Giá vàng ngắn hạn giảm là cơ hội mua vào?
Giá vàng miếng SJC theo niêm yết của Công ty Bảo tín Minh Châu cũng đã giảm nhẹ xuống mức 84,5 triệu đồng/lượng. |
Trong tuần này, giá vàng quốc tế đã liên tục giảm ở những phiên đầu tuần xuống tới mức 2.600 USD/oz do kỳ vọng của thị trường về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu thay đổi. Báo cáo việc làm mạnh mẽ của tuần trước, cộng với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao hơn dự kiến, đã buộc thị trường phải giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ của FED vào tháng tới.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lưu ý rằng nền kinh tế Mỹ chậm lại sẽ tiếp tục gây áp lực buộc FED phải cắt giảm lãi suất, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút. Điều này cộng với tâm lý người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống còn 68,9 điểm, so với mức tháng 9 là 70,1 điểm và xung đột địa chính trị Trung Đông vẫn phức tạp, đã đẩy giá vàng tăng trở lại mức 2.661 USD/oz và đóng cửa tuần ở mức 2.656 USD/oz.
Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC theo niêm yết của Công ty Bảo tín Minh Châu cũng đã giảm nhẹ xuống mức 84,5 triệu đồng/lượng. Trong khi giá vàng nhẫn cũng giảm xuống 83,25 triệu đồng/lượng.
Dù FED có thể giảm tốc độ cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nhưng các nhà đầu tư đừng quên rằng, chính sách tiền tệ của Mỹ chỉ là một yếu tố tác động đến giá vàng. Nhiều ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục mua vàng, ngay cả khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã không tham gia vào cuộc chơi này trong 5 tháng qua, ít nhất là về mặt chính thức.
Không khó để tin rằng nhiều ngân hàng trung ương đang mua vàng một cách bí mật. Trong Báo cáo xu hướng toàn cầu mới nhất, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) tiết lộ khoảng 67% ước tính về lượng mua vàng của các ngân hàng trung ương đã không được báo cáo trong quý 2/2024. Đây là một trong những yếu tố ngầm hỗ trợ cho đà tăng giá vàng trong thời gian qua.
Đáng chú ý, nhiều ngân hàng trung ương đã tuyên bố chính thức sẽ tiếp tục mua vàng dự trữ. Theo dự thảo ngân sách liên bang Nga, chính phủ Nga đang cân nhắc chi 51 tỷ rúp (535,5 triệu USD) trong 3 năm tới để bổ sung vàng trong quỹ dự trữ ngoại hối của mình…
Khi nhu cầu của ngân hàng trung ương tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trên thị trường vàng, những câu hỏi mới đang được đặt ra về việc tất cả số tiền đó đang đi đâu và tác động thế nào đến đồng USD? Chắc chắn, việc giảm tỷ trọng USD trong quỹ dự trữ ngoại hối của nhiều quốc gia sẽ khiến USD giảm giá dần.
Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên BRICS đang đẩy mạnh hoán đổi nội tệ, sử dụng đồng tiền điện tử trong giao thương quốc tế cũng tạo sức ép giảm giá không nhỏ cho USD.
Ngoài ra, mức nợ công của Mỹ cao kỷ lục đang làm suy yếu sức mua của USD. “Mặc dù Mỹ sẽ có tân Tổng thống vào năm tới, nhưng không ứng cử viên Tổng thống nào đang đề cập đến mức nợ của quốc gia, hiện đã vượt quá 35 nghìn tỷ USD, và thâm hụt ngân sách chính phủ sẽ tiếp tục tăng bất kể ai sẽ kế nhiệm Tổng thống Biden”, bà Chantelle Schieven, Trưởng phòng nghiên cứu tại Capitalight Research, cho biết và nhấn mạnh đây là yếu tố tiềm ẩn rủi ro giảm giá mạnh đối với USD.
Giá vàng ngắn hạn sẽ biến động khó lường. |
Đồng USD đã và đang chịu quá nhiều sức ép giảm giá, thì đương nhiên sẽ hỗ trợ tích cực cho giá vàng trong trung và dài hạn.
Trong ngắn hạn, theo nhiều chuyên gia, đà tăng mạnh của giá vàng đang bị chi phối mạnh bởi xung đột Trung Đông. Nguy cơ chiến tranh lan rộng ở khu vực Trung Đông đã và đang đẩy dòng vốn đầu tư trú ẩn vào vàng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản ngăn chặn khu vực rơi vào cuộc chiến lớn hơn. Các quan chức Israel vẫn khẳng định với những người đồng cấp Mỹ rằng phản ứng của họ đối với cuộc tấn công của Iran sẽ được "hiệu chỉnh". Mặc dù vẫn chưa cung cấp danh sách cuối cùng các mục tiêu tiềm năng, nhưng Israel ít có khả năng tấn công các cơ sở dầu mỏ hoặc các địa điểm hạt nhân của Iran. Bởi vì, những mục tiêu cực kỳ nhạy cảm này có thể sẽ gây ra phản ứng leo thang từ phía Iran, bao gồm cả khả năng nhắm vào các địa điểm sản xuất dầu của các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Do đó, rủi ro điều chỉnh đối với giá vàng ngắn hạn vẫn còn lớn.
Theo ông Colin, Chuyên gia phân tích ngoại hối độc lập, xung đột Trung Đông ảnh hưởng rất lớn đến giá vàng ngắn hạn, và điều này đang giữ giá ở mức ổn định. Miễn là các nhà đầu tư tiếp tục tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn, chúng ta có thể thấy giá vàng ngắn hạn sẽ tăng lên 2.700 USD/oz. Tuy nhiên nếu xung đột Trung Đông lắng xuống, giá vàng ngắn hạn có thể sẽ giảm mạnh xuống dưới 2.600 USD/oz, thậm chí sát mức 2.500 USD/oz. Đây sẽ là cơ hội tốt để mua vào đầu tư dài hạn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức
Kinh tế 20/12/2024 11:23
Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động
Kinh tế - Tài chính 20/12/2024 10:11
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản
Kinh tế 20/12/2024 10:07
Trung Quốc thận trọng kích thích kinh tế, nhà đầu tư ngoại lo ngại
Kinh tế 18/12/2024 15:05
Giá vàng 'bất động' chờ Fed
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 06:00
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu
Kinh tế 17/12/2024 15:21
Các tin khác
Giá vàng miếng SJC lại quay đầu giảm “sốc”
Kinh tế 17/12/2024 12:00
Động lực nào cho tăng trưởng của Việt Nam bứt phá?
Kinh tế 17/12/2024 09:00
Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Kinh tế - Tài chính 16/12/2024 19:14
Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Áp lực toàn cầu và giải pháp của Việt Nam
Kinh tế 16/12/2024 18:08
ESG - Chìa khóa vàng cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới
Kinh tế 16/12/2024 15:42
Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM
Kinh tế 16/12/2024 14:49
Giá vàng tuần tới: FED sẽ “bật mí” định hướng mới?
Kinh tế 16/12/2024 06:00
Quản trị ESG: Chiến lược trong thời đại mới
Kinh tế 15/12/2024 17:00
Xây dựng doanh nghiệp bền vững: Góc nhìn từ khía cạnh xã hội (Social) trong ESG
Kinh tế 15/12/2024 10:00
Tôn trọng và phát triển nguồn nhân lực: Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Kinh tế 15/12/2024 09:09
Kinh tế Đông Nam Á sẽ ra sao dưới thời Trump 2.0?
Kinh tế 15/12/2024 08:00
Trung Quốc muốn Mỹ chọn đối thoại để giải quyết căng thẳng
Kinh tế 14/12/2024 14:00
Tăng trưởng GDP hai con số gắn liền với “sức khoẻ” của doanh nghiệp
Kinh tế 14/12/2024 08:00
TP HCM: Miễn thuế cho người khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Kinh tế 14/12/2024 07:00
Trung Quốc hạ lãi suất, tác động khó lường đến CNY
Kinh tế 13/12/2024 17:00
Kinh tế châu Á năm 2025: Những biến số khó lường
Kinh tế 13/12/2024 09:00
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
Kinh tế - Tài chính 12/12/2024 21:12
ADB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,4% năm 2024
Kinh tế 12/12/2024 09:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00