Tụt hậu trước mục tiêu, các thương hiệu thời trang gia tăng lượng phát thải
Nhiều rào cản khiến các thương hiệu thời trang chậm chân trong thực hiện các cam kết về phát triển bền vững. Ảnh: Ron Lach/Pexels |
Rào cản xanh
Đưa ra những hạn chế về nguồn lực và việc tập trung vào việc thắt chặt biên lợi nhuận thường đẩy các sáng kiến về tính bền vững xuống hàng thứ yếu, báo cáo của McKinsey cho thấy thách thức này đang ngày càng trầm trọng hơn.
Theo lý giải của công ty tư vấn quản trị toàn cầu này, với kiểu nhận nhận thức rằng các nỗ lực về tính bền vững liên quan đến chi phí tức thời, về mặt tài chính hoặc hoạt động, trong khi lợi ích thể hiện trong dài hạn và khó định lượng.
Trong khi việc giảm phát thải carbon hiệu quả đòi hỏi những thay đổi toàn diện trên toàn bộ mô hình hoạt động, bao gồm thiết kế, tìm nguồn cung ứng, tiếp thị và bán lẻ. Những thay đổi lớn như vậy đòi hỏi quy trình làm việc mới và tăng cường sự hợp tác liên chức năng, điều này có thể khó thực hiện.
Không những thế, sự phức tạp cũng tăng lên do nhu cầu có thông tin chi tiết về toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm các điểm nóng phát thải, máy móc sản xuất và hiệu quả năng lượng. Đi kèm với đó là việc phải đo lường phát thải chính xác cũng như thiết lập đường cơ sở cũng yêu cầu dữ liệu chính từ các cơ sở sản xuất, trong khi mức độ minh bạch từ các yêu cầu trên đều rất thiếu tại các thương hiệu.
Các nhà nghiên cứu tại McKinsey, cho rằng việc triển khai các chiến lược giảm phát thải cacbon quy mô lớn thường khó khăn hơn dự kiến. Để thực hiện thành công đòi hỏi một cách tiếp cận nghiêm ngặt tương tự như chuyển đổi số, bao gồm việc thiết lập lộ trình rõ ràng, cơ chế báo cáo, ưu đãi và quyền sở hữu doanh nghiệp mạnh mẽ.
Báo cáo cho biết bối cảnh nhà cung cấp phân mảnh cũng đặt ra một thách thức khác vì các thương hiệu thời trang thường làm việc với nhiều nhà cung cấp, khiến việc giải quyết vấn đề bền vững với từng nhà cung cấp riêng lẻ trở nên không thực tế.
Ngược lại, các nhà cung cấp thường thiếu nguồn lực để đầu tư vào cải tiến tính bền vững và phụ thuộc vào các thương hiệu để thúc đẩy những thay đổi này. Tuy nhiên, các thương hiệu có thể không được khuyến khích tài trợ cho những nâng cấp như vậy vì chúng cũng có lợi cho đối thủ cạnh tranh.
Theo McKinsey, hiện nay, ngành thời trang toàn cầu ước tính phải chịu trách nhiệm cho khoảng 3% đến 8% tổng lượng khí thải nhà kính, với dự báo sẽ tăng 30% vào năm 2030 nếu không có hành động bổ sung nào được thực hiện.
Báo cáo nêu rõ: "Sự cấp bách đặc biệt đối với ngành thời trang trong việc giảm lượng khí thải càng nhanh càng tốt, vì một số quốc gia có khả năng chịu sự tàn phá lớn nhất từ biến đổi khí hậu lại là trung tâm trong chuỗi giá trị thời trang".
Các vấn đề liên quan đến thời tiết cực đoan thường xuyên và dữ dội hơn xảy ra ở các nước sản xuất chính, trong đó có Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam - những nước xuất khẩu hàng may mặc có trị giá ước tính lên tới 65 tỷ USD đang cho thấy rõ điều đó.
Nhu cầu gia tăng tính bền vững của người tiêu dùng
Trong một cuộc khảo sát do Delta Global thực hiện, khoảng 92% người tiêu dùng hàng xa xỉ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết họ sẽ giảm mua hàng hoặc ngừng mua hàng từ các thương hiệu không có hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó 27% dừng hẳn. Riêng người tiêu dùng ở Hồng Kông có khả năng ngừng mua hàng thấp hơn một chút, ở mức 14%.
Báo cáo của McKinsey cũng cho biết người tiêu dùng hàng xa xỉ ở châu Á thích các thương hiệu tập trung vào tính bền vững, với hơn hai phần ba sẵn sàng chi nhiều hơn cho các thương hiệu này.
Thế hệ Gen Z thậm chí còn cam kết mạnh mẽ hơn, với 75% sẵn sàng tăng mua hàng. Người tiêu dùng châu Á sẽ trả nhiều hơn tới 21% cho các thương hiệu bền vững và Gen Z sẽ trả nhiều hơn tới 28%.
Một báo cáo khác được thực hiện bởi Bain & Co cũng cho thấy hơn 70% người tiêu dùng trên toàn cầu sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm có lợi cho sức khỏe hoặc môi trường. Tại châu Á – Thái Bình Dương, 90% người tiêu dùng đặc biệt muốn chi trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm có tính bền vững.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chi phí tăng và lạm phát đang nới rộng khoảng cách tài trợ cho các nhà bán lẻ đầu tư vào tính bền vững. Có tới 95% lượng khí thải carbon của các nhà bán lẻ đến từ chuỗi cung ứng của họ và các hệ thống bền vững đắt hơn. Trong khi biên lợi nhuận không đáng kể hoặc rất thấp khiến các nhà bán lẻ khó có thể chuyển từ cảm kết thành hành động thực sự.
Các nhà phân tích cho rằng lạm phát khiến người tiêu dùng nhạy cảm hơn với giá cả, nhưng đồng thời cũng khuyến khích họ xem xét lại những thói quen tiêu dùng vốn đã ăn sâu trong họ.
Bain & Co lưu ý rằng lạm phát cao đang làm trầm trọng thêm thách thức về khoảng cách tài trợ mà các nhà bán lẻ phải đối mặt khi đầu tư vào tính bền vững. Dù vậy, ngành thời trang cũng cần phải nỗ lực hơn nữa để chứng minh họ có thể tiếp tục mang lại những cải thiện về tính bền vững khi bối cảnh kinh tế trở nên khó khăn hơn. Nếu tụt hậu, các thương hiệu sẽ gánh hậu quả khi mất đi ‘trái tim và túi tiền’ ở khách hàng.
Bất chấp những khó khăn và thách thức đó, con đường phía trước với các thương hiệu thời trang vẫn còn nhiều cách để thúc đẩy sự tiến bộ về tính bền vững.
McKinsey lưu ý rằng giữa những trở ngại này, ngành thời trang có thể có vị thế tốt hơn để đạt được mục tiêu giảm phát thải carbon so với thực tế. Nhiều chi phí và giá trị tạo ra trong ngành đến từ các hoạt động ít carbon như thiết kế và tiếp thị, trong khi lượng khí thải tập trung ở các lĩnh vực như sản xuất nguyên liệu thô và vận chuyển. Do đó, có thể đạt được quá trình khử cacbon đáng kể với chi phí tương đối khiêm tốn.
Báo cáo của McKinsey, cho thấy các thương hiệu thời trang có thể giảm lượng khí thải GHG của họ hơn 60% với ít hơn 1 đến 2% doanh thu. Điều này không bao gồm khả năng giảm lượng khí thải từ các hoạt động như bán lại và cho thuê, phụ thuộc vào sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.
Để đẩy nhanh quá trình giảm phát thải carbon trong thời trang, theo McKinsey các thương hiệu nên thực hiện sáu hành động chính, bao gồm các thành tựu về tính bền vững để tạo ra giá trị thương mại bằng cách phù hợp với kỳ vọng của người tiêu dùng và nhấn mạnh những nỗ lực này thông qua các sản phẩm cung cấp rõ ràng, có cơ sở.
Các thương hiệu cũng nên tập trung vào vật liệu xanh và cải thiện hiệu quả năng lượng trong sản xuất vì lĩnh vực này chiếm khoảng 70% lượng khí thải của ngành, đồng thời hợp tác với các nhà cung cấp để tăng cường sử dụng năng lượng và chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, các thương hiệu thời trang nên xây dựng lộ trình khử cacbon chi tiết, nêu rõ các chiến lược và đường cơ sở phát thải, ưu tiên các hành động dựa trên chi phí và tác động, đồng thời sử dụng kế hoạch này để hướng dẫn và đẩy nhanh tiến độ…
Nguồn: Tụt hậu trước mục tiêu, các thương hiệu thời trang gia tăng lượng phát thải
Tin liên quan
Á hậu Bùi Khánh Linh diện đầm táo bạo tại Miss Intercontinental 2024 25/11/2024 16:53
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM 25/11/2024 16:00
Uống nước lá vối hàng ngày có nhiều công dụng ít người biết 25/11/2024 15:01
Cùng chuyên mục
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 24/11/2024 12:22
Đề xuất doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu
Kinh tế - Tài chính 23/11/2024 15:01
Alibaba loay hoay củng cố mảng thương mại điện tử
Thị trường 23/11/2024 10:00
Giá xăng, dầu giảm nhẹ
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 16:10
Giá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 10:43
SME Nghệ An “hưởng lợi” từ xúc tiến thương mại
Thị trường 20/11/2024 16:00
Các tin khác
Doanh nghiệp dệt may Nam Định bứt tốc cuối năm
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 09:00
Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam
Thị trường 17/11/2024 08:00
Năm 2024 thị trường hàng xa xỉ toàn cầu tăng trưởng ảm đảm
Kinh tế - Tài chính 16/11/2024 15:30
Năm 2024 thị trường hàng xa xỉ toàn cầu tăng trưởng ảm đảm
Thị trường 16/11/2024 08:00
Giá vàng nhẫn rơi tự do hơn 1 triệu đồng/lượng
Kinh tế - Tài chính 15/11/2024 11:13
Giá xăng, dầu giảm đến gần 400 đồng/lít
Thị trường 14/11/2024 18:10
Giá vàng nhẫn giảm chưa thấy đáy, người mua ôm lỗ
Kinh tế - Tài chính 14/11/2024 15:10
Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hà Lan
Thị trường 14/11/2024 12:00
Sàn TMĐT giảm giá "sốc", người tiêu dùng hưởng lợi hay rủi ro?
Kinh tế - Tài chính 09/11/2024 10:00
Hậu bầu cử Mỹ, giá vàng nhẫn giảm mạnh
Kinh tế - Tài chính 07/11/2024 13:49
Xuất khẩu ớt mang về cho Việt Nam hơn 22 triệu USD
Kinh tế - Tài chính 06/11/2024 18:15
Xuất nhập khẩu tăng tốc, doanh nghiệp kỳ vọng kỷ lục mới
Thị trường 06/11/2024 10:00
Hàng Việt đối mặt “cơn bão giá rẻ” xuyên biên giới
Kinh tế - Tài chính 05/11/2024 07:00
Cách thức xử lý điểm nghẽn trên thị trường vàng
Kinh tế - Tài chính 04/11/2024 18:15
Giá vàng nhẫn và vàng miếng đều giảm mạnh
Kinh tế - Tài chính 02/11/2024 11:47
Bộ Công Thương cảnh báo người dùng tuyệt đối không mua sắm trên Temu
Kinh tế - Tài chính 02/11/2024 11:41
Giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp
Kinh tế - Tài chính 31/10/2024 16:26
Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu
Kinh tế - Tài chính 31/10/2024 10:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00