Thương hiệu trị giá 2,8 tỷ USD Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia 2022-2024

Ngày 02 11 2022, tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam năm 2022, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) lần thứ 7 liên tiếp đã được vinh danh là THQG, sở hữu danh hiệu lớn này trong 14 năm liền từ 2010-2024.
Thương hiệu trị giá 2,8 tỷ USD Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia 2022-2024
Bà Nguyễn Thị Minh Tâm (áo vàng) – Giám đốc chi nhánh Vinamilk Hà Nội nhận biểu trưng Thương hiệu Quốc gia năm 2022

Danh hiệu này tiếp nối chuỗi thăng hạng về thương hiệu đầy ấn tượng trong năm nay ở cả trong và ngoài nước của Vinamilk như Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới và tiềm năng nhất toàn cầu với định giá 2,8 tỷ USD (Brand Finance), Thương hiệu giá trị cao nhất trong ngành F&B (Forbes Việt Nam).

Thương hiệu quốc gia – ngày càng gia tăng giá trị

Thông qua 3 tiêu chí cốt lõi thể hiện năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, bao gồm Chất lượng - Đổi mới; Sáng tạo; Năng lực tiên phong, giải thưởng Thương hiệu quốc gia năm nay đã tôn vinh 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm đạt THQG Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp đi đầu, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Thủ tướng cho rằng, giữa bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, có những yếu tố chưa có tiền lệ, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã nỗ lực vượt khó, thúc đẩy sản xuất, giữ vững thị trường nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia không chỉ thể hiện xuất sắc ở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, mà còn nêu cao tinh thần trách nhiệm xã hội, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín quốc gia Việt Nam.

Thương hiệu trị giá 2,8 tỷ USD Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia 2022-2024
Mộc Châu Milk được vinh danh đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022

Vào tháng 9/2022, theo báo cáo của Brand Finance, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển THQG và là THQG có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022 với mức kỷ lục 74%. Cụ thể, năm 2019 giá trị THQG Việt Nam là 247 tỷ USD, thì đến năm 2022, giá trị đã đạt đến 431 tỷ USD, giúp Việt Nam được nâng hạng trong Top 100 giá trị THQG mạnh trên thế giới. Sự tăng trưởng kỷ lục này cũng có dấu ấn rất lớn từ những thương hiệu năng động, nhạy bén biến thách thức thành cơ hội và quản trị thương hiệu tốt, từ đó góp phần gia tăng giá trị Thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.

Riêng trong ngành sữa, Vinamilk hiện là thương hiệu có giá trị cao nhất. Các sản phẩm đặc trưng, tạo dựng được tình yêu thương hiệu đối với người tiêu dùng như Sữa bột Vinamilk Dielac; Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk 100%; Sữa đặc có đường Ông Thọ; Sữa chua uống men sống Probi; Sữa chua Vinamilk đã tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt THQG năm 2022-2024.

Thương hiệu trị giá 2,8 tỷ USD Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia 2022-2024
Vinamilk là thương hiệu sữa được người tiêu dùng Việt chọn mua nhiều nhất 10 năm liền theo Kantar Worldpanel

Năm nay, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) với 2 sản phẩm chủ lực Sữa tươi và Sữa chua Mộc Châu Milk cũng đã lần đầu tiên được vinh danh là Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Sau gần 3 năm trở thành thành viên của Vinamilk, đây là kết quả đáng ghi nhận của quá trình đổi mới toàn diện về phát triển thương hiệu, hệ thống quản trị, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Mộc Châu Milk cũng nằm trong Top 25 thương hiệu F&B dẫn đầu với giá trị 28 triệu USD.

Với chủ đề “Kiến tạo tương lai – Enabling the future”, chương trình THQG mong muốn truyền tải thông điệp: Trên hành trình nâng tầm vị thế thương hiệu Việt để “sánh vai các cường quốc năm châu”, Chương trình THQG mang ý nghĩa giá trị bảo chứng về uy tín và chất lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các thương hiệu tự tin vươn mình trên dòng chảy thương nghiệp.

Thương hiệu trị giá 2,8 tỷ USD Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia 2022-2024
Vinamilk là thương hiệu sữa được người tiêu dùng Việt chọn mua nhiều nhất 10 năm liền theo Kantar Worldpanel

Chia sẻ về chủ đề này, bà Bùi Thị Hương – Giám đốc điều hành công ty Vinamilk cho biết: “Thương hiệu không bất biến mà sẽ luôn vận động trên những hành trình mới, theo những dòng chảy mới. Khi thế hệ người tiêu dùng thay đổi, hành vi và quyết định mua sắm thay đổi, hay đơn giản chỉ là chi tiêu, thị hiếu, sở thích thay đổi, cũng là thương hiệu ấy nhưng người tiêu dùng sẽ có những góc nhìn và tình cảm khác nhau. Đó là lý do trong 46 năm qua, thương hiệu Vinamilk luôn tìm kiếm sự đổi mới và sáng tạo, dựa trên những giá trị cốt lõi đã xây dựng, để không chỉ tiếp tục khẳng định được giá trị thương hiệu tại Việt Nam mà còn góp phần tích cực để mang THQG Việt Nam đi ra thế giới”.

Nâng cao giá trị cho thương hiệu sữa Việt

Từ đầu năm 2022 đến nay, Vinamilk liên tục tham gia các triển lãm, hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, Dubai… với nhiều sản phẩm mới, độc đáo được giới thiệu. Trong đó, doanh nghiệp này cũng đại diện cho Việt Nam tham gia góp tiếng nói ở nhiều diễn đàn, hội nghị quốc tế lớn của ngành sữa với các chủ đề về thương hiệu và phát triển bền vững.

Thương hiệu trị giá 2,8 tỷ USD Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia 2022-2024
Ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc điều hành Marketing Vinamilk chia sẻ câu chuyện về thương hiệu Dielac tại Hội nghị sữa châu Á vừa diễn ra tại Singapore cuối tháng 10/2022

Câu chuyện xây dựng tình yêu thương hiệu của đã được Vinamilk chia sẻ tại Hội nghị sữa châu Á tại Singapore (tháng 10/2022) với điển hình là hành trình 33 năm của một thương hiệu sữa bột trẻ em nổi tiếng Dielac "Khai phá – Thuyết phục – Khẳng định niềm tin – Đồng hành". Đây không chỉ là sản phẩm sữa bột trẻ em đầu tiên do một công ty Việt Nam sản xuất từng bước chinh phục người Việt mà còn là thương hiệu sữa đầu tiên được xuất khẩu của Việt Nam.

Việt Nam, cách đây hơn 30 năm gần như không có nhận diện thương hiệu trên thị trường sữa quốc tế. Thành công xuất khẩu lô sản phẩm Dielac đầu tiên năm 1997 là cột mốc lớn đánh dấu việc Việt Nam có thể xuất khẩu sản phẩm sữa ra nước ngoài, và còn là sữa bột cho trẻ em. Những năm sau đó, Vinamilk đã cho thấy sự nhạy bén trong việc xây dựng thương hiệu để gia tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu, và hơn thế là từng bước mang thương hiệu sữa của Việt Nam ra thế giới – đại diện Vinamilk chia sẻ tại Hội nghị sữa Châu Á.

Đến nay, sữa bột trẻ em Dielac vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk tại nhiều thị trường trên thế giới. Tên gọi “Dielac” cũng đã quen thuộc với các đối tác, nhà phân phối và người tiêu dùng nhiều nước. Từ đó, mở đường cho rất nhiều nhãn hiệu khác như sữa đặc Ông Thọ… bắt đầu hành trình “vươn xa” của mình.

Các chiến lược về định vị, xây dựng và đưa thương hiệu đi ra thế giới của Vinamilk đã góp phần giúp cho doanh nghiệp giữ phong độ trên hành trình tiến đến mục tiêu Top 30 Doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới (thứ hạng hiện tại: 36). Là thương hiệu tiềm năng nhất toàn cầu, theo các chuyên gia từ nhiều tổ chức đánh giá, Vinamilk còn nhiều cơ hội để thương hiệu sữa “tỷ đô” này tiếp tục gia tăng mạnh về giá trị trong giai đoạn mới.

Vinamilk tính đến nay đã xuất khẩu đi 57 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vinamilk hiện có hơn 45 đơn vị thành viên trong và ngoài nước, trong đó có đến 17 nhà máy, 15 trang trại cùng hơn 20.000 người lao động. Năm 2021, Vinamilk đạt doanh thu hơn 61.000 tỷ đồng, đóng góp ngân sách nhà nước 4.794 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng đang triển khai loạt dự án lớn như Nhà máy sữa Hưng Yên, Thiên đường sữa Mộc Châu, Liên doanh với Nhật trong mảng bò thịt…

thanhtra.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?

Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?

Sửa đổi Nghị định 24, bỏ cơ chế độc quyền, các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc và ngân hàng theo đó sẽ được phép sản xuất vàng miếng khi đáp ứng đủ quy định.
Hai kịch bản với chứng khoán

Hai kịch bản với chứng khoán

Các nhà đầu tư (NĐT) cần chuẩn bị ứng phó với 2 kịch bản có thể xảy ra với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sau khi kết thúc đàm phán thương mại Việt – Mỹ.
Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 17/6, kỳ vọng hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu.
Rút công bố mỹ phẩm: Lối thoát hợp pháp cho sản phẩm không đạt chuẩn?

Rút công bố mỹ phẩm: Lối thoát hợp pháp cho sản phẩm không đạt chuẩn?

Chỉ trong một ngày, gần 300 sản phẩm mỹ phẩm bị rút số công bố, đáng chú ý là trong số này có không ít sản phẩm mang thương hiệu lớn. Động thái bất thường diễn ra đúng thời điểm cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm, khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi: Phải chăng có doanh nghiệp đang tìm cách né tránh kiểm tra?
Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?

Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?

Hơn 1 triệu tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn do thiếu tài sản thế chấp và hồ sơ tín dụng yếu.
“Đón sóng” cổ phiếu bất động sản

“Đón sóng” cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu ngành bất động sản (BĐS) đã manh nha hồi phục khi thị trường BĐS tiếp tục có những tín hiệu tích cực.

Các tin khác

Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%

Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%

Các ngân hàng tung ra loạt gói vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhằm đẩy mạnh cho vay. Nhiều người kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm.
Xây dựng những cây cầu mới kết nối các doanh nghiệp Á – Âu

Xây dựng những cây cầu mới kết nối các doanh nghiệp Á – Âu

Bên cạnh các đối tác chiến lược truyền thống tại châu Á, các dòng vốn từ châu Âu vào thị trường Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng với mức tăng trưởng ấn tượng.
Cổ phiếu HPG: Kỳ vọng từ dự án đường sắt và lò cao đi vào hoạt động

Cổ phiếu HPG: Kỳ vọng từ dự án đường sắt và lò cao đi vào hoạt động

Cổ phiếu HPG đi ngang quanh vùng 26.000 đồng/cp, chờ đợi doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất thép cho dự án đường sắt và các lò luyện thép cao của Tập đoàn đi vào hoạt động.
Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng

Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng

Tổng lợi nhuận của các ngân hàng nhóm đầu đã tăng 10% so với cùng kỳ năm trước trong quý 1/2025, chủ yếu nhờ tăng mạnh thu nhập ngoài lãi, trích lập dự phòng tăng nhẹ.
NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại

NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại

NHNN sẽ cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng điều kiện được sản xuất vàng miếng cũng như được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
5 tháng năm 2025, VinFast bán hơn 56.000 ô tô điện

5 tháng năm 2025, VinFast bán hơn 56.000 ô tô điện

VinFast vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5/2025 tại thị trường Việt Nam, với tổng cộng 11.496 xe ô tô điện. Luỹ kế từ đầu năm đến nay đạt 56.187 xe.
"Cá mập" bảo hiểm ở đâu trong trung tâm tài chính quốc tế?

"Cá mập" bảo hiểm ở đâu trong trung tâm tài chính quốc tế?

Trụ cột bảo hiểm không chỉ là lá chắn bảo vệ cho các rủi ro về tài sàn, tài chính, thiên tai… có thể xảy ra trong trung tâm tài chính quốc tế, mà còn là nhà đầu tư lớn trong thị trường tài chính, đặc biệt là mảng trái phiếu.
Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?

Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?

Dù thanh khoản thị trường chứng khoán đang dồi dào, đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, thị trường vẫn đang đi ngang và chưa thể bứt phá . Các chuyên gia nhận định, yếu tố cốt lõi là niềm tin của nhà đầu tư cần thêm thời gian để củng cố, đặc biệt trong bối cảnh các bất định vĩ mô vẫn hiện hữu.
Vốn tín dụng tăng mạnh, cẩn trọng kiểm soát rủi ro

Vốn tín dụng tăng mạnh, cẩn trọng kiểm soát rủi ro

Dư nợ tín dụng đã ở mức gần 16,5 triệu tỷ đồng, dòng vốn ngân hàng đổ nhiều vào nền kinh tế phản ánh khả năng phục hồi của doanh nghiệp, điều kiện vay vốn thuận lợi hơn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay, việc gia tăng nguồn vốn tín dụng là cần thiết, song khả năng hấp thụ vốn còn phụ thuộc vào diễn biến thuế quan trên trường quốc tế cùng hiệu quả cải thiện điều kiện kinh doanh.
Sửa Luật Doanh nghiệp: Hạn chế chào bán trái phiếu riêng lẻ tràn lan

Sửa Luật Doanh nghiệp: Hạn chế chào bán trái phiếu riêng lẻ tràn lan

Tại Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về một số nội dung của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, trước khi Quốc hội dự kiến bấm nút thông qua vào ngày 17/6/2025.
Tiêu thụ điện cao kỷ lục, cung ứng than cho sản xuất điện ra sao?

Tiêu thụ điện cao kỷ lục, cung ứng than cho sản xuất điện ra sao?

Nắng nóng gay gắt trên diện rộng diễn ra ở miền Bắc và miền Trung khiến công suất tiêu thụ điện toàn quốc lên mức kỷ lục vào ngày 2/6. Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 81/CĐ-TTg, chỉ đạo “đảm bảo dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào”. Để thực thi được công tác đấu thầu mua than cho sản xuất điện, cần bảo đảm tiến độ và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Cơ hội phát triển nhanh, bền vững từ quản trị kinh doanh minh bạch

Cơ hội phát triển nhanh, bền vững từ quản trị kinh doanh minh bạch

Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ quan trọng đang được Đảng, Nhà nước quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. Đứng trước thời cơ phát triển, không ít doanh nghiệp (DN) vẫn còn lo lắng làm sao để được thụ hưởng chính sách ưu đãi, nhất là DN nhỏ và vừa. Giải toả nỗi băn khoăn này, nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tiên mà DN phải làm là đi từ quản trị kinh doanh (yếu tố G trong ESG: Môi trường - Xã hội - Quản trị), hướng tới minh bạch và tuân thủ pháp luật.
Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD mua phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD mua phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam trong tháng 5 đã thu về hơn 1,4 tỷ USD. Trong đó, Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này với kim ngạch đạt hơn 1,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn xuống 4%

Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn xuống 4%

Với điều kiện thị trường ngoại hối vẫn ổn định và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện cắt giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn xuống 4%, thậm chí thấp hơn.
Trái phiếu bất động sản hụt hơi, tín dụng lại "gánh" còng lưng

Trái phiếu bất động sản hụt hơi, tín dụng lại "gánh" còng lưng

Trái phiếu bất động sản lao dốc, doanh nghiệp lại ngả vào tín dụng. Ngược lại, ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu, một phần để bơm vốn vào chính lĩnh vực địa ốc.
Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ, "trồi sụt" quanh mốc 118 triệu/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ, "trồi sụt" quanh mốc 118 triệu/lượng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng nhẹ ở cả hai chiều mua vào - bán ra trong phiên sáng 10/6.
Ngân hàng chiếm ưu thế trên

Ngân hàng chiếm ưu thế trên 'sân chơi' tài sản số

Với vốn điều lệ tối thiểu 10.000 tỷ đồng, công ty vận hành sàn giao dịch tài sản số sắp thành lập bắt buộc phải có ngân hàng hoặc công ty con của ngân hàng tham gia. Giới chuyên gia nhận định, ngân hàng có lợi thế về tài chính, thanh khoản, am hiểu khách hàng và kinh nghiệm phòng chống rửa tiền.
C.P bị tố bán "thịt bẩn": Thế cạnh tranh các đại gia thực phẩm trên thị trường Việt

C.P bị tố bán "thịt bẩn": Thế cạnh tranh các đại gia thực phẩm trên thị trường Việt

Tố cáo liên quan đến thịt heo bệnh tại C.P. Fresh Shop làm dấy lên lo ngại về an toàn thực phẩm, đồng thời phơi bày sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ông lớn như C.P. Việt Nam, Dabaco, Masan, BAF... trong một thị trường đang tái cấu trúc mạnh mẽ theo hướng khép kín và minh bạch.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động