Thị trường bất động sản chờ những giải pháp đột phá về pháp lý và nguồn vốn
Ba vấn đề “cốt tử“ hiện nay của thị trường bất động sản Việt Nam |
Lối đi nào cho doanh nghiệp bất động sản trong 2023? |
Dự kiến vào ngày mai (17/2), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. Hội nghị có sự tham gia của các Phó Thủ tướng, lãnh đạo Bộ, ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, cùng với một số doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn và các chuyên gia kinh tế, tài chính.
Ngay trước thềm hội nghị, Bộ Xây dựng cho biết sẽ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn, giống như gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2016. Đề xuất này nếu thành hiện thực sẽ là liều thuốc quý trong bối cảnh thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khiến nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân.
Ngoài ra, cơ quan này cũng đề nghị Quốc hội sớm có Nghị quyết về thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn như vấn đề giao đất, dành quỹ đất cho nhà ở xã hội; chọn chủ đầu tư; ưu đãi cho chủ đầu tư nhà ở xã hội; xác định giá bán, thuê, đối tượng và điều kiện hưởng chính sách. Bởi các điểm nghẽn này đang khiến doanh nghiệp, chủ đầu tư không mặn mà với nhà ở xã hội.
Theo Bộ Xây dựng, nên xem việc đầu tư nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư bằng nguồn vốn trung và dài hạn của địa phương. Song, Bộ Xây dựng cũng đề xuất nới room tín dụng phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế trong năm 2023 và các năm tiếp theo, cũng như có biện pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.
Ngoài những đề xuất trên, thị trường bất động sản còn kỳ vọng tại hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản sắp diễn ra, Chính phủ và các bộ ngành khác sẽ có những giải pháp thiết thực giúp thị trường vượt qua khó khăn về dòng vốn và pháp lý.
Trao đổi với Reatimes về sự kiện quan trọng này, Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, đây là dịp để các doanh nghiệp phản ánh được những khó khăn, mong muốn và đề xuất và hy vọng Chính phủ, các ngân hàng cũng như các bộ ngành có mặt sẽ đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp và ngành bất động sản.
Tuy nhiên, ông Thịnh nhận định: "Điều quan trọng nhất làm sao để phục hồi được lòng tin của các nhà đầu tư đối với thị trường bất động sản nói riêng và các thị trường liên quan nói chung. Từ đó, giúp đẩy mạnh thị trường chứng khoán, tăng giá trị cổ phiếu, giúp các doanh nghiệp bất động sản có thể huy động thêm nguồn lực từ phát hành cổ phiếu. Chúng tôi cũng mong là sẽ có những thay đổi rất mạnh mẽ và quyết liệt từ việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 65, giúp các doanh nghiệp bất động sản có thể phát hành và trả nợ vay trái phiếu cũng như có nguồn lực thực hiện các dự án".
Đồng thời, ông Thịnh hy vọng, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương thì doanh nghiệp bất động sản cũng đẩy mạnh tái cấu trúc, thúc đẩy khởi công xây dựng nhiều hơn các dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, làm cho thị trường phát triển ổn định và bền vững hơn trong tương lai.
"Muốn tự cứu mình thì doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc. Nhiều doanh nghiệp hiện nay có 5 - 10 thậm chí 50 dự án thì rõ ràng không thể đủ nguồn lực để đầu tư dàn trải như thế. Bây giờ doanh nghiệp phải rà soát lại, mình có thể thực hiện dự án nào và bán đi những dự án không khả thi hay phải thực hiện liên doanh liên kết nhằm có nguồn vốn thực hiện.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải minh bạch thông tin, tài chính để xây dựng lòng tin với khách hàng mới bán được các bất động sản mới hình thành cơ bản. Doanh nghiệp cũng phải tiếp tục giảm giá sản phẩm. Hiện có những doanh nghiệp đã hạ giá 30 - 40% nhưng liệu đã đủ so với quá trình tăng giá từ những năm 2020 đến đầu năm 2022? Quá trình tái cấu trúc tất yếu phải có những nỗi đau, có những doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường nhưng chúng ta phải chấp nhận", ông Thịnh nói.
Về vấn đề lãi suất, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tình hình lạm phát tương đối ổn định ở mức dưới mức 4%. Đã đến lúc các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện khôi phục và tăng trưởng kinh tế. Điều này Ngân hàng Nhà nước đã làm từ cuối năm 2022, đầu năm 2023. Hy vọng lãi suất sẽ dần ổn định và giảm nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp bất động sản.
Về phía Chính phủ, ông Thịnh hy vọng những khó khăn về cơ sở pháp lý sẽ được rà soát tháo gỡ, giúp cho việc triển khai các dự án đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, nhà ở công nhân, để doanh nghiệp có quỹ đất sạch, có mặt bằng để triển khai. Chính phủ cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tiếp tục nguồn vốn và đơn giản thủ tục hành chính để giảm chi phí đầu tư, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Là một trong những đại diện tham dự hội nghị ngày 17/2, chia sẻ với Reatimes, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT GP.Invest cho biết, dù trong hoàn cảnh nào, các doanh nghiệp cũng phải cố gắng hết sức để nuôi sống bộ máy trước khi chờ các động thái của cơ quan quản lý. Trong bối cảnh pháp lý đang thay đổi và thị trường hạn hẹp về thanh khoản cũng như dòng vốn, hằng ngày doanh nghiệp vẫn phải tìm cách giải bài toán tìm nguồn tiền ở đâu, chọn phân khúc nào để dễ tiêu thụ...
Thế nhưng, dù đã nỗ lực vượt qua khủng hoảng, các doanh nghiệp vẫn rất cần sự chung tay của cơ quan quản lý trong việc tháo gỡ các khó khăn, đặc biệt về vấn đề pháp lý, bởi theo ông Hiệp: "Chúng ta phải nhìn rõ sự bất cập của pháp luật sẽ ảnh hưởng lớn như thế nào đến doanh nghiệp và nền kinh tế, trong đó có bất động sản. Thị trường bất động sản năm 2023 vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn nếu các khó khăn về pháp lý và nguồn vốn không được giải quyết".
Dưới vai trò Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, doanh nghiệp đang vướng cả về nguồn vốn lẫn pháp lý, cho nên đến giờ phút này không có dự án khởi công mới. Nguồn công việc cho các doanh nghiệp xây dựng, các đơn vị thi công vì thế rất khó khăn. Có thể nói các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng đang đứng trước nguy cơ không có việc làm, chỉ trừ xây dựng công nghiệp, chiếm khoảng 10%, còn lại toàn ngành, gồm xây dựng nhà ở và các dự án văn phòng, dân dụng đều bị ảnh hưởng.
"Năm nay chúng tôi chưa thấy sự cải thiện, đó chính là điều lo ngại của các doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hy vọng, cơ quan quản lý đã nhìn ra sự tác động tiêu cực đến doanh nghiệp thì các khó khăn sẽ tiếp tục được rà soát và tháo gỡ", ông Hiệp chia sẻ./.
Nguồn: Thị trường bất động sản chờ những giải pháp đột phá về pháp lý và nguồn vốn
Tin liên quan
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%" 24/11/2024 12:30
Cùng chuyên mục
Hải Phòng: Đấu giá lô đất 1,65 ha xây khu nhà gần 2.900 tỷ đồng
Bất động sản 24/11/2024 13:00
Thị trường bất động sản Quý 3/2024: Tăng nhiệt hay tạo nhiệt?
Bất động sản 24/11/2024 08:00
Gỡ khó cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội
Bất động sản 23/11/2024 11:00
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Bất động sản 22/11/2024 17:00
Huyện Thanh Oai tiếp tục đấu giá 19 lô đất
Bất động sản 22/11/2024 15:18
Gỡ vướng trong phát triển nhà ở thương mại: Cơ hội và thách thức
Bất động sản 22/11/2024 10:00
Các tin khác
Giá thuê mặt bằng: Sự đối lập của hai thái cực và những thách thức
Bất động sản 21/11/2024 16:00
Hà Nội: Chung cư khởi đầu chu kỳ tăng trưởng mới
Bất động sản 21/11/2024 11:00
Chiến lược bền vững cho bất động sản xanh
Bất động sản 21/11/2024 10:00
Thị trường đất nền phía Nam dần khởi sắc
Bất động sản 20/11/2024 17:00
Giá chung cư tăng mạnh nhưng đối mặt nhiều thách thức
Bất động sản 20/11/2024 10:00
Khu vực Đông Bắc Thủ đô biến động mạnh về giá nhờ hạ tầng
Bất động sản 20/11/2024 07:00
Dự án đáng sống - Giá trị bền vững và nhân văn
Bất động sản 19/11/2024 18:00
TP HCM: Nguồn cung văn phòng hấp thụ tốt
Bất động sản 19/11/2024 12:00
Chu kỳ mới của bất động sản (Kỳ cuối): Lời khuyên nào cho doanh nghiệp?
Bất động sản 18/11/2024 18:00
Bảng giá đất mới gây khó cho bồi thường tái định cư
Bất động sản 18/11/2024 12:00
Kiểm soát giá bất động sản
Bất động sản 17/11/2024 17:00
Đánh thuế căn nhà thứ hai: Giải pháp giảm giá nhà hay chỉ là ảo vọng?
Bất động sản 17/11/2024 15:59
Cơ hội nào cho người thu nhập thấp sở hữu nhà ở?
Bất động sản 17/11/2024 11:00
Giải pháp nào giúp thu hút vốn FDI vào bất động sản Việt Nam?
Bất động sản 17/11/2024 10:00
TP. HCM khan hiếm dự án căn hộ cao cấp dưới 80 triệu/m2
Bất động sản 17/11/2024 07:00
Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
Bất động sản 16/11/2024 10:00
Dự án tâm điểm quận Hoàng Mai hút người trẻ chuộng căn hộ nội đô
Bất động sản 15/11/2024 13:00
Giá chung cư Hà Nội tăng cao do "đội lái"?
Bất động sản 15/11/2024 11:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00