Xuất khẩu gặp khó, ngành gỗ tìm cơ hội trong sản phẩm ngách
Khó đạt mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD
Năm nay, ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD. Theo thông lệ, những tháng cuối năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường cao hơn so với đầu năm do nhu cầu tăng cao tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, tình hình năm nay dường như không mấy khả quan.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tính đến ngày 15/10 đã đạt 12,8 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, so với mục tiêu xuất khẩu đạt 16,5 tỷ USD, ngành gỗ đã hoàn thành được 77,6% và còn cần thêm 3,7 tỷ USD trong thời gian còn lại để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Ngành xuất khẩu gỗ chưa năm nào gặp nhiều khó khăn và thách thức như năm nay. Ảnh minh họa: Báo Đầu tư
Tuy nhiên, theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM, trong tháng 11, xuất khẩu gỗ giảm 10% so với tháng 10. Chỉ tiêu xuất khẩu năm nay cũng đang khó hoàn thành, bởi tháng cuối năm này doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp chưa có dấu hiệu khả quan, nhất là tại các thị trường chủ lực.
Ngành xuất khẩu gỗ chưa năm nào gặp nhiều khó khăn và thách thức như năm nay. Chi phí đầu vào tăng, lượng hàng tồn kho lại đang ở mức cao khiến doanh nghiệp gỗ gặp khó chồng khó. Đơn hàng sụt giảm là một trong các điểm nghẽn nhiều doanh nghiệp đang gặp khó.
Cùng thời điểm này năm trước, hoạt động sản xuất và cung ứng máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở Việt Nam của Công ty Sản xuất máy chế biến gỗ Hồng Ký diễn ra hết sức nhộn nhịp. Tuy nhiên kể từ đầu quý 2/2022 hoạt động này bắt đầu chậm lại và gần như đình trệ cho đến hiện tại. Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ không có đơn hàng nên việc mua sắm máy móc thiết bị sản xuất cũng vì thế mà dừng lại.
"So sánh về sản lượng lẫn doanh số tiêu thụ cùng kỳ, công ty chúng tôi đã giảm đến 70%", ông Nguyễn Duy Toàn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất máy chế biến gỗ Hồng Ký, chia sẻ với VTV.
Chưa tính đến sụt giảm doanh thu, nếu như những năm trước, thời điểm này doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 6 năm sau để bắt đầu sản xuất, nhưng hiện nhiều doanh nghiệp còn chưa có đơn hàng, thậm chí ngừng hoạt động.
"Tồn kho hiện tại toàn hàng giá cao, trong khi ở Mỹ và các nước phương Tây đang trong tình trạng lạm phát cao, lãi suất cao, ngành địa ốc đóng băng dẫn đến hàng tồn kho ở các nhà bán lẻ nói chung đang chất như núi, khiến các nhà sản xuất Việt Nam tạm thời không có đơn hàng trong 6 tháng đầu năm 2023. Nếu may mắn có đơn hàng thì có từng tháng", ông Vũ Tiến Thập, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nội thất D'Furni, cho biết.
Thị trường chủ lực xuất khẩu gỗ của Việt Nam tại Mỹ, EU đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Đây cũng là yếu tố chính khiến ngành gỗ dù ghi nhận tăng trưởng, nhưng vẫn khó lạc quan trong các tháng còn lại của năm 2022.
Tìm cách tồn tại nhờ sản phẩm ngách
Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lâm Việt, chia sẻ dù đối diện với những khó khăn như lãi suất ngân hàng ngày càng tăng cộng với hiệu ứng dừng đầu tư, thi công của các doanh nghiệp bất động sản trong nước, biến động lạm phát của một số quốc gia gay gắt, nhưng ngành gỗ cũng phải tìm đường phát triển thay thế cho các sản phẩm nội thất, đó là tận dụng phế phẩm ngành gỗ, bù vào chỗ khuyết của xuất khẩu.

Viên nén để xuất khẩu sang Nhật do một doanh nghiệp tại Nghệ An sản xuất. Ảnh: Vũ Long/báo Lao Động.
Trong khi xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ giảm thì xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ tăng mạnh. Việt Nam xuất khẩu viên nén gỗ chủ yếu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu, còn dăm gỗ xuất đi thị trường Trung Quốc. Trung Quốc mua dăm gỗ làm nguyên liệu sản xuất các loại bao bì giấy và làm viên nén.
Thông tin từ những doanh nghiệp tận dụng phế phẩm ngành gỗ, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn của các sản phẩm phụ, phế phẩm ngành gỗ của Việt Nam.
Nếu như trước đây có nhiều doanh nghiệp cung ứng phế phẩm dăm gỗ cho thị trường Trung Quốc như Australia, Brazil, Việt Nam, thì trong giai đoạn biến động kinh tế, chỉ còn Việt Nam là nhà cung ứng. Thiếu nguồn cung, Trung Quốc quay sang Việt Nam thu mua dăm gỗ và viên nén, thậm chí lá cây, vỏ cây họ cũng mua và để thu mua đủ nhu cầu họ phải đẩy giá mua lên gấp đôi.
Nếu trước đây giá chỉ khoảng 110 USD/tấn dăm gỗ, viên nén bây giờ tăng lên 180 USD/tấn, tăng hơn 50%. Đây là điểm khơi thông cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam trong giai đoạn khó khăn nhất.
Thống kê từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước có khoảng 300 cơ sở sản xuất viên nén để xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết viên nén gỗ được làm hoàn toàn từ phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, lá cây, cành cây nhỏ, đầu mẫu gỗ vụn. Nguồn phế-phụ phẩm này được thải ra từ hệ thống các xưởng xẻ, xưởng ván bóc, xưởng dăm… Dòng sản phẩm từ phụ, phế phẩm ngành gỗ này có tiềm năng lọt vào Top các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu trị giá trên tỷ đô.
Hiện sức mua của thế giới tăng trưởng rất nhanh khi mà nguyên liệu gốc nhất là nhiên liệu hóa thạch ngày càng đắt đỏ và khan hiếm. Cho đến nay xu thế đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện than phát thải khí CO2 ngày càng nhiều thì các nguyên liệu có tính chất bảo vệ môi trường như viên nén gỗ có thị trường rất lớn.
Ông Đỗ Văn Hải, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất-Xuất Nhập khẩu lâm sản Hải Oanh, chia sẻ với TTXVN: "Nhờ vào sản xuất, xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ, doanh nghiệp mới có thể trụ được, nếu chúng tôi chỉ xuất khẩu thanh gỗ, thì có thể sẽ không chịu nổi với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, đặc biệt là biến động lãi suất ngân hàng tăng cao như hiện nay."
Chính vì vậy, muốn trụ vững và mang lại lợi nhuận, duy trì sản xuất, dù là bất kì sản phẩm nào, doanh nghiệp cũng cần đầu tư chất lượng, dù là bán phụ phẩm ngành gỗ. Từ chất lượng, các doanh nghiệp mới có thể khẳng định uy tín trên thị trường, có được khách hàng tin cậy, phát triển bền vững.
Thị trường xuất khẩu gỗ năm 2023 sẽ ra sao?
Nhận định về tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2023, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM(HAWA), cho rằng đầu năm sẽ không có nhiều tăng trưởng, kỳ vọng đến tháng 3, 4, sau mùa hội chợ đầu năm, doanh nghiệp bắt đầu có đơn hàng nhiều hơn.
"HAWA đang nỗ lực làm hội chợ HawaExpo vào cuối tháng 2/2023, hy vọng đây là hội chợ giúp doanh nghiệp bắt đầu lấy được hàng; cũng kỳ vọng lạm phát của thế giới sẽ về mức trong kiểm soát. Hy vọng đến tháng 6, nếu kiểm soát được lạm phát thì nguồn lực phát triển sẽ dành cho nửa cuối năm 2023", ông Nguyễn Chánh Phương nhận định.
Thực tế hiện nay, Mỹ vẫn là thị trường chính của ngành gỗ Việt Nam. Khi thị trường này khủng hoảng, Việt Nam cũng sẽ có nhiều rủi ro. Tìm kiếm thị trường mới, gần Việt Nam hơn như thị trường châu Á cũng đang là giải pháp nhiều doanh nghiệp đang ráo riết thực hiện trong bối cảnh giá nguyên liệu sản xuất, chi phí vận chuyển tăng mạnh như hiện nay. Ngoài ra những thị trường như Australia, Canada hay Trung Đông cũng là được đánh giá là rất tiềm năng cho gỗ Việt Nam.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 710 tỷ USD trong 11 tháng 07/12/2024 10:00
Xuất khẩu rau quả có thể vượt 7 tỷ USD 30/07/2024 19:00
Cùng chuyên mục

Tổ chức quốc tế tiếp tục lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Kinh tế 17/03/2025 12:00

Khơi thông các điểm nghẽn để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế 16/03/2025 17:00

Khi sắp xếp đơn vị hành chính, lương tối thiểu áp dụng thế nào?
Kinh tế 16/03/2025 12:00

Nặng nỗi lo thiếu vật liệu xây dựng
Kinh tế 16/03/2025 06:00

Giá vàng nhẫn trơn phá đỉnh với 96,5 triệu đồng/lượng
Kinh tế 14/03/2025 14:55

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với 3 địa phương để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng
Kinh tế 14/03/2025 06:00
Các tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Sự phát triển của doanh nghiệp là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước
Kinh tế 13/03/2025 17:00

Bảo hiểm nhân thọ lợi nhuận âm: Chuyển giá hay chịu lỗ chờ thời?
Kinh tế 12/03/2025 17:00

UKG Group của ông Phạm Văn Quang bị phát hiện không tuân thủ quy định của Chính phủ
Kinh tế 12/03/2025 16:00

Kinh tế Mỹ dần lộ những "vết nứt"
Kinh tế 11/03/2025 15:00

Nhiệm vụ trong tâm để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới
Kinh tế 11/03/2025 12:00

GELEX đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng năm 2025, cổ tức 10%
Kinh tế 11/03/2025 09:00

Nghiên cứu gia hạn giảm 2% VAT 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026
Kinh tế 11/03/2025 08:00

Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Thủ đô
Kinh tế 10/03/2025 20:20

Tháo gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô
Kinh tế 10/03/2025 18:00

Mỹ bác bỏ kế hoạch chặn đứng "hạm đội bóng tối’ của Nga
Kinh tế 10/03/2025 13:00

Bộ Tài chính: Tiến độ kiểm kê tài sản không đồng đều giữa các đơn vị
Kinh tế 08/03/2025 17:00

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm nhẹ
Kinh tế - Tài chính 08/03/2025 14:00

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2% trong 2 tháng đầu năm 2025
Kinh tế 07/03/2025 10:00

Tạo ngoại lệ cho ô tô, TT Trump "nhượng bộ" hay tính đường lui cho Mỹ?
Kinh tế 07/03/2025 08:00

‘Trùm’ bán ô tô MG, Mercedes nhắm mục tiêu lãi 260 tỷ năm 2025
Kinh tế - Tài chính 06/03/2025 18:00

"Công ty có phụ nữ trong lãnh đạo đạt kết quả tài chính tốt hơn"
Kinh tế 06/03/2025 16:00

Các yếu tố vĩ mô đang hỗ trợ cho tăng trưởng đầu tư công
Kinh tế - Tài chính 06/03/2025 07:00

CPI tháng 2 của Hà Nội tăng nhẹ
Kinh tế 05/03/2025 17:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58