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất trang sức, mỹ nghệ bằng vàng cũng đang phải xoay sở từng ngày vì thiếu nguyên liệu vàng. Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết bởi thiếu nguyên liệu đầu vào, việc công ty có thể dừng sản xuất 1 - 2 ngày là chuyện bình thường.
Hay ông Trần Văn Tiên, Giám đốc Công ty TNHH Trang sức Em và Tôi chia sẻ: “Khan hiếm nguồn cung khiến các doanh nghiệp trang sức, mỹ nghệ rất khó tiếp cận nguồn nguyên liệu để sản xuất. Vì vậy, dù đang trong mùa cưới, chúng tôi lại hạn chế nhập khẩu vàng nguyên liệu để chế tác”.
Đã đến lúc gỡ “nút thắt” nhập khẩu vàng cho doanh nghiệp
Trước thực trạng trên, việc xem xét sửa đổi Nghị định 24 quản lý hoạt động kinh doanh vàng, được ban hành từ năm 2012 một lần nữa được nêu ra.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng tại kỳ hợp Quốc hội mới đây, Đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng Nghị định 24 không cấm các doanh nghiệp nhập nguyên liệu để làm vàng trang sức, mỹ nghệ. Nhưng chúng ta vẫn đang cấm, tư duy này hiện vi phạm nguyên tắc “không quản được thì cấm”, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Vì thế, đã đến lúc cần sửa đổi Nghị định 24, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.
Chuyên gia kinh tế - TS Lê Xuân Nghĩa đề xuất rằng Chính phủ có thể sử dụng các công cụ thuế, trong đó có thuế hải quan, thuế nội địa để quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vàng. Ngân hàng Nhà nước có thể giám sát xem xuất nhập khẩu rồi mua bán vàng trên thị trường có minh bạch không.
Sau nhiều lần kiến nghị, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGAT) đã tiếp tục gửi văn bản xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu trong phạm vi có kiểm soát để chế tác vàng nữ trang cho 3 doanh nghiệp, bao gồm DOJI, SJC và PNJ. Tổng lượng nhập là 1,5 tấn vàng/năm. Các doanh nghiệp sẽ không nhập cùng lúc mà sẽ chia làm nhiều lần, tùy theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Theo VGTA, 1,5 tấn không phải là một con số không lớn, nó phù hợp với thị trường và cũng không gây áp lực lên tỷ giá.
Đại diện VGAT cho biết nhập khẩu vàng sẽ giúp thị trường phong phú hơn. Khi đó, giá vàng trong nước sẽ giảm, chênh lệch giá vàng trong nước - quốc tế được rút ngắn lại, người dân được hưởng lợi và thị trường vàng sẽ bình ổn. Đặc biệt, với nguồn cung nguyên liệu dồi dào, các doanh nghiệp có thể tập trung sản phẩm trang sức và vàng mỹ nghệ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh doanh đặc biệt này cũng như toàn nền kinh tế.
Nguồn: Bình ổn thị trường vàng bắt đầu từ “giải phóng” nguồn cung
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
Kinh tế - Tài chính 12/12/2024 21:12
ADB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,4% năm 2024
Kinh tế 12/12/2024 09:00
Quỹ đầu tư 528 tỷ USD đánh giá Việt Nam "vô cùng thu hút" để đầu tư
Kinh tế 12/12/2024 06:00
Giá vàng bật tăng mạnh 1,5 triệu đồng/lượng
Kinh tế 11/12/2024 15:48
SCB dừng dịch vụ chuyển tiền qua Internet kể từ 12/12
Kinh tế 11/12/2024 11:30
Cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Chuyên gia nói gì?
Kinh tế 11/12/2024 08:00
Các tin khác
Manulife mang hơn 3.000 suất khám sức khỏe miễn phí đến Hà Nội
Kinh tế 09/12/2024 11:31
Đông Nam Á tăng tốc thương mại quốc tế trước lo ngại thuế quan Mỹ
Kinh tế - Tài chính 08/12/2024 18:00
Nhà máy đạm Phú Mỹ không ngừng đổi mới sáng tạo trên hành trình hiện đại hóa
Kinh tế 08/12/2024 10:00
Giá xăng RON 95 giảm 290 đồng/lít
Kinh tế - Tài chính 05/12/2024 15:41
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội để chuyển đổi xuất khẩu xanh
Kinh tế - Tài chính 05/12/2024 06:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Kinh tế 04/12/2024 08:00
“Rộng cửa” xuất khẩu sang UAE
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 14:00
Cơ hội từ tiêu dùng bền vững
Kinh tế 03/12/2024 13:00
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 10:00
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 08:00
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng
Kinh tế 02/12/2024 18:00
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL
Kinh tế 02/12/2024 12:41
Mỹ dự kiến "giáng đòn" thuế quan mới với các nước Đông Nam Á
Kinh tế 02/12/2024 11:00
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai
Kinh tế 02/12/2024 09:40
Bất cập về bậc thuế, mức thuế: Nên sửa thế nào?
Kinh tế 29/11/2024 17:00
Gỡ vướng thế chấp tài sản trí tuệ
Kinh tế 29/11/2024 15:00
Đằng sau những tuyên bố áp thuế mạnh mẽ của ông Trump
Kinh tế 29/11/2024 10:00
Cục thuế TP.HCM cảnh báo tình trạng lấy cắp thông tin để đăng ký doanh nghiệp mua bán hóa đơn
Kinh tế 29/11/2024 10:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00