Việt Nam sẵn sàng đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

Các chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam đã trải qua 3 làn sóng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đang ở chân làn sóng thứ tư sau khi quan hệ Việt-Mỹ được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện tháng 9/2023.

Sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư

Sau hiệu ứng gia nhập WTO, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam suy giảm trong vòng gần 1 thập kỷ kể từ năm 2008 và tăng trở lại kể từ năm 2017. Do tác động của đại dịch Covid-19, vốn FDI đăng ký sụt giảm trong giai đoạn 2020-2022. Tuy nhiên, vốn FDI đăng ký bật tăng 32,1% so với cùng kỳ lên 36,6 tỷ USD trong năm 2023, chỉ thua mức 38 tỷ USD của năm 2019 - mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây.

Việt Nam sẵn sàng đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành thu hút được quan tâm nhiều nhất, chiếm trên 50% tổng số vốn đăng ký trong giai đoạn 2021-2023 và đạt mức cao nhất (64,2%) trong giai đoạn 2016-2023. Năm 2023, ngành này duy trì vị thế dẫn đầu, thu hút hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64% tổng vốn FDI đăng ký và tăng gần 40% so với năm trước. Trong đó, nguồn vốn đăng ký cấp mới đạt gần 15,85 tỷ USD, gấp hơn 2 lần lượng vốn cấp mới trong năm 2022.

Việt Nam sẵn sàng đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

Điểm khác biệt rõ rệt của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây là chất lượng được nâng lên. Kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 50 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay đã được chọn lọc kỹ càng hơn theo hướng ưu tiên dự án FDI công nghệ cao, công nghệ mới nổi và có hiệu ứng lan tỏa.

Nhờ nhiều lợi thế, nước ta đã thu hút một loạt dự án FDI thuộc các ngành sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, sản xuất chip. Tiêu biểu là: Tập đoàn Amkor đầu tư 1,6 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn tại Bắc Ninh; Foxconn đầu tư 1,5 tỷ USD vào Thanh Hóa và 300 triệu USD để sản xuất iPad, AirPods tại Bắc Giang; Luxshare-ICT đầu tư thêm 330 triệu USD mở rộng nhà máy sản xuất tại Bắc Giang; Hana Micron mới khánh thành nhà máy chất bán dẫn trị giá 600 triệu USD tại Bắc Giang và dự kiến nâng mức đầu tư tại Việt Nam lên 1 tỷ USD vào năm 2025.

Một xu hướng khác là một số nhà đầu tư nước ngoài tập trung khai thác thị trường nội địa Việt Nam thay vì hướng đến xuất khẩu. Trong đó, các nhà bán lẻ Nhật Bản như Uniqlo, Muji, Sasuko và Aeon liên tục công bố kế hoạch mở rộng ở nước ta. Mới đây nhất, Aeon công bố kế hoạch đầu tư thêm 500 triệu để xây mới hai trung tâm thương mại tại Cần Thơ và Bắc Giang.

Ông Ryotaro Hagiwara, Trưởng phòng nghiên cứu, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, nếu như trước đây FDI từ Nhật Bản ở Việt Nam chủ yếu là chế biến, chế tạo hướng đến xuất khẩu, thì gần đây, các doanh nghiệp xứ “Mặt trời mọc” quan tâm nhiều hơn đến bất động sản và bán lẻ nhằm khai thác tiềm năng phát triển của thị trường nội địa. Ngoài ra, nhà đầu tư Nhật còn quan tâm đến chuyển đổi số và kinh tế xanh.

Một sự dịch chuyển đáng chú ý khác là dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc tăng đều và mạnh trong vài năm trở lại đây, nhất là sau khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung được đẩy lên mức mới dưới thời Tổng thống Donald Trump. Làn sóng trở lại của doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy lĩnh vực linh kiện điện tử, pin năng lượng tái tạo, công nghiệp phụ trợ... đang là trọng tâm chuyển dịch đầu tư. Đồng thời, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của Apple sang Việt Nam ngày càng rõ nét.

Động lực đầu tư từ hội nhập và nâng cấp quan hệ

Cho đến nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 19 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ kín các châu lục, chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế. Vị thế cởi mở với hội nhập toàn cầu này giúp nước ta thu hút được dòng vốn FDI bền vững trong những năm qua bất chấp sự suy giảm hoạt động đầu tư trên toàn cầu.

Với ngoại giao chính trị đóng vai trò mở lối cho ngoại giao kinh tế, việc nâng cấp quan hệ với một số cường quốc kinh tế như Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản trong vòng một năm trở lại đây và các cuộc thăm viếng cấp cao đã tạo thêm xung lực mới cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của nguyên thủ các nước cũng như các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo nước ta, nhiều thỏa thuận, văn bản hợp tác trong lĩnh vực đầu tư được ký kết.

Việc nâng cấp quan hệ với các đối tác kinh tế lớn tạo kỳ vọng về một làn sóng đầu tư mới, chất lượng cao vào Việt Nam. Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng 9/2023, hai nước đã thỏa thuận về hợp tác toàn diện, phát triển thị trường sản xuất công nghệ cao và bán dẫn giữa hai quốc gia. Trong khi đó, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Nhật Bản trung tuần tháng 12 đã mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Với một loạt thỏa thuận hợp tác được công bố, chuyến công tác được đánh giá là bước khởi đầu cho một làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào các lĩnh vực mới tại Việt Nam trong tương lai gần.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá, hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường và thu hút các nguồn vốn đầu tư có chất lượng là nội dung trọng tâm trong các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao. Việc nước ta nâng cấp quan hệ với các đối tác lớn trong năm qua đã tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, mở ra nhiều cơ hội cho địa phương và doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm 2023, nước ta đã ký hiệp FTA với Israel và đang tích cực đàm phán FTA với các đối tác khác; ký trên 70 văn kiện hợp tác của các bộ, ngành và gần 100 thỏa thuận hợp tác của các địa phương và hàng trăm thỏa thuận của các doanh nghiệp.

Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Theo các chuyên gia phân tích và nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam có thể tiếp tục là điểm đến đầu tư được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong thời gian tới khi dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất. Rủi ro địa chính trị trên thế giới và sự chuyển dịch kinh tế của Trung Quốc cũng khiến các nhà đầu tư, bao gồm doanh nghiệp Mỹ, chọn Việt Nam là thị trường mới để đặt nhà máy, hoặc xem xét chiến lược Trung Quốc+1.

Việt Nam sẵn sàng đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm dự án nhà máy sản xuất chất bán dẫn Hana Micron Vina tại Bắc Giang. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Đặc biệt, chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội có thể sẽ là đem đến một cơ hội, kích thích các khoản đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, mở ra làn sóng FDI lần thứ tư, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao. Nhiều thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa doanh nghiệp và cơ quan chính phủ hai nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn. Trong chuyến công tác tại Mỹ cuối tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ như Nvidia, Tesla, Microsoft… Kết quả từ các nỗ lực mời gọi “đại bàng” là trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 12, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Nvidia, ông Jensen Huang, đã cam kết biến Việt Nam thành “quê hương thứ hai” và thành lập pháp nhân tại đây.

Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham), nhắc lại việc có một đoàn doanh nghiệp hùng hậu nhất từ trước đến nay tháp tùng Tổng thống Yoon Suk Yeol trong chuyến thăm Hà Nội tháng 6/2023. Ông Hong Sun nhấn mạnh các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào các ngành khoa học công nghệ cao như chất bán dẫn để đáp đứng nhu cầu phát triển của Việt Nam.

Trước những lo ngại về năng lực tiếp nhận dòng vốn mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố như hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, cơ chế chính sách, nghiên cứu phát triển, chiến lược và nguồn nhân lực để làm chủ và đón làn sóng đầu tư vào ngành bán dẫn.

Nguồn: Việt Nam sẵn sàng đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

Minh Tuấn
nhadautu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hơn 15.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4

Hơn 15.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có hơn 15,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 175,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 95 nghìn lao động, tăng 8,4% về số doanh nghiệp, tăng 55% về vốn đăng ký và giảm 9% về số lao động so với tháng 3/2024.
Ông Đặng Thành Tâm muốn sang tay 25 triệu cp Saigontel cho công ty liên quan?

Ông Đặng Thành Tâm muốn sang tay 25 triệu cp Saigontel cho công ty liên quan?

Ông Đặng Thành Tâm muốn thoái 25 triệu cp SGT, dự kiến hạ sở hữu xuống 6,8% vốn. Ngược lại, CTCP Đầu tư Phát triển DTT dự kiến gom vào số lượng tương ứng.
Khang Điền lãi bao nhiêu trong quý đầu năm?

Khang Điền lãi bao nhiêu trong quý đầu năm?

Kết quả kinh doanh trong quý đầu năm của Khang Điền giảm mạnh so với cùng kỳ và tương đương với quý IV/2023.
Doanh nghiệp kỳ vọng môi trường kinh doanh được cải thiện thực chất hơn

Doanh nghiệp kỳ vọng môi trường kinh doanh được cải thiện thực chất hơn

Trong bối cảnh kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được coi là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Việt Nam được đánh giá đã có nhiều chuyển biến rất tích cực về cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả này so với mong muốn của doanh nghiệp thì vẫn còn khoảng cách đáng kể.
Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới

Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 4, xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1.8 tỷ USD.
Lo ngại áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Lo ngại áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Ở thời điểm này, nhận định về chỉ tiêu lạm phát năm 2024 là hơi sớm. Hầu hết các tổ chức và chuyên gia đều nhận định, nhiều khả năng lạm phát năm 2024 sẽ cao hơn năm 2023, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, nhìn vào con số thống kê lạm phát quý đầu tiên của năm cho thấy, áp lực lạm phát vẫn hiện hữu và không thể chủ quan, lơ là trong điều hành.

Các tin khác

DIC Corp lỗ trăm tỷ

DIC Corp lỗ trăm tỷ

Kết quả kinh doanh trong ba tháng đầu năm của DIC Corp lỗ hơn trăm tỷ do hàng bán bị trả lại. Một số hoạt động khác mới phát sinh trong kỳ kế toán bao gồm cho công ty liên kết vay 359 tỷ đồng và bổ sung thêm vốn từ trái phiếu cho dự án Long Tân.
SBS: ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 bất thành

SBS: ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 bất thành

Sáng ngày 29/04, CTCP Chứng khoán SBS (UPCoM: SBS) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Tổng số cổ đông chốt danh sách để tiến hành ĐHĐCĐ tính đến 25/03/2024 là 19,973 cổ đông.
Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Cổ phiếu các hãng bay liệu còn hấp dẫn?

Cổ phiếu các hãng bay liệu còn hấp dẫn?

Định giá các doanh nghiệp Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng đang ở mức hấp dẫn trong khi các doanh nghiệp hàng không vẫn cần thêm thời gian hồi phục.
Xử phạt trên 224 triệu đồng đối với hộ kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc trên Tiktok

Xử phạt trên 224 triệu đồng đối với hộ kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc trên Tiktok

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre vừa ban hành Quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh P.H.N với tổng số tiền phạt phải nộp vào ngân sách nhà nước 224.276.517 đồng...
Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu

CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn thuận lợi do thế giới thiếu hụt nguồn cung

Xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn thuận lợi do thế giới thiếu hụt nguồn cung

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 414,31 nghìn tấn cao su, với kim ngạch đạt 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023... Giá cao su xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1.466 USD/tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước…
Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm của EVN

Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm của EVN

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 26/4/2024 phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Hoà Phát: Nợ vay vọt tăng 12.000 tỷ sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" dự án Dung Quất 2

Hoà Phát: Nợ vay vọt tăng 12.000 tỷ sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" dự án Dung Quất 2

Qua một quý, Hoà Phát (mã: HPG) đã ghi nhận tăng hơn 12.000 tỷ đồng tiền vay nợ so với đầu năm. Phần lớn trong khoản này được doanh nghiệp rót vào "quả đấm thép" Gang thép Dung Quất 2.
Công ty Cổ phần xây lắp thương mại 2 bị phong tỏa tài khoản

Công ty Cổ phần xây lắp thương mại 2 bị phong tỏa tài khoản

Công ty CP Xây lắp thương mại 2 do nợ số tiền gần 650 triệu đồng quá 90 ngày nên đã bị Cục Thuế tỉnh Bình Dương quyết định phong tỏa tài sản để thu tiền nợ thuế.
Hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi hơn trên các sàn thương mại

Hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi hơn trên các sàn thương mại

Các sản phẩm kém chất lượng ngày càng xuất hiện phổ biến trên các sàn thương mại điện tử, gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và doanh nghiệp.
ĐHCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm, có loại giảm hơn 700 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, có loại giảm hơn 700 đồng/lít

Giá xăng ngày 25/4 giảm theo xu hướng thế giới tuần qua, mức giảm dao động từ 310 đồng đến 320 đồng/lít. Giá dầu diesel cũng giảm 730 đồng/lít.
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hướng tới doanh thu 200.000 tỷ đồng

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hướng tới doanh thu 200.000 tỷ đồng

Tập đoàn Vingroup đặt mục tiêu năm 2024 là 200.000 tỷ đồng doanh thu và 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá năm 2024

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá năm 2024

Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu là trọng tâm của công tác quản lý, Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá trong năm 2024, tương ứng dự báo CPI bình quân.
Việt Nam chi 2,1 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu trong quý 1

Việt Nam chi 2,1 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu trong quý 1

Việt Nam đã nhập khẩu khoảng hơn 2,5 triệu tấn xăng dầu trong quý 1/2024. Trong đó, Malaysia là thị trường cung cấp nhiều xăng dầu nhất cho Việt Nam, tiêp đến là thị trường Hàn Quốc.
Masan hoàn tất huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital

Masan hoàn tất huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital

Masan tiếp nhận 6.228 tỷ đồng tiền mặt thuần từ khoản đầu tư này, giúp cải thiện đáng kể bảng cân đối kế toán của công ty.
ĐHĐCĐ TPBank: Chốt chia cổ tức 25%, TGĐ nói về các khoản dư nợ của Novaland và Hưng Thịnh

ĐHĐCĐ TPBank: Chốt chia cổ tức 25%, TGĐ nói về các khoản dư nợ của Novaland và Hưng Thịnh

Năm 2024, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỷ đồng, tăng hơn 34% so với năm 2023. Ngân hàng cũng dự kiến sẽ chia cổ tức tỷ lệ 25% trong đó 5% bằng tiền mặt 20% bằng cổ phiếu, đổi từ kế hoạch giữ lại toàn bộ lợi nhuận trước đó.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động