Vì sao cáp quang biển sửa mãi không xong
Vì sao Hassyu Việt Nam bị tạm thời “cấm cửa”? |
Vì sao nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ? |
99% lưu lượng Internet trên thế giới đi qua hệ thống cáp quang biển. Tính đến đầu năm 2023, trên thế giới có khoảng 550 tuyến cáp quang biển đang và chuẩn bị đưa vào vận hành với tổng chiều dài 1,4 triệu km, theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường viễn thông Telegeography.
Cáp ngầm hiện đại sử dụng công nghệ sợi quang. Các tia laser ở một đầu đi theo các sợi thủy tinh mỏng đến đầu kia của cáp. Những sợi thủy tinh này được bọc trong các lớp nhựa và thép bảo vệ.
Trên phần lớn độ dài của cáp, độ dày vào khoảng 25 mm, cân nặng khoảng 1,4 tấn cho mỗi km chiều dài. Các đoạn cáp gần bờ được gia cố vững chắc, dày và nặng hơn, vì đây là khu vực có nhiều hoạt động của con người có thể tác động đến cáp.
Bên trong quy trình sản xuất cáp quang biển, hạ tầng cung cấp gần như toàn bộ lưu lượng Internet trên toàn cầu. Ảnh: Business Insider. |
Phần lớn độ dày và trọng lượng cáp là của các lớp cách nhiệt và bảo vệ, còn sợi thủy tinh mang tín hiệu ánh sáng cực mỏng, chỉ gần bằng đường kính của một sợi tóc.
Vì sao cáp quang biển dễ đứt
Mặc dù được gia cố kỹ càng, khi bị mỏ neo của một con tàu lớn đến hàng nghìn tấn móc phải và rê đi thì cáp quang cũng chỉ như sợi chỉ, dễ dàng bị đứt, đại diện Viettel Networks giải thích.
Mỗi năm trung bình có hơn 100 vụ đứt cáp quang biển. “2/3 sự cố cáp là do các hoạt động của con người, chẳng hạn như lưới đánh cá và mỏ neo tàu mắc vào cáp. Nguyên nhân tiếp theo là thảm họa tự nhiên, động đất hoặc lở đất dưới đáy biển", Tim Stronge, Phó chủ tịch nghiên cứu tại TeleGeography, cho biết.
Cũng có những sự cố hy hữu khác, chẳng hạn như vào năm 2007, ngư dân Việt Nam đã cắt một sợi cáp ngầm để lấy vật liệu composite đem bán, làm mất 90% lưu lượng Internet của cả nước khi đó.
Cáp quang Internet có nhiều lớp vật liệu bảo vệ lõi, nhưng vẫn dễ dàng gặp sự cố. Ảnh: IDG. |
Tuy nhiên Stronge cũng lưu ý các sự cố này không nằm ngoài tính toán của các công ty ngành viễn thông, họ sẽ sử dụng nhiều tuyến cáp quang biển khác nhau để có phương án bù lưu lượng khi một tuyến gặp sự cố.
Đến nay, cáp quang biển vẫn là hạ tầng không thể thay thế đối với Internet toàn cầu. "Vệ tinh có thể kết nối các khu vực chưa được nối cáp quang, nhưng với phần lớn khu vực trên thế giới, cáp truyền được nhiều dữ liệu hơn với chi phí thấp hơn nhiều so với vệ tinh", theo TeleGeography.
Sửa cáp quang như thế nào
Các tuyến cáp quang trải dài qua nhiều quốc gia, thậm chí lục địa, và có thể nằm ở độ sâu lớn hơn đỉnh Everest, khiến việc sửa chữa tốn nhiều thời gian. Bước đầu tiên là tìm ra vị trí hư hỏng.
Thông thường, một xung ánh sáng được gửi qua cáp sẽ đi hết sang phía bên kia. Khi cáp đứt, đoạn đứt gãy sẽ phản xạ xung ánh sáng trở lại và các kỹ sư có thể đo thời gian xung quay trở lại để tìm ra vị trí vết đứt. Sau khi xác định được vị trí đứt, một tàu cáp sẽ được cử đến để sửa chữa.
Các đoạn cáp gặp sự cố phải được kéo lên thuyền để sửa chữa trong nhiều ngày. Ảnh: Nexans. |
Tàu kéo đoạn cáp bị hỏng lên từ đáy biển, tháo bỏ phần hư hỏng và nối đoạn cáp mới. Cáp sau đó được kiểm tra và hạ trở lại đáy biển. Nghe có vẻ đơn giản, những mỗi bước đều tiêu tốn nhiều thời gian. Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, quá trình nối cáp có thể tiêu tốn hàng chục giờ đồng hồ, thậm chí nhiều ngày.
Trước đó, tàu sửa chữa mất khoảng 3-5 ngày để đến cáp, đó là chưa kể đến thời gian chờ được cấp phép để có thể đi qua nhiều vùng biển khác nhau. Điều kiện thời tiết trên biển không phải lúc nào cũng thuận lợi, trong khi đó để sửa chữa cáp đòi hỏi tàu phải giữ nguyên một vị trí trên mặt biển trong suốt thời gian sửa chữa.
Theo các báo cáo về các lần sửa cáp quang, thời gian sửa chữa có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy theo các yếu tố vị trí cáp, mức độ thiệt hại.
Hoàng Nam
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng
Tiêu điểm 07/11/2024 13:46
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiêu điểm 05/11/2024 19:12
Các tin khác
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh
Tiêu điểm 05/11/2024 10:00
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025
Tiêu điểm 05/11/2024 06:00
Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực
Tiêu điểm 04/11/2024 06:15
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Tiêu điểm 01/11/2024 16:00
Công ty Entex, CNCTech trở thành hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam
Tiêu điểm 01/11/2024 09:56
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tiêu điểm 01/11/2024 09:28
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam
Tiêu điểm 31/10/2024 09:53
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
Tiêu điểm 30/10/2024 09:08
Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh
Tiêu điểm 27/10/2024 17:36
Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn
Tiêu điểm 27/10/2024 12:50
Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?
Tiêu điểm 26/10/2024 13:52
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
Tiêu điểm 25/10/2024 20:41
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm
Tiêu điểm 25/10/2024 16:34
Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp
Tiêu điểm 25/10/2024 15:18
Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Tiêu điểm 24/10/2024 21:35
Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?
Tiêu điểm 24/10/2024 19:00
Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi
Tiêu điểm 23/10/2024 06:05
Doanh nghiệp cảng biển vướng nhiều khó khăn bế tắc
Tiêu điểm 21/10/2024 06:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00